Trượt KHÔNG phải là tuỳ chọn

Trượt KHÔNG phải là tuỳ chọn

Trong mọi lớp học đều có những sinh viên mà việc học tập đứng ở cuối lớp. Thầy giáo thường cho họ cái nhãn “Lười” hay “Kém” nhưng thực tế những sinh viên này có thể có mối quan tâm khác và học tập KHÔNG phải là ưu tiên của họ. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy rằng nhiều người trong số họ là thông minh nhưng họ ưa thích làm cái gì đó khác hơn việc học. Khi được trao nhiệm vụ, họ chỉ làm vừa đủ để qua kiểm tra và bằng lòng với bất kì điểm nào họ được. Không có hành động thích hợp, một số trong họ có thể trượt và thậm chí bỏ trường. Hệ thống giáo dục truyền thống thường bỏ qua những học sinh trượt này. Mối quan tâm của tôi là chúng ta đã đầu tư nhiều vào giáo dục của họ trong nhiều năm, từ tiểu học tới trung học, và với nỗ lực phụ nào đó, chúng ta có thể biến những sinh viên đại học này thành các nhà chuyên nghiệp thành công.

Có hai vấn đề mà thầy giáo phải giải quyết khi xử trí với những sinh viên này: Thứ nhất là thay đổi thái độ của họ từ “không quan tâm” sang niềm tin mạnh rằng nếu họ đưa nỗ lực nào đó vào, họ có thể thành công. Vấn đề thứ hai là hình dung ra cái gì động viên họ bằng việc nhận diện các hoàn cảnh mà họ sẽ đáp ứng tích cực và dùng điều đó để khuyến khích họ học tập.

Nhiều sinh viên thường tin rằng họ không đủ giỏi trong môn học nào đó cho nên họ thường thôi học. Khi một sinh viên được điểm “C” trong lớp tôi, tôi đề nghị anh ta làm lại và sửa bài tập vì điểm “C” là không chấp nhận được. Thỉnh thoảng sinh viên sẽ nói: “Điểm “C” là đủ tốt cho em rồi, em hài lòng với điểm qua được môn.” Tôi bảo anh ta: “Điều đó là KHÔNG chấp nhận được; thầy không muốn có sinh viên chỉ cần đủ điểm đỗ trong lớp thầy. Mọi sinh viên của thầy đều phải là sinh viên hàng đầu và họ tất cả đều thành công, em là sinh viên của thầy cho nên em phải làm tốt hơn điều đó chứ. Về nhà và học rồi chứng minh cho thầy rằng em có thể học tốt hơn. Điểm “C” nghĩa là em phải học lại cho tới khi em được ít nhất là điểm “B” hay tốt hơn.” Bằng việc KHÔNG cho phép thất bại, tôi đổi quan niệm của anh ta từ kinh nghiệm học tập tiêu cực sang tích cực. Tôi cho phép anh ta làm lại bài tập cho tới khi anh ta học được cái gì đó, điều đó cho anh ta cảm giác về hoàn thành, và chứng minh cho tôi rằng anh ta có khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách thành công.

Vì tôi cho anh ta bài kiểm tra mọi tuần, tôi cấu trúc bài kiểm tra hàng tuần tương đối dễ lúc bắt đầu của lớp, để cho mọi sinh viên có thể hoàn thành thành công để cho một số sinh viên tự tin mà tiếp tục. Nếu bất kì ai còn phải vật lộn, tôi cho họ lặp lại với điều kiện rằng họ phải giải thích cho lớp điều họ đã học. Khi sinh viên biết rằng họ phải trình bày hiểu biết của họ trong thảo luận trên lớp, họ thường học chăm chỉ hơn vì không ai muốn mất mặt trước lớp. Ngay cả khi họ phạm phải sai lầm, tôi không phê bình họ nhưng khuyến khích họ bằng việc để cho biết rằng sai lầm là một phần thông thường của quá trình học. Khi họ bắt đầu thích thú với nhiều thành công hơn, tin tưởng của họ thường tăng lên, và phần lớn trở nên sẵn lòng học tập.

Khi tôi dạy ở châu Á, nhiều giáo sư phê bình tôi về việc quá “dễ dàng” với sinh viên. Tôi giải thích: “Mục đích của dạy là gì? Chúng ta có muốn sinh viên học ngay cả khi họ phải lặp lại vài lần cho tới khi họ học được cái gì đó hay chỉ làm cho họ trượt? Quan niệm “đỗ và trượt” là lỗi thời; chúng ta không loại bỏ phần lớn và lựa chọn chỉ vài người ưu tú như trong thời xưa. Ngày nay chúng ta cần nhiều công nhân có kĩ năng hơn cho nên chúng ta phải giúp sinh viên học, cho dù họ có thể phải lặp lại và học lại bài vài lần. Sinh viên đi tới trường để học và việc của chúng ta là dạy cho họ về “cách học”. Chúng ta phải không làm cho họ ghi nhớ sự kiện và dữ liệu như trong quá khứ bởi vì ngày nay họ có thể có được mọi thông tin từ internet trên điện thoại thông minh của họ cho nên phương pháp đó là lỗi thời. Phần lớn các sinh viên sẽ không nhớ mấy sau khi tốt nghiệp nhưng họ không bao giờ quên “cách học” và và đó là thái độ về việc học, điều sẽ còn lại với họ trong cả đời họ. Chúng ta muốn họ phát triển thái độ học tập cả đời chứ KHÔNG học kiểu ghi nhớ tốt về mọi sự kiện và dữ liệu. Ngày nay chúng ta cần dạy cho họ “cách học” rồi “cách áp dụng” chứ KHÔNG học cách nhai lại. Chúng ta phải giúp sinh viên phát triển thói quen học tập tốt để cho họ có thể thành công cho nên triết lí dạy của tôi là “Trượt KHÔNG phải là tuỳ chọn.”

Sinh viên đại học học khác, chúng ta không thể buộc họ làm cùng một điều. Một số sinh viên sẽ đưa vào nhiều nỗ lực hơn nếu họ có thể chọn phải làm gì. Chẳng hạn, tôi thường cho sinh viên ba cách chọn, từng cách sẽ đáp ứng cho mục tiêu học tập của tôi. Tong lớp Kĩ nghệ phần mềm của tôi, sinh viên có thể chọn làm báo cáo kĩ thuật, và trình bày trên lớp, hay thiết kế bản mẫu. Bằng việc cho họ một số quyết định về quá trình học và để cho họ chọn chủ đề nào họ sẽ đọc và viết; hay chủ đề nào trình bày cho lớp; hay kiểu thiết kế nào họ phải làm bản mẫu và đề mô nó làm việc, tất cả chúng đều đáp ứng cho mục đích học của tôi. Trong nhiều năm dạy học, tôi thấy rằng sinh viên bị dán nhãn “lười” về căn bản học mọi thứ khác với sinh viên điển hình. Khi được cho một chủ đề một số người có thể không thích viết báo cáo nhưng ưa thích học qua thảo luận vì họ tổ chức ý nghĩ của họ khác đi. Một số người không thích nói nhiều mà ưa thích chơi với khái niệm bằng việc làm bản mẫu. Bằng việc tổ hợp mối quan tâm của sinh viên vào bài học, phần lớn làm tốt hơn được nghĩ trước đây. Thầy giáo nên tìm ra một số quan tâm của sinh viên và cố gắng tích hợp các mối quan tâm đó vào trong hoạt động lớp học. Chẳng hạn, nếu một sinh viên thích xe ô tô, tôