Đối thoại về học chủ động

Vài năm trước khi dạy Kĩ nghệ phần mềm ở châu Á, tôi đã thảo luận về "Học chủ động" với học sinh ở đó. Vào ngày thứ hai của việc dạy dùng phương pháp "Học chủ động", một sinh viên đột nhiên nói to trong lớp: “Thưa giáo sư, tại sao thầy không dạy chúng em cái gì đó.” Ở châu Á, việc ngắt lời giáo sư trong lớp là vấn đề nghiêm trọng. Đột nhiên cả lớp yên tĩnh khi sinh viên chờ đợi phản ứng của tôi. Tôi hiểu mối quan tâm vì những sinh viên này thường theo truyền thống nghe bài giảng trong lớp nhưng khi giáo sư không đọc bài giảng mà hỏi nhiều câu hỏi thì họ bị hoang mang. Họ không phân biệt được giữa "dạy" và "đọc bài giảng."

Tuy nhiên, với tôi, đây là cơ hội để có đối thoại về học chủ động. Tôi hỏi: “Các em có muốn nghe đọc bài giảng về kĩ nghệ phần mềm rồi các em sẽ học mọi thứ theo cách của các em, hay các em có thể học bằng việc đọc tài liệu trước khi tới lớp và dành thời gian trên lớp để thảo luận những điều các em không hiểu. Các em ưa thích cách nào hơn?" Sinh viên này ngạc nhiên vì tôi không giận bởi việc phá ngang của cậu ta mà trả lời: "Em thích học bằng việc nghe bài giảng." Tôi tiếp tục: “Vậy thì em có thể giải thích cho thầy cách em học được không?” Sinh viên này do dự một lúc: “Em đoán …. Em học bằng lắng nghe … theo bài giảng.”

Phần lớn sinh viên tin rằng "nghe bài giảng" là cách học vì họ không biết các chọn lựa khác. Họ đã nghe bài giảng từ trường tiểu học tới trung học và đã đỗ nhiều kì thi để vào đại học cho nên nó phải là "cách học duy nhất" để học. Tất nhiên, nhiều thầy giáo trường trung học và giáo sư đại học cũng tin "đọc bài giảng" là cách duy nhất" để dạy.

Tôi nêu ra câu hỏi khác: “Vậy các em có thể giải thích cho thầy làm sao các em học lập trình trong Java? Các em có chỉ học bằng nghe bài giảng không?" Vì tôi muốn cả lớp tham gia vào đối thoại này, tôi hỏi: “Chúng ta hãy thảo luận câu hỏi này “Sinh viên có thể học lập trình bằng việc nghe bài giảng không?” Cả lớp bắt đầu thảo luận và sau vài phút câu trả lời hiển nhiên là: “Chúng em học bằng việc thực hiện, bằng thực hành, bằng viết mã.” Không sinh viên nào nói rằng họ có thể học lập trình Java chỉ bằng việc nghe bài giảng. Nhưng một sinh viên dường như nổi cáu: “Nếu chúng em không học bằng việc nghe bài giảng thế thì tại sao chúng em cần thầy giáo?” Tôi không trả lời thẳng cho anh ta nhưng nêu ra câu hỏi khác: “Vậy tại sao các em ở đây? Tại sao các em đến trường?” Cả lớp đi vào thảo luận khác, nhưng đến lúc này, một số sinh viên bắt đầu hiểu điều tôi định làm. Một số người giải thích cho bạn họ: “Bây giờ chúng tôi hiểu điều đó rồi! Chúng ta chịu trách nhiệm cho việc học của chúng ta, chúng ta có thể tự học.” Nhưng vẫn có những sinh viên không cảm thấy thoải mái với ý tưởng đó. Một trong số họ nêu ra câu hỏi khác: “Vậy thì tại sao chúng ta cần các giáo sư nếu chúng ta có thể tự học mà không nghe bài giảng?”

Tôi bắt đầu giải thích rằng với phương pháp “Học chủ động”, sinh viên phải tự mình học khái niệm cơ bản trước khi tới lớp. Bằng việc đọc tài liệu được phân công, họ có thể học cái gì đó hay có thể không hiểu cái gì đó, và họ tới lớp để hỏi câu hỏi và nhận câu trả lời từ các giáo sư. Dễ hiểu nhầm rằng sinh viên có thể tự học mà không có giáo sư nhưng họ cần giáo sư để sửa lại việc hiểu sai của họ và giúp họ làm sâu sắc hơn mức độ học của họ. Khi sinh viên hiểu khái niệm, tôi bắt đầu hỏi câu hỏi về "Tại sao" và "Thế nào” để thách thức họ nghĩ xa hơn và sâu hơn.

Trong “Học chủ động” sinh viên học bằng việc hỏi các câu hỏi để khám phá khái niệm ở mức độ sâu hơn vì tri thức họ học phải tới từ bên trong, từ khám phá của họ, từ việc hiểu của họ. Khi họ nghĩ, khi họ tổ chức, khi họ cấu trúc khái niệm, họ sẽ học và hiểu nó một cách toàn bộ. Giáo sư là người hướng dẫn, người giúp cho họ học và hỗ trợ họ trong "cuộc hành trình học tập.”

Sinh viên tới đại học để học bằng việc khám phá, bằng trải nghiệm, bằng phát triển và chuẩn bị cho nghề nghiệp của họ và sự phát triển cá nhân. Bằng việc học chủ động, họ phát triển tính cách của họ về muốn học nhiều hơn và khám phá nhiều hơn và cuối cùng phát triển việc học cả đời. Đó là lí do tại sao ngày nay sinh viên cần thay đổi thói quen học tập của họ từ việc lắng nghe thụ động sang khám phá chủ động. Khi họ có thể tự học, họ sẽ phát triển tự tin hơn vào khả năng của họ để học vì việc học phải KHÔNG BAO GIỜ dừng lại. Trong thời đại thay đổi nhanh chóng này, nghề nghiệp, cuộc sống, thành công của họ tất cả đều phụ thuộc vào khả năng của họ học và điều chỉnh theo hoàn cảnh thay đổi.

Là giáo sư, một số người trong chúng ta có thể cảm thấy không thoải mái khi sinh viên lên tiếng về ý kiến của họ về cách dạy của chúng ta. Nhưng thực ra, họ chỉ đang đi tìm thông tin để làm sáng tỏ cái gì đó mà họ không hiểu. Đó là cơ hội cho chúng ta hướng dẫn họ và giải thích cho họ phương pháp dạy mới và cách tiếp cận học mới điều có thể giúp cho họ phát triển thói quen học cả đời.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com