Vấn đề gian lận
Tôi vừa đọc từ tạp chí The Wall Street và nhiều báo chí Mĩ rằng năm ngoái (2014) trên 8000 sinh viên Trung Quốc đã bị đuổi khỏi các đại học Mĩ do gian lận về thi. Trong nhiều năm, hình ảnh sinh viên Trung Quốc học ở Mĩ là tích cực vì phần lớn đều siêng năng nhưng theo bài báo này, hình ảnh về họ đã thay đổi hoàn toàn trong năm năm qua khi nhiều sinh viên mới sang đã kém về hàn lâm và thường gian lận trong thi. Theo bài báo này, khi kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng thịnh vượng hơn, nó cho phép nhiều gia đình Trung Quốc gửi con cái họ đi học ở nước ngoài. Nhưng thái độ của những sinh viên này đã không hệt như thế hệ trước, những người là sinh viên giỏi nhất nhận được học bổng đi học nước ngoài, vì nhiều người xuất thân từ những gia đình giầu có, trả bằng tiền riêng của họ để học ở nước ngoài và nhiều người không có động cơ học tập. Những sinh viên này không được chuẩn bị để đáp ứng với thách thức của nền giáo dục Mĩ cho nên họ quay sang gian lận hay thuê sinh viên khác làm công việc cho họ và một số người bị bắt và bị đuổi.
Đáp ứng với bài báo này, báo của chính phủ Trung Quốc, tờ Quang minh nhật báo nói rằng với hàng trăm nghìn sinh viên Trung Quốc học ở Mĩ nhưng vì vài nghìn người bị đuổi thì không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Nó cũng nói thêm là đây là vấn đề không chỉ ở Mĩ mà đã xảy ra ở châu Âu nữa bởi vì gian lận là vấn đề chính của hệ thống giáo dục Trung Quốc khi thi đỗ kì thi và có được bằng cấp vẫn là mục đích. Báo này cũng thừa nhận rằng gian lận là thông thường trong các đại học riêng của họ với nhiều sinh viên gian lận hay trả tiền cho người khác làm bài kiểm tra cho họ.
Năm ngoái một giáo sư tại Harvard đã để ý tới điều tương tự trong bài báo chung kết của nhiều sinh viên và đã khám phá ra rằng trên một trăm sinh viên, gần một nửa số sinh viên cả lớp của ông ấy đã từng gian lận. Nếu sinh viên tại Harvard trường uy tín nhất mà còn gian lận theo số lớn thì không có gì ngạc nhiên rằng điều đó cũng xảy ra ở mọi đại học và mọi nơi. Theo một khảo cứu đại học, quãng 75 phần trăm sinh viên đại học thừa nhận có gian lận để cải thiện điểm của họ. Với tính cạnh tranh tăng lên và ít cơ hội việc làm hơn, gian lận đã trở thành bệnh lan nhanh chóng khắp thế giới.
Nhiều giáo sư nói với tôi rằng họ ngăn cản gian lận trong thi bằng việc để sinh viên của họ ngồi ở các ghế hàng lẻ, bỏ trống chỗ giữa từng sinh viên để cho họ không thể nhìn bài của người khác hay cấm sinh viên mang điện thoại thông minh, máy nghe MP3 trong kì thi. Tuy nhiên, tôi dùng kĩ thuật khác bằng việc cho phép sinh viên thi lại nếu họ không làm tốt trong lần đầu. Trong bài kiểm tra, nếu sinh viên không thể trả lời được câu hỏi, họ có để đánh dấu hỏi với kí hiệu “SC” (cơ hội thứ hai) rồi chép câu hỏi này lên giấy. Sau khi kiểm tra, họ có thể đem tờ giấy đó về nhà và tra cứu tìm câu trả lời đúng. Hôm sau họ phải tới và làm lại những câu hỏi họ đã không biết để tôi có thể cho điểm cả bài kiểm tra gốc và bài kiểm tra làm lại đồng thời. Nếu sinh viên bỏ lỡ câu hỏi ở bài kiểm tra đầu nhưng trả lời đúng nó ở bài làm lại, thì họ nhận được nửa số điểm. Chẳng hạn, nếu có mười câu hỏi kiểm tra, sinh viên có năm câu trả lời đúng sẽ nhận được năm điểm. Tuy nhiên, nếu người đó có năm câu trả lời sai được chữa lại trong bài kiểm tra làm lại, thì họ sẽ nhận được hai điểm rưỡi. Điểm chung kết sẽ là bẩy điểm rưỡi. Bằng việc dùng kĩ thuật này, tôi hiếm khi gặp vấn đề với gian lận trong lớp của tôi.
