Trong lớp của tôi
Trong blog trước, tôi đã viết về việc dự lớp. Tất nhiên dự lớp là tốt hơn không dự lơp nhưng bạn không nên chỉ ngồi trong lớp và đếm mọi phút để được đi ra. Bạn ở đó để học cho nên bạn phải nghe điều giáo sư nói và nếu cần, ghi chép lại. Bạn không nên tới lớp và ngủ; bạn không nên tới lớp và gửi email hay tin nhắn cho bạn bè; bạn không nên tới lớp và tán chuyện thì thào với bạn thân. Bạn nên tới lớp và được chuẩn bị để học. Đó là điều bạn tới đại học làm gì, để học và được giáo dục.
Có nhiều phương pháp dạy và học. Tôi ưa thích phương pháp tích cực nơi sinh viên học tài liệu trước khi lên lớp và thời gian trên lớp hầu hết dành cho thảo luận. Một số sinh viên không thích phương pháp học đó bởi vì điều đó làm cho họ phải học và tới lớp thực sự dành cho thảo luận. Họ thích nghe giáo sư giảng bài và giải thích cho họ mọi thứ họ cần biết trong lớp, và rồi họ sẽ học sau. Tôi giải thích logic của tôi: “Bạn không có đủ thời gian bởi vì tài liệu ở đại học là tràn ngập. Nếu bạn lấy thái độ thụ động bạn có thể không có khả năng học đủ và nếu bạn bỏ tuột mất, bạn sẽ không có khả năng bắt kịp. Bằng việc theo phương pháp học tích cực, bạn học tài liệu ít nhất ba lần và bạn có thể giữ lại nó tốt hơn. Lần thứ nhất là đọc tài liệu trước khi lên lớp để hiểu khái niệm cơ sở. Lần thứ hai là thảo luận tài liệu với những người khác trong lớp và nghe giáo sư giải thích chúng để bạn hiểu nó sâu hơn vì điều đó yêu cầu bạn tổ chức lại ý nghĩ của bạn. Lần thứ ba là sau lớp học, bạn ôn lại tài liệu thêm một lần nữa cho những điều bạn quên hay không hiểu rõ. Bằng việc tuân theo kĩ thuật này, bạn không làm phí nhiều thời gian và có khả năng hiểu rõ tài liệu. Bạn cũng không cần chuẩn bị cho bài thi vì bạn đã biết nó. Điều đó là tốt hơn nhiều so với ghi nhớ mọi thứ vào đêm trước khi thi.
Trong hơn 30 năm dạy học, tôi đã để ý rằng sinh viên không chuẩn bị thường thích ngồi ở hàng sau với hi vọng là tôi không thấy họ và gọi họ thảo luận. Tôi làm thành thói quen gọi họ để bắt đầu thảo luận trước hết vì tôi thường bắt đầu từ hàng cuối, chuyển lên hàng giữa và rồi tới hàng đầu. Tôi nhớ một sinh viên thất vọng nói với tôi: “Làm sao em tránh được việc bị gọi lên thảo luận về tài liệu? Dường như là em không thể thoát được chú ý của thầy. Chả thành vấn đề em ngồi đâu, thầy bao giờ cũng gọi em trước hết.” Tôi bảo anh ta: “Cách tốt nhất là được chuẩn bị, tôi sẽ không gọi em nếu tôi biết rằng em sẵn sàng và đọc tài liệu trước khi lên lớp. Tôi muốn chắc rằng mọi sinh viên đều học tốt vì tôi có chú ý.” Anh ta về sau trở thành sinh viên khá hơn. Sau khi tốt nghiệp anh ta tới gặp tôi và nói: “Thưa thầy, thầy thật tệ với em, thầy buộc em phải học. Thầy làm cho đời em khốn khổ và thầy làm cho hình ảnh em trông xấu trước con mắt của mọi người, kể cả bạn gái của em. Cô ấy xấu hổ tới mức cô ấy thôi đi chơi với em cho tới khi em dồn nỗ lực vào học tập. Tuy nhiên không có điều đó, em sẽ không tốt nghiệp danh giá và có được việc làm tốt ở Google.” Tôi bảo anh ta: “Thay vì việc này bạn nên cám ơn bạn gái của bạn.”
Nhiều sinh viên chỉ muốn học điều được dạy và điều được nói trong sách giáo khoa. Khi tôi đã viết nhiều sách, tôi phải mất hai năm để kết thúc một cuốn sách và mất thêm một năm nữa cho nhà xuất bản kiểm điểm, in và phân phối. Đến lúc sinh viên có sách, mất ba năm rồi. Với công nghệ thông tin, ba năm là thời gian rất dài và một số tài liệu có thể lạc hậu cho nên trong mười năm qua, tôi thôi viết sách giáo khoa hay dựa vào sách giáo khoa nhưng muốn sinh viên đọc nhiều hơn từ tin tức và các tạp chí kĩ thuật xuất bản hàng tháng. Tôi muốn sinh viên biết về những công nghệ mới nhất và gần nhất để cho kĩ năng của họ song hành cùng công nghiệp nhịp độ nhanh. Đó là lí do tại sao tôi khuyên sinh viên đọc nhiều tin tức, nhiều bài báo trong các tạp chí kĩ thuật, websites, và blogs để có cái nhìn toàn thể về điều đang xảy ra trong công nghiệp.
Vào ngày đầu tiên của mọi lớp mà tôi dạy, tôi bao giờ cũng làm rõ ràng điều sinh viên có thể mong đợi từ tôi và điều tôi mong đợi ở họ. Tôi bảo họ điều họ cần đọc, điều tôi khuyên họ đọc, và chủ đề nào tôi muốn thảo luận từng tuần cũng như khi nào nhiệm vụ tới hạn nộp. Tôi bao giờ cũng giải thích cách họ sẽ được đánh giá, họ thường bị đánh giá thế nào với các câu hỏi, bài tập về nhà hàng tuần và thỉnh thoảng "bài kiểm tra không báo trước" để chắc họ dự mọi lớp. Một đồng nghiệp hỏi tôi: “Tại sao thầy làm điều đó? Cứ tuân theo truyền thống đọc bài giảng và sách giáo khoa với ít bài kiểm tra và bài thi chẳng tốt hơn sao vì thầy sẽ không bận thế?” Tôi trả lời: “Tôi mong đợi nhiều ở sinh viên và họ cũng mong đợi nhiều ở tôi. Tôi không thể đòi hỏi họ làm thêm nếu tôi không làm thêm. Trong dạy học, đó không phải là đường một chiều nơi giáo sư đổ tri thức vào sinh viên mà là việc trao đổi thông tin. Khi họ học nhiều hơn, họ sẽ có những câu hỏi mà tôi có thể không có khả năng trả lời và điều đó buộc tôi phải học những điều mới nữa. Chúng ta tất cả đều cùng học với nhau trong lớp học tích cực này.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com