Vấn đề phỏng vấn việc làm

Thomas Lewis là người quản lí thuê người cho một công ty phần mềm lớn của Mĩ, người thường tới CMU để tuyển sinh viên cho công ty của anh ta. Tuần trước tôi đã mời anh ấy tới cho bài nói về các kĩ thuật phỏng vấn việc làm cho sinh viên của tôi, lúc đó anh ấy cũng đã trả lời các câu hỏi từ sinh viên:

Sinh viên A: “Em đã làm tốt trong nhiều cuộc phỏng vấn kĩ thuật, nhưng vẫn cứ bị bác bỏ và em không biết tại sao?"

Thomas: “Các công ty thuê người không bao giờ nói cho bạn tại sao họ không thuê bạn. Tuy nhiên câu trả lời của bạn cho các câu hỏi kĩ thuật trong cuộc phỏng vấn chỉ là một phần của quá trình đánh giá. Công ti không ra quyết định chỉ dựa và kĩ năng kĩ thuật của bạn. Có những điều khác mà bạn có thể cần chú ý tới. Sai lầm thông thường mà sinh viên công nghệ thường phạm phải là họ hội tụ quá nhiều vào khía cạnh kĩ thuật. Một số người tin nếu họ có thể trả lời mọi câu hỏi kĩ thuật thì họ sẽ qua được phỏng vấn việc làm nhưng họ quên mất các khía cạnh khác như dáng vẻ hay hành vi của họ. Là người quản lí thuê người, ấn tượng đầu tiên của tôi về bất kì ứng cử viên nào trước khi tôi thậm chí nói với họ là dáng vẻ của họ. Nếu họ ăn mặc cẩu thả, không là quần áo, hay không chải đầu thì điều đó nghĩa là “Tôi không quan tâm.” Trong trường hợp đó tại sao tôi phải quan tâm tới họ? Nếu một ứng cử viên tới cuộc phỏng vấn sau trận đá bóng trong bộ đồ thể thao đầy mồ hôi, điều đó nghĩa là gì với người quản lí thuê người? Nếu một người như anh ta chỉ thức dậy sau giấc ngủ dài, không rửa mặt, hay không đánh răng thì người quản lí thuê người nghĩ gì về anh ta? Nhiều sinh viên không biết rằng dáng vẻ là rất quan trọng trong phỏng vấn việc làm. Nếu người quản lí thuê người không thích cách bạn xuất hiện bạn có cho rằng họ sẽ thuê bạn không? Một số sinh viên đi tới cuộc phỏng vấn vẫn đeo tai nghe nối với iPod của họ rồi đi quanh chỗ ngồi, gật gù theo nhạc họ đang nghe, hay dậm chân khi chờ được gọi vào phỏng vấn. Bạn nghĩ người quản lí thuê người sẽ phản ứng thế nào với những người như thế? Mặc dầu kĩ năng kĩ thuật là quan trọng nhưng dáng vẻ và hành vi của bạn cũng quan trọng chứ. Cho nên được chuẩn bị để trông và hành động như nhà chuyên môn đi và KHÔNG như sinh viên đại học.”

Sinh viên B: “Em có một cuộc phỏng vấn với một công ty phần mềm nhưng họ chỉ hỏi về việc làm mùa hè của em khi em làm việc ở cửa hàng quần áo. Nó có liên quan gì với việc làm kĩ thuật không?"

Thomas: “Họ có lẽ muốn biết về thái độ làm việc của bạn. Cho dù nó có thể làm việc làm tạm thời nhưng nó vẫn là việc làm. Nếu bạn không thích việc làm đó và bạn nói những điều xấu về ông chủ của bạn hay về công ty thì đó là tín hiệu rằng bạn có thái độ tiêu cực. Cho dù ông chủ của bạn là người độc đoán và công ty trước của bạn đã không đối xử tốt với bạn, bạn vẫn phải giữ điều đó riêng cho bạn. Đừng bao giờ nói cái gì xấu về bất kì ai hay bất kì cái gì trong cuộc phỏng vấn. Bạn phải nhã nhặn vì họ có thể hỏi ý kiến của bạn về người khác để xác định thái độ của bạn liệu bạn là con người tích cực hay tiêu cực. Nếu bạn nói điều xấu về ông chủ của bạn, bạn có thể làm cùng điều đó với họ nữa và điều đó có thể là lí do tại sao họ đã không thuê bạn.”

Sinh viên C: “Em đã làm tốt trong cuộc phỏng vấn và đã rất lịch sự trong cuộc phỏng vấn nhưng vẫn không kiếm được việc làm?”

Thomas: “Có các lí do khác. Có thể bạn đã không đọc mô tả việc làm một cách cẩn thận hay lắng nghe câu hỏi của họ một cách rõ ràng cho nên bạn cho họ "câu trả lời sai". Chẳng hạn, việc làm yêu cầu kĩ năng lập trình C++ nhưng bạn nói về lập trình C hay lập trình Java. Nếu việc làm yêu cầu tri thức về cơ sở dữ liệu và bạn chỉ nói về cấu trúc dữ liệu thì bạn có thể bỏ lỡ cái gì đó. Điều rất quan trọng là lắng nghe cẩn thận từng câu hỏi, nếu bạn không chắc, đề nghị họ nhắc lại câu hỏi.”

Sinh viên C: “Nhưng em đã làm mọi thứ đúng và họ đã hỏi em về mong đợi của em cho nên em nói với họ về lương ….”

Thomas: “Ồ! Bạn phạm phải sai lầm lớn rồi. Đừng bao giờ nói về lương. Họ còn CHƯA cung cấp cho bạn việc làm cho nên đừng bao giờ khơi chuyện lương lên. Cho dù họ muốn biết yêu cầu lương của bạn; bạn cần đề cập rằng bạn đã không nghĩ gì ngoài mối quan tâm duy nhất về xây dựng nghề nghiệp cùng họ. Trong trường hợp này, bạn né tránh thảo luận về tiền nhưng mở ra thương lượng khi họ cung cấp cho bạn việc làm."

Sinh viên B: “Chúng em cần tránh cái gì khác trong phỏng vấn việc làm?"

Thomas: “Sai lầm thông thường khác trong các sinh viên là bạn đã không hỏi họ câu hỏi nào. Phỏng vấn việc làm là chỗ công ty biết về bạn và bạn cũng biết về họ. Họ phải quyết định liệu họ có muốn thuê bạn hay không nhưng bạn cũng phải quyết định liệu bạn có muốn làm việc cho họ hay không. Bạn nên hỏi các câu hỏi về kinh doanh của công ti, mục đích của nó và môi trường làm việc. Điều đó nghĩa là bạn phải làm nghiên cứu nào đó trước cuộc phỏng vấn để đi tới những câu hỏi hay để hỏi. Bằng việc có vài câu hỏi hay điều đó chứng minh rằng bạn quan tâm tới công ty và muốn làm việc cho họ."

Sinh viên A: “Điều gì sẽ xảy ra nếu em làm mọi thứ đều đúng nhưng vẫn không có được việc làm?”

Thomas: “Thỉnh thoảng sự kiện là người quản lí thuê người không thích bạn. Cho dù bạn có kĩ năng và có thể trả lời được mọi thứ nhưng bởi lí do bất kì nào đó người quản lí thuê người không thích bạn và không nghĩ bạn "khớp" với công ty. Bạn có thể có phẩm chất cho việc làm nhưng nhân cách của bạn không khớp với người quản lí thuê người. Trong trường hợp đặc biệt này, bạn chẳng thể làm gì được về điều đó.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem