Vài lời khuyên về khởi nghiệp

Có nhiều cách tiếp cận tới đào tạo khởi nghiệp, mỗi cách có những ưu và nhược điểm. Cách tiếp cận đào tạo khởi nghiệp truyền thống hội tụ vào cách bắt đầu một "công ty" nơi ý tưởng chính về sản phẩm và dịch vụ dựa trên kinh doanh hiện có. Chẳng hạn, mở một cửa hàng bán lẻ nhỏ; bắt đầu một cửa hàng sửa chữa xe đẹp; mở nhà hàng; hay cung cấp dịch vụ đào tạo máy tính v.v. Cách tiếp cận đào tạo công nghệ hội tụ vào việc tạo ra "công ty khởi nghiệp" nơi các ý tưởng dựa trên phát kiến khoa học và công nghệ, thậm chí kinh doanh có thể còn chưa tồn tại và thị trường vẫn không được biết tới. Tất nhiên, kiểu khởi nghiệp này là rủi ro nhiều hơn, nhưng phần thưởng là vô giới hạn. Nếu bạn là sinh viên công nghệ và có ý tưởng nào đó về việc tạo ra công ty khởi nghiệp riêng của bạn thì tôi có vài lời khuyên:

Đầu tiên bạn phải xác định liệu ý tưởng của bạn có thoả mãn cho nhu cầu nào đó không, hay giải quyết một vấn đề, và được đón chào trong thị trường. Thành công của bạn tuỳ thuộc vào liệu ý tưởng của bạn có thể cung cấp giá trị cho khách hàng không. Nói cách khác, nếu bạn dành thời gian để phát triển ý tưởng đó thành sản phẩm, nó phải là cái gì đó có giá trị với khách hàng; bằng không bạn đang phí thời gian của bạn. ĐỪNG tin vào lí thuyết mua bán kinh doanh về "Cứ làm nó đi rồi tiền sẽ tới" vì điều đó chẳng bao giờ có tác dụng cả. Nhiều sinh viên phạm sai lầm xây dựng cái gì đó ngay lập tức vì họ nghĩ ý tưởng của họ là lớn rồi bị thất vọng và chán nản. Trước khi bạn tạo ra sản phẩm của mình, bạn cần đánh giá ý tưởng của bạn để đảm bảo rằng ít nhất nó sẽ có cơ hội thành công.

Tất nhiên, không ai có thể đảm bảo được cái gì cho nên bạn phải tự hỏi mình: "Có vấn đề trong thị trường mà sản phẩm của mình có thể giải quyết được không?" Bạn phải đánh giá mọi vấn đề trong thị trường đặc biệt để xem liệu một nhu cầu như vậy có tồn tại không. Chẳng hạn, ba mươi năm trước, Bill Gates đã hỏi: "Có bộ lắp ráp điện tử tên là "Altair" chứa nhiều phần mà mọi người có thể dựng nên một máy tính thực nhưng nó không có hệ điều hành. Có nhu cầu để tạo ra hệ điều hành cho nó không?" Ông ấy và Paul Allen đã dựng hệ điều hành này nhưng công ty Altair Company đã không mua nó vì là công ty phần cứng, họ không thấy cần tới phần mềm. Nhưng đồng thời IBM đang phát triển Máy tính cá nhân và cần hệ điều hành. Bill Gates tiếp cận IBM rồi PC-DOS và MS-DOS được tạo ra vì nó đáp ứng nhu cầu của họ. Trong vòng vài năm, IBM PC trở thành máy tính bánh chạy nhất và Microsoft trở thành công ty phần mềm lớn nhất trên thế giới. Tất nhiên, Bill Gates trở thành người giầu nhất trên trái đất.

Có khả năng là ý tưởng của bạn không phải là duy nhất vì người khác đã có sản phẩm tương tự trong thị trường. Vậy thì bạn phải hỏi: "Mình có thể xây dựng một sản phẩm có chức năng tốt hơn, chất lượng cao hơn rồi bán với giá thấp hơn để thu được ưu thế cạnh tranh không?" Về căn bản, nếu bạn không phải là người đầu tiên trong thị trường này, bạn phải xây dựng cái gì đó ít nhất tốt hơn từ năm hay mười lần so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh của bạn để thành công. Chẳng hạn, iPhone của Apple không phải là điện thoại di động đầu tiên trên thị trường vì Motorola và Nokia đã có vài điện thoại di động rồi. Tại sao Apple bao giờ cũng có hàng người dài xếp hàng trước cửa hàng của họ để mua? Lí do đơn giản: Steve Job đã ra lệnh iPhone phải có thiết kế tốt hơn, dễ dùng hơn, chất lượng cao hơn và nhiều ứng dụng di động. Đó là lí do tại sao Apple thắng và thâu tóm thị trường di động. Bạn có thể làm cùng điều đó cho công ty khởi nghiệp của bạn bằng việc thuyết phục người dùng rằng sản phẩm của bạn là tốt hơn của đối thủ cạnh tranh của bạn.