Quan điểm của tôi là tôi muốn sinh viên học và họ sẽ học nhiều hơn bằng việc học lại nếu họ không biết rõ tài liệu. Theo kĩ thuật này, họ phải trở lại và học những điều họ không biết. Phần lớn sinh viên nói với tôi rằng bằng việc có cơ hội thứ hai, họ cảm thấy ít bị căng thẳng hơn trong thi và thoải mái vì họ học được từ sai lầm riêng của họ. Trong bài kiểm tra, họ phải nghĩ về từng câu hỏi một cách nghiêm chỉnh để xác định câu trả lời và quyết định liệu họ có thực sự biết câu trả lời hay yêu cầu cơ hội thứ hai. Họ sẽ biết liệu cách học của họ là hiệu quả hay không để cho họ có thể cải tiến nó. Để công bằng với các sinh viên khác trong lớp, những sinh viên theo “cơ hội thứ hai” này chỉ nhận được nửa số điểm do không biết câu trả lời trong bài kiểm tra. Họ có thời gian ngắn (24 giờ) để học câu trả lời đúng điều có nghĩa là họ phải học thêm. Là thầy giáo, tôi chăm nom về họ học được bao nhiêu và họ học tốt thế nào. Nếu họ không học tốt, họ phải học lại cho tới khi họ thực sự biết rõ nó. Tất nhiên, bài kiểm tra của tôi không phải về ghi nhớ cho nên họ có thể tra cứu câu trả lời dễ dàng nhưng tôi thiết kế bài kiểm tra để yêu cầu suy nghĩ sâu cho nên sinh viên phải biết rõ khái niệm để trả lời chúng.
Tôi không nghĩ rằng kĩ thuật này có thể loại bỏ được việc gian lận. Nhưng trong hai mươi nhăm năm dạy, tôi hiếm khi có vấn đề với sinh viên gian lận trong môn học của tôi. Sinh viên nói với tôi rằng họ thích kĩ thuật này, không phải bởi vì họ có thể qua được bài kiểm tra nhưng bởi vì nó khuyến khích họ học nhiều hơn, biết rằng họ có “cơ hội thứ hai” trong trường hợp họ không hiểu rõ cái gì đó. Tôi nói với sinh viên của tôi: “Nếu các em không học tốt, các em có thể học lại chúng. Thầy mong đợi sự trung thực và chính trực trong lớp của thầy, gian lận và không trung thực là không chấp nhận được. Nếu các em gian lận ở đại học, các em sẽ gian lận trong đời các em. Nếu các em gian lận với thầy giáo, các em sẽ gian lận với bố mẹ các em, với chồng hay vợ các em, và với người khác. Nếu các em gian lận bây giờ, các em sẽ gian lận trong tương lai. Và nếu nhiều người trong các em gian lận, xã hội của các em sẽ trở thành gì trong tương lai? Chúng ta hãy chấm dứt hành vi không chấp nhận được này bây giờ để cho chúng ta không phải lo nghĩ về nó trong tương lai. Các em có “cơ hội thứ hai” để học cái gì đó mà các em không học tốt, tận dụng ưu thế của điều đó bằng việc là trung thực với thầy giáo. Nếu các em học là trung thực bây giờ, các em sẽ đưa đến cuộc sống trung thực và làm lợi cho mọi người.”
Englishverrsion
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com