Đối thoại với một giáo sư trẻ

Đối thoại với một giáo sư trẻ

Sau bẩy năm làm việc cần cù, Susan đã hoàn thành bằng tiến sĩ của cô ấy và kiếm được việc giảng dạy ở một đại học khác. Cô ấy tới gặp tôi để nói lời tạm biệt. Cô ấy nói: “Em thực sự đánh giá cao sự giúp đỡ của thầy trong những năm qua, em vẫn nhớ điều thầy đã nói khi em lần đầu tiên vào chương trình “Là giáo sư đại học là làm ra khác biệt trong cuộc sống của sinh viên và của thế giới” cho nên trước khi ra đi, em muốn hỏi liệu thầy có lời khuyên nào cho một giáo sư mới như em không?”

Tôi bảo cô ấy: “Chúc mừng bạn, chúng ta bây giờ là đồng nghiệp. Chúng ta chia sẻ cùng viễn kiến và sứ mệnh về giáo dục. Vì bạn đã hỏi, có vài điểm tôi biết trong nghề dạy học cho nên tôi muốn chia sẻ cùng bạn: “Là nhà giáo dục, chúng ta muốn hội tụ vào việc học và thúc đẩy thành công của sinh viên. Chính bổn phận của chúng ta là đảm bảo rằng môi trường lớp học là tối ưu cho việc học. Tuân theo một số lời khuyên nhỏ có thể giúp cho bạn và sinh viên của bạn.”

“Là một giáo sư, bạn phải dự ứng, đừng phản ứng. Bạn phải nắm quyền chỉ huy từ ngay đầu tới lớp bằng việc đặt ra mục đích học tập của họ và để sinh viên biết mong đợi của bạn. Đừng chờ đợi cho tới khi cái gì đó xảy ra rồi mới phản ứng với nó. Chẳng hạn bạn sẽ làm gì khi điện thoại di động của một sinh viên kêu to trong lớp? Bạn sẽ làm gì khi sinh viên hỗn láo và dùng “tiếng tục” trong lớp? Bạn phải đặt qui tắc và chắc rằng sinh viên hiểu chúng. Chẳng hạn, tắt điện thoại di động trước khi vào lớp. Không dùng tiếng “tục” hay tranh cãi trong lớp. Vi phạm sẽ bị yêu cầu ra khỏi lớp. Nhiều sinh viên nhìn vào giáo sư như “mô hình vai trò″ cho nên điều quan trọng là chúng ta hành động tương ứng. Chúng ta phải đúng giờ, chúng ta phải bình thản trong bất kì hoàn cảnh nào và KHÔNG biểu lộ xúc động của mình. Nếu bạn KHÔNG muốn sinh viên dùng điện thoại di động trong lớp thì bạn phải tắt điện thoại di động của bạn nữa. Nếu bạn chỉ ra rằng bạn chăm lo cho họ và để thời gian giúp họ, sinh viên sẽ biết điều đó và sẽ kính trọng bạn về điều đó. Bạn phải công bằng trong việc áp đặt qui tắc lớp học của bạn nếu không thì không ai sẽ vâng theo chúng. Điều quan trọng là dành thời gian với sinh viên để cố vấn cho họ cho nên xin thu xếp thời gian dạy của bạn sao cho bạn có thể làm được điều đó.”

“Sinh viên tới đại học để học, để phát triển tri thức và kĩ năng cho nên họ có thể tự chăm lo cho bản thân họ và thành công theo bất kì cái gì họ làm. Theo kinh nghiệm giảng dạy của tôi, tôi tin rằng được cho mục tiêu rõ ràng và truy nhập vào tài liệu tốt, phần lớn các sinh viên có thể tự học điều cơ sở. Sẽ là phí thời gian đứng trên lớp và nói cái gì đó mà họ có thể đọc được từ sách và đợi cho họ viết ra. Để giúp sinh viên học tài liệu THEO CÁCH RIÊNG CỦA HỌ, tôi bao giờ cũng cho nhiệm vụ đọc bài “trước khi lên lớp”, thông tin mà sinh viên sẽ dùng trong lớp để cho họ có thể học trước khi tới lớp. Lớp bắt đầu bằng một tổng quan về chủ đề và đôi khi là một bài kiểm tra ngắn nếu tôi nghĩ sinh viên không chuẩn bị trước khi lên lớp của họ. Thế rồi đến thảo luận và công việc tổ với câu hỏi và trả lời và bài giảng ngắn để tóm tắt chủ đề quan trọng là gì. Phương pháp “học qua hành” được hiểu rõ và rất hiệu quả.”

“Tất nhiên, một số sinh viên thích được bảo cho làm. Cách đó là dễ dàng hơn cho họ và cho cả giáo sư nữa. Nhưng họ cần học cách tự mình nghiên cứu bởi vì học tập là THÓI QUEN và họ cần phát triển thói quen học tập này BÂY GIỜ để chuẩn bị cho việc học cả đời của họ. Nếu họ KHÔNG định học cái gì trừ phi giáo sư đưa cho họ thông tin, nếu mọi điều họ phải làm là “ngồi im lặng” chờ đợi “được bảo cho làm” hơn là học thì kết quả sẽ khác. Trong thế giới toàn cầu hoá này, nơi cạnh tranh đã mãnh liệt, mọi sự sẽ KHÔNG dễ dàng và sinh viên những người thụ động có thể KHÔNG sống sót được. Ngày nay sinh viên KHÔNG CHỈ phải tích cực trong học tập MÀ họ CŨNG phải học cách ra quyết định về điều họ cần biết và cách họ sẽ thu nhận tri thức đó. Tôi tin bằng việc có mong đợi rằng sinh viên sẽ học tài liệu theo cách của họ, chúng ta đang thúc đẩy kĩ năng và thái độ họ cần để trở thành người học cả đời tự học. Tất nhiên, bằng việc đi theo phương pháp này, giáo sư cũng phải tin rằng sinh viên CÓ KHẢ NĂNG học độc lập, với hướng dẫn và hỗ trợ đúng đắn. Để làm cho sự việc làm việc tốt, bạn phải cống hiến thời thời gian để giúp sinh viên tự giúp họ.”

“Tất nhiên, KHÔNG phải mọi sinh viên đều tới trường để học. Nhiều người thích bỏ lớp. Nhiều người không chuẩn bị, không vướng bận và không động cơ. Làm sao chúng ta thay đổi điều đó? Chúng ta phải xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên, cha mẹ và sinh viên. Loại tham gia này là rất quan trọng bởi vì tất cả chúng ta đều quan tâm tới giáo dục sinh viên. Nếu sinh viên không học, tôi sẽ để cho cha mẹ họ biết. Một số sinh viên không thích điều đó nhưng là một giáo sư, tôi nghĩ chúng ta phải có nghĩa vụ thông báo cho cha mẹ nếu con họ không tiến bộ trong trường. Cùng nhau chúng ta phải tìm ra hành động sửa chữa. Tất nhiên, sẽ nhiều việc hơn cho giáo sư, sẽ nhiều việc hơn cho cha mẹ, và sẽ nhiều việc hơn cho sinh viên. Tuy nhiên, không cái gì sẽ làm cho chúng ta cảm thấy vui hơn là thấy sinh viên vượt qua vấn đề và tiến bộ. Điều đó thực đáng bỏ công sức và đó là nghĩa vụ của chúng ta để làm cho nó xảy ra.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com