Để là nhà doanh nghiệp công nghệ, bạn phải biết yếu tố thành công then chốt cho công ty khởi nghiệp. Không, vấn đề không phải là công nghệ, không phải là giá, và không phải là sản phẩm. Vấn đề là khách hàng vì không có khách hàng, bạn không có kinh doanh; và không có kinh doanh có nghĩa là không có công ty khởi nghiệp. Cho nên bạn phải biết điều khách hàng muốn. Bạn phải dành thời gian để tương tác với khách hàng tiềm năng. Bạn không cần xây dựng sản phẩm "hoàn hảo" vì điều đó cần thời gian, nhưng bạn có thể xây dựng "bản mẫu" rồi tiếp xúc với khách hàng để hỏi liệu họ có thích nó hay không. Bạn sẽ nhận được nhiều phản hồi từ những người có thể muốn mua sản phẩm của bạn. Dựa trên phản hồi của họ rồi bạn xây dựng sản phẩm của bạn. Vì nó có mọi tính năng và chức năng mà khách hàng đã nói cho bạn rằng họ muốn, họ nhất định sẽ mua sản phẩm của bạn. Khái niệm này là đơn giản vậy nhưng bạn không biết bao nhiêu người phạm sai lầm bằng việc KHÔNG hỏi. Họ tưởng ý tưởng của họ là tốt, họ tưởng sản phẩm của họ là nổi bật và họ phí thời gian vào phát triển một sản phẩm hoàn hảo mà có thể không có khách hàng vì nó không phải là cái họ muốn.

Trong môn khởi nghiệp của tôi ở CMU, sinh viên phải nghiên cứu thị trường, nhận diện cơ hội rồi dựng "bản mẫu". Sau đó họ phải tiếp xúc với ít nhất 100 tới 150 khách hàng tiềm năng và làm tài liệu mọi ý kiến phản hồi của họ trước khi dựng sản phẩm thực tại. Họ cũng phải xác định bao nhiêu người sẵn lòng trả tiền, và bao nhiêu người họ có thể bán cho. Nếu khách hàng không thích nó, hay không có đủ khách hàng thì ý tưởng này bị coi là "không đủ tốt" và không có lí do gì để khai trương công ty khởi nghiệp. Điều này không có nghĩa là họ thất bại nhưng đó là bài học mà họ học vì họ phải học từ thất bại. Một cách điển hình, phần lớn các sinh viên đều thất bại vài lần nhưng họ cũng họ được cách vượt qua chướng ngại, xây dựng ý chí kiên cường của họ trước khi tốt nghiệp. Tôi nói với sinh viên của tôi: "Các em phải học về thất bại. Chừng nào các em còn thất bại trong lớp của thầy, các em đang học tốt. Các em càng thất bại và học từ nó, các em sẽ càng nhận được điểm tốt hơn. Bằng việc học từ thất bại, các em sẽ tránh được các sai lầm mà các em có thể phạm phải khi các em khai trương công ty khởi nghiệp riêng của mình. Mọi nhà doanh nghiệp đều phải học từ thất bại."

Trong tám năm dạy về khởi nghiệp đã qua cho sinh viên khoa học máy tính và kĩ nghệ phần mềm, chương trình này đã khai trương hơn 45 công ty khởi nghiệp. Sau nhiều năm, phần lớn các công ty khởi nghiệp vẫn đang làm tốt mà đó là kỉ lục trong các đại học. CMU được xếp hạng trong số các chương trình khởi nghiệp hàng đầu ở Mĩ không phải bởi vì số các công ty khởi nghiệp được khai trương vì các trường khác có nhiều hơn nhưng chúng tôi có tỉ lệ thành công cao, được đo bởi công ty khởi nghiệp kéo dài và nó tăng trưởng nhanh thế nào để thành công ty lớn. Tôi tin việc khai trương công ty khởi nghiệp với hội tụ mạnh vào sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng là then chốt cho thành công. Điều sinh viên xây dựng chủ yếu dựa trên kĩ năng riêng của họ, phát kiến riêng của họ, tính sáng tạo riêng của họ, việc làm việc chăm chỉ của họ. Nhưng để họ học từ thất bại là bài học mà sinh viên bảo tôi rằng họ cho là có giá trị nhất. Tôi thường bảo sinh viên, nếu họ sợ thất bại, không nhận rủi ro, họ không thể là nhà doanh nghiệp được vì thất bại là bài học tốt nhất cho thành công tương lai của họ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem