Xin vào trường sau đại học/2

Xin vào trường sau đại học/2

Trong vài tháng qua, tôi đã nhận được nhiều email từ các sinh viên hỏi về lời khuyên về cách xin vào trường sau đại học. Một sinh viên viết: “Có lời khuyên bí mật nào mà thầy có thể chia sẻ với chúng em không? Em thực sự muốn vào trường mơ ước của em.” Sự kiện là không có lời khuyên bí mật nào nhưng có đôi điều bạn cần để được nhận vào đại học tốt: Điểm trung bình tốt (GPA); điểm thi tốt nghiệp tốt (GRE), đây là những điều chỉ ra bạn có đủ phẩm chất để vào chương trình sau đại học. Nếu bạn là sinh viên nước ngoài, bạn cũn cần có điểm TOEFL tốt để chỉ ra rằng bạn có thể học bằng tiếng Anh. (Từng đại học đều có chuẩn riêng của nó về việc chấp nhận, các trường hàng đầu yêu cầu điểm cao hơn); bạn cũng cần hai hay ba thư giới thiệu từ các thầy hay người quản lí của bạn nơi bạn làm việc; và bạn cần viết Phát biểu mục đích để giải thích lí do tại sao bạn muốn vào trường sau đại học.

Với sinh viên muốn theo đuổi bằng cấp chuyên sâu (thạc sĩ hay tiến sĩ) điều quan trọng nhất là có khả năng giải thích rõ ràng tại sao bạn muốn theo đuổi bằng cấp sau đại học trong Phát biểu mục đích. Quyết định của bạn KHÔNG nên là về kiếm tiền vì bằng cấp chuyên sâu không đảm bảo rằng bạn sẽ làm được nhiều tiền (Xem blog trước của tôi về theo đuổi bằng tiến sĩ). Điều này có lẽ là điều khó viết nhất nhưng nó là yếu tố then chốt phân biệt bạn với những người xin vào khác. Là chủ tịch của uỷ ban xét tuyển trong nhiều năm, tôi có thể nói với bạn rằng vì nhiều người xin vào có các điểm GPA, GRE hay TOEFL tốt và thư giới thiệu tốt, chính Phát biểu mục đích xác định liệu bạn có được chấp nhận hay không, cho nên bạn phải rất cẩn thận khi viết nó.

Bạn cần tóm tắt giáo dục của bạn và những thành tựu cũng như kĩ năng, đam mê, và hứng khởi nghề nghiệp của bạn. Bạn cũng cần hiểu chương trình bạn xin vào, nó làm gì, bạn sẽ học cái gì, bạn sẽ dùng công nghệ nào, và bạn sẽ giải quyết vấn đề gì bằng việc tham dự nó. Chỉ bằng việc biết nó rõ, bạn có thể giải thích tại sao bạn muốn xin vào chương trình đó và có khả năng trình bày bản thân bạn như một ứng cử viên tốt.

Sai lầm thông thường nhất mà nhiều người xin vào hay mắc là dùng Phát biểu mục đích “chung” cho vài chương trình, không xác định và rõ ràng về mục đích, đó là lí do tại sao phần lớn họ bị bác bỏ. Nếu bạn xin vào năm chương trình, viết năm Phát biểu mục đích khác nhau, điều đó mất thời gian nhưng là điều bản chất. Đừng viết cái gì đó kiểu như: “Tôi thích học khoa học máy tính” mà giải thích tại sao bạn thích học khoa học máy tính và bạn định làm gì với giáo dục khoa học máy tính sau khi bạn hoàn thành chương trình này. Đừng viết: “Với bằng cấp này tôi có thể kiếm được việc làm tốt,” mà giải thích tại sao bạn muốn làm việc trong lĩnh vực này và bạn muốn hoàn thành cái gì. Đừng nói quá nhưng phải chân thành và nói sự thực vì ban xét tuyển muốn biết bạn lập kế hoạch làm gì với nghề nghiệp của bạn và bạn có thể học tốt trong chương trình không. Phần lớn ban xét tuyển bao gồm bốn tới sáu thầy trong khoa; họ thường xuyên phải đọc vài trăm đơn xin trong kì kiểm điểm xét tuyển. Nếu Phát biểu mục đích của bạn là mơ hồ hay tổng quát, họ thậm chí có thể không đọc phần còn lại của đơn của bạn. Phát biểu mục đích là cái gì đó đại diện cho bạn, nó phải phác hoạ ra bạn như ai đó đam mê về chương trình này; ai đó được chuẩn bị tốt và sẵn sàng nhận bất kì thách thức nào để đạt tới mục đích giáo dục của bạn.

Sau khi hoàn thành Phát biểu mục đích, bạn có thể phải đưa nó cho một số giáo sư trong trường của bạn để xin lời khuyên của họ. Là thầy giáo trong khoa, họ biết người khác đang tìm kiếm gì và có thể giúp bạn xây dựng một phát biểu hiệu quả. Nếu họ biết ai đó trong trường mà bạn xin vào, họ có thể viết lời giới thiệu đặc biệt cho bạn nữa. Bạn cũng cần kiểm chính tả lời phát biểu của bạn cho chính xác và đúng phong cách. Tôi đã thấy phát biểu nào đó đầy lỗi điều có nghĩa là người này hoặc vội vàng hoặc không chăm nom. Vì Phát biểu mục đích đại diện cho người xin vào, một phát biểu viết kém đầy lỗi chính tả và lỗi khác sẽ không được xử lí có thiện cảm cho nên xin để thời gian viết nó một cách cẩn thận và có lưu tâm.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem