Các kĩ thuật lớp học hiệu quả

Là thầy cô giáo, bao nhiêu người trong chúng ta đã thấy học sinh vội vàng tới lớp, ghi chép trong khi thầy cô giảng bài rồi vội vã rời sang lớp khác? Hoạt động này lặp lại mọi ngày, suốt cả năm học. Nhiều học sinh không bao giờ giơ tay, hỏi câu hỏi, nêu ý kiến, mà yên tĩnh tới và đi và chúng ta, là các thầy cô, không có ý tưởng về họ học tốt thế nào hay liệu họ có đang học cái gì không.

Là thầy cô giáo, chúng ta muốn dạy lớp nào? Chúng ta có muốn tiếp tục giảng về điều chúng ta biết và hi vọng rằng tri thức của chúng ta sẽ truyền cho học sinh của chúng ta bằng việc thấm dần không? Hay chúng ta muốn học sinh của mình tham gia và học chủ động vào cùng lúc, chúng ta đang học bằng việc làm việc với họ nữa?

Học chủ động không phải là mới, nó đã có trong nhiều năm rồi. Phương pháp này được chủ trương bởi các thầy cô đang đi tìm lớp học năng động và tương tác hơn lớp học mà họ đã trải nghiệm khi họ còn là học sinh. Có nhiều bằng chứng về ích lợi của phương pháp này, đặc biệt trong dạy về Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) trong các trường học trên khắp thế giới và nhiều nước đã chấp nhận phương pháp này.

Là thầy cô giáo, bạn không phải chuyển hoàn toàn sang phương pháp học chủ động nhưng bạn có thể thêm một số kĩ thuật học chủ động vào trong cách dạy truyền thống của bạn để giúp học sinh học nhiều hơn và duy trì sự chú ý của họ trong lớp của bạn.

Chẳng hạn, trong bài giảng, tôi thường yêu cầu học sinh nêu ra một câu hỏi dựa trên bài giảng để nhận diện họ đã học được bao nhiêu. (như, “Bây giờ chúng ta đã học về Vòng đời phần mềm, emi nào có thể nói cho thầy tại sao pha Thiết kế phải được thực hiện sau pha Yêu cầu?) Đôi khi đến cuối bài giảng ngắn, tôi sẽ yêu cầu lớp “viết ra bất kì câu hỏi này xuất hiện trong đầu các em” lên giấy rồi thu thập và đọc vài câu hỏi của “việc viết” của họ cho lớp bắt đầu thảo luận. (như, Bob đã viết: “Em không biết sự khác biệt giữa kiểm nghiệm và trắc nghiệm. Người nào có thể trả lời được câu hỏi của Bob không?) Nếu không ai trả lời, tôi sẽ đợi trong vài phút thêm nữa hay lặp lại câu hỏi lần nữa dường như tôi đang chờ đợi câu trả lời để khuyến khích học sinh tình nguyện.

Đôi khi tôi sẽ đem tới một bài báo phổ biến hay bài trên Facebook cho lớp và yêu cầu học sinh bình luận và thảo luận. (như, tờ The New York Times có bài báo hôm nay về việc dùng Trí tuệ nhân tạo trong Tài chính và thị trường chứng khoán. Đã em nào đọc việc đó chưa? Các em nghĩ gì?). Bằng việc hỏi các câu hỏi hay tạo điều kiện cho nhiều thảo luận hơn, chúng ta có thể giúp học sinh cải thiện sự chú ý và động cơ, và mở rộng tri thức của họ.

Thảo luận lớp cho phép học sinh xem xét các quan điểm khác nhau về một chủ điểm. Sau khi một học sinh chia sẻ ý kiến, tôi thường yêu cầu những người khác bình luận (như, “James, vì Bob đã diễn đạt quan điểm của bạn ấy về vấn đề riêng tư dữ liệu, em nghĩ sao?) Bằng việc thêm những kĩ thuật đơn giản này bạn có thể để cho học sinh học từ những người khác thay vì từ bạn. Bằng việc lắng nghe câu trả lời và bình luận của họ, bạn cũng hiểu liệu họ đã học được cái gì đó tốt hay không.

Bằng liên tục thăm dò vào một chủ điểm, bạn có thể làm cho học sinh nghĩ sâu hơn chỉ đọc nó từ sách giáo khoa hay nghe bài giảng của bạn. Đôi khi, họ có thể khám phá ra những chi tiết nhỏ mà có thể bị lạc mất trong bài giảng. Khi học sinh đang hỏi câu hỏi hay thách thức câu trả lời của người khác, điều đó dẫn tới thảo luận sâu hơn về một chủ điểm và cho phép lớp tham gia vào tình huống động điều giúp cho mọi người hiểu đầy đủ chủ điểm.

Có vấn đề xảy ra trong thảo luận lớp về làm sao giải quyết với những học sinh tình nguyện quá nhiều, và những học sinh ngần ngại lên tiếng về ý kiến của họ. Trong trường hợp các học sinh “nhút nhát”, tôi sẽ gọi tên họ khuyến khích họ tham gia. (như, Jane, em là một trong những học sinh giỏi nhất lớp này, thầy muốn nghe quan điểm của em về câu hỏi này.) Với người tình nguyện quá nhiều, tôi giải quyết điều đó theo cách khôi hài (như, Peter, sao em bao giờ cũng giơ tay như thế? Em có làm điều đó khi bạn gái của em đề nghị em đi xem phim không?)