Xin vào trường sau đại học

Một sinh viên viết cho tôi: “Em đã tốt nghiệp bằng cử nhân trong Khoa học máy tính ở Mĩ và đã xin học bằng thạc sĩ ở Mĩ. Nhưng em nhận được thư bác bỏ từ đại học. Em không biết tại sao nhưng muốn xin học lần nữa. Em phải làm gì để được tốt hơn ở lần sau? Xin thầy lời khuyên."

Đáp: Có khác biệt giữa xin vào chương trình bậc đại học (bằng cử nhân) và chương trình sau đại học (bậc thạc sĩ và tiến sĩ). Mặc dầu mọi sinh viên đều phải điền mẫu đơn, viết phát biểu mục đích, gửi các bản sao học bạ, điểm thi (GRE, TOEFL v.v.), và thư giới thiệu v.v... NHƯNG việc nhận vào đại học được tiến hành bởi người quản trị nhập học người đánh giá số lớn các đơn xin vào bao quát mọi lĩnh vực học tập dựa trên chuẩn nhận vào của đại học; TRONG KHI việc nhận vào sau đại học (bậc thạc sĩ và tiến sĩ) được thực hiện bởi từng uỷ ban các thầy trong khoa dựa trên chuyên môn và quan tâm nghiên cứu của họ.

Do đó để vào bậc sau đại học, hai yếu tố quan trọng nhất là Phát biểu mục đích nơi bạn chỉ ra khu vực chuyên môn nào là khu vực bạn muốn học tập, tại sao bạn muốn học nó, cũng như bạn lập kế hoạch gì để làm sau khi hoàn thành việc học tập (mục đích giáo dục và nghề nghiệp của bạn), và thư giới thiệu từ người cố vấn hay giáo sư trường của bạn, người biết về năng lực của bạn. Sinh viên phải hiểu rằng chương trình thạc sĩ được thiết kế để cho họ tri thức và kĩ năng trong một khu vực chuyên môn hoá. Chương trình tiến sĩ được thiết kế để cho sinh viên tri thức chuyên gia rộng để làm nghiên cứu trong một khu vực chuyên môn hoá. Phần lớn các chương trình sau đại học đều mong đợi rằng sinh viên đã có tri thức chung và nền tảng vững để hội tụ vào các khu vực chuyên môn trong lĩnh vực học tập, vì không ai vào trường sau đại học để học tri thức cơ sở.

Bởi vì các thầy trong khoa ra quyết định về đơn xin của bạn, bạn cần nhận diện rõ ràng khu vực đặc biệt nào bạn muốn học. Chẳng hạn có vài khu vực chuyên môn trong Khoa học máy tính như hệ thống nhúng, An ninh máy tính, Robotics, Tương tác máy người, Quản lí phần mềm, Học máy, Khoa học dữ liệu v.v. và bạn phải nhận diện cái nào bạn muốn hội tụ vào. Một phát biểu chung chung không xác định thường bị bác bỏ bởi vì trong chương trình sau đại học sinh viên được đào tạo để chuyên môn hoá trong một khu vực đặc thù. Nếu bạn biết điều bạn muốn học, thì bạn phải đưa nó vào trong phát biểu mục đích của bạn. Bạn không thể gửi một phát biểu mục đích chung chung cho mọi trường sau đại học và mong đợi rằng họ là như nhau. Đây là sai lầm thông thường nhất tôi đã thấy và nó là một trong những lí do chính tại sao nhiều người bị bác bỏ.

