Xu hướng giáo dục đại học

Ngày nay phải tốn nhiều tiền để vào đại học và việc tăng giá đã làm cho nhiều bậc phụ huynh lo nghĩ về giá trị thực của giáo dục đại học. Đặc biệt có kinh doanh bùng nổ trong việc mở trường tư với đủ mọi loại bằng cấp chỉ để làm tiền ở mọi nước. Ngay cả ở châu Á nơi giáo dục đã có truyền thống, các phụ huynh bắt đầu lo nghĩ về giá trị của giáo dục đại học và tương lai con cái của họ.

Theo quan điểm đầu tư, có dữ liệu rằng giáo dục đại học có giá trị hơn trung học. Văn phòng điều tra dân số của chính phủ Mĩ ước lượng rằng trong cả đời, người tốt nghiệp đại học kiếm được gấp đôi số tiền người tốt nghiệp trung học. So sánh với chi phí tham dự đại học trong bốn năm, rõ ràng rằng giáo dục đại học là đầu tư tài chính tốt. Người tốt nghiệp đại học cũng có các phúc lợi khác bên cạnh thu nhập tài chính. Viện giáo dục cao cấp đã công bố một báo cáo rằng người tốt nghiệp đại học thường có mức thoả mãn nghề nghiệp cao hơn; cơ hội kiếm việc làm tốt hơn; ra quyết định tốt hơn trong cuộc sống; có tâm trí cởi mở hơn, và thường cung cấp cuộc sống tốt hơn cho con cái họ. Hội y học cũng báo cáo rằng người tốt nghiệp đại học thường mạnh khoẻ hơn người tốt nghiệp trung học. Có tương quan tích cực mạnh giữa hoàn thành đại học và sức khoẻ tốt, không chỉ cho bản thân họ mà còn cho con cái họ.

Ngày nay kinh tế toàn cầu đang được dẫn lái ngày càng nhiều bởi công nghệ với công nhân tới từ khắp trên thế giới và công việc được phân phối cho nhiều nước thay vì tập trung ở một chỗ. Những thay đổi này yêu cầu tư duy mới, kĩ năng mới, và dịch chuyển chính trong điều được dạy và cách nó được dạy trong đại học. Thay vì giáo dục truyền thống tạo ra người tốt nghiệp biết rộng nhiều thứ, các đại học hiện đại bây giờ hội tụ vào việc tạo ra người tốt nghiệp có chuyên môn hoá trong một lĩnh vực với tri thức sâu. Một đại diện công nghiệp nói: “Với mọi việc làm tương lai, sinh viên sẽ cần nhiều hơn là chỉ biết chút ít về mọi thứ hay chỉ biết về việc dùng máy tính. Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, sinh viên phải có kĩ năng đặc biệt trong cả công nghệ và doanh nghiệp và có khả năng làm việc trong tổ. Điều đó sẽ yêu cầu phương pháp đào tạo khác và cách học khác.” Một quan chức điều hành công nghệ nói thêm: “Chúng tôi cần công nhân là những nhà tư tưởng sáng tạo và người giải quyết vấn đề. Họ phải thích nghi được với động cơ mạnh để tiếp tục học những điều mới nhiều nhất có thể được.” Trong thế giới toàn cầu này, cạnh tranh sẽ là dữ dội trong những người tốt nghiệp, người tới từ khắp trên thế giới và không có giáo dục và chuẩn bị tốt, nhiều người sẽ không có khả năng cạnh tranh.

Trong thời đại thông tin này, giáo dục đại học là nền tảng của kinh tế vì tri thức là tài sản cho tăng trưởng. Do đó giáo dục thường bị đổ lỗi cho vấn đề kinh tế. Khi công nhân không có kĩ năng nào đó, việc thiếu giáo dục đúng của họ thường bị đổ lỗi cho vấn đề kinh tế. Trong một số hoàn cảnh bởi vì hệ thống giáo dục chậm thay đổi nhưng trong hoàn cảnh khác, nó là việc cắt ngang giữa điều đại học dạy và điều công nghiệp cần. Về căn bản, giáo dục đóng vai trò mấu chốt trong việc làm cho một số nước có tính cạnh tranh hơn bởi việc dạy điều được cần so với điều trường muốn dạy. Với tiến bộ của công nghệ, phần lớn việc làm tương lai đều yêu cầu bằng đại học trong các lĩnh vực STEM (Khoa học, công nghệ, kĩ nghệ, môi trường và toán học) cho nên chọn lựa về học cái gì là quyết tâm mấu chốt cho sắp xếp việc làm tương lai và thăng tiến nghề nghiệp.

Công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, hệ thống giáo dục cũng tiến hoá nhanh chóng. Ngày nay, khi sinh viên vào đại học Mĩ, họ sẽ để ý rằng bên cạnh một số môn truyền thống còn có vài môn mới như khởi nghiệp và kĩ năng mềm. Điều này sẽ cho phép những người tốt nghiệp có nhiều chọn lựa hơn trong tương lai của họ và trở nên cạnh tranh hơn trong môi trường cạnh tranh toàn cầu này. Xem như kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính vài năm trước, các trường kinh doanh hàng đầu như Harvard, Wharton, Chicago và Stanford đang thêm các môn về luân lí khi họ đang làm việc hướng tới “Tạo ra những người lãnh đạo mới có năng lực và tính cách đạo đức, thay vì chỉ kết nối tài chính và chứng danh.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com