Bởi vì đơn của bạn được kiểm điểm bởi khoa, điều logic là họ chọn chỉ những sinh viên chuyên môn hoá vào trong khu vực liên quan tới nghiên cứu và quan tâm của họ. Phần lớn các chương trình sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) đều được xây dựng trên mối quan hệ hàn lâm giữa sinh viên và giáo sư vì họ sẽ phải dành nhiều thời gian cùng nhau trong kèm cặp, học và làm nghiên cứu. Do đó, trước khi nộp đơn vào bất kì trường nào, bạn phải tiến hành nghiên cứu riêng của bạn bằng việc kiểm điểm cẩn thận tình hình khoa cũng như vài giáo trong khu vực chuyên môn mà bạn muốn học tập. Phần lớn các giáo sư đều có websites, Facebook hay trang Linkeln riêng của họ, điều cung cấp cho bạn một danh sách đầy đủ các mối quan tâm nghiên cứu và xuất bản của họ. Bạn cần biết về công trình của họ vì bạn sẽ cố thuyết phục họ rằng bạn là sinh viên đúng cho chương trình của họ. Bạn sẽ cần tìm ít nhất ba hay bốn giáo sư trong khoa có chuyên môn liên quan tới mối quan tâm của bạn. Bạn phải đọc một số công bố của họ để biết thêm về họ rồi sửa đổi phát biểu mục đích của bạn để khớp với mối quan tâm của họ. Nếu bạn dường như biết cái gì đó về nghiên cứu của họ và nói rằng bạn muốn hội tụ vào việc học cái gì đó trong khu vực đó thì họ sẽ xem xét bạn thuận lợi hơn trong phiên kiểm điểm nhận vào.

Thư giới thiệu từ các giáo sư dạy bạn cung cấp bằng chứng tốt về năng lực của bạn vì họ biết bạn rõ. ĐỪNG gửi thư giới thiệu từ họ hàng hay bố mẹ bạn, cho dù họ cũng biết bạn rõ. Bạn nghĩ uỷ ban khoa sẽ phản ứng thế nào khi họ đọc những bức thư nói “Con tôi là người thông minh nhất trên trái đất” hay “Con gái tôi là thiên tài trong khoa học máy tính.” Và bạn có nhận họ không?

Bên cạnh phát biểu mục đích và thư giới thiệu, yếu tố như Điểm trung bình - Grade Point Average (GPA) cũng quan trọng. Phần lớn các giáo sư sẽ chú ý tới các môn liên quan tới khu vực bạn đang xin học. Chẳng hạn, nếu bạn muốn học Khoa học máy tính thì điểm trong môn trí tuệ nhân tạo, môn thuật toán, môn thống kế, và môn toán phải là xuất sắc vì chúng là nền tảng của khoa học Dữ liệu. Điểm của bạn về thi tốt nghiệp Graduate Record Examination (GRE) là chỉ báo về tri thức tổng thể của bạn để phân biệt bạn với những người khác. Nếu bạn là sinh viên nước ngoài thì bạn phải có điểm tốt về TOEFL vì thành thạo ngôn ngữ là rất quan trọng vì bạn phải đọc, viết và nói tiếng Anh trôi chảy. Điểm tốt về TOEFL iBT là 100 hay điểm IELTS 7.5 là tối thiểu để được vào trường sau đại học tốt.

Câu hỏi thông thường mà sinh viên thường hỏi tôi là về khác biệt giữa trường tốt thường khó được vào và là trường tư vì lợi nhuận mà dễ xin vào hơn. Theo ý kiến của tôi, tốt hơn cả là dự trường tốt để có bằng cấp của bạn hơn là dự trường không tốt mấy cho dù bạn vẫn có được bằng. Bằng cấp chuyên sâu ngày nay (thạc sĩ và tiến sĩ) không có nghĩa nhiều nếu nó tới từ trường vô danh. Với bằng cấp chuyên sâu, danh tiếng của trường là cách quan trọng nhất để có được việc làm tốt. Điều quan trọng là được chuẩn bị để vào chương trình sau đại học mà đáng tham dự, nơi bạn sẽ học là chuyên viên, chuyên gia trong khu vực chuyên môn hơn chỉ là "mẩu giấy vô giá trị" từ một trường vô danh.

Tất nhiên, khi bạn xin vào trường sau đại học tốt, bạn sẽ cạnh tranh với những người vào trường tốt, có điểm tốt, và có thư giới thiệu tốt cho nên bạn phải được chuẩn bị. Điều quan trọng cần lưu ý là với bằng cấp chuyên sâu, bạn sẽ ở trong cộng đồng các nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu trong khu vực đặc biệt, nếu bạn tham dự đại học tốt thì dễ dàng hơn để được chấp nhận bởi các thành viên khác nơi họ có thể giúp bạn xây dựng và thăng tiến nghề nghiệp của bạn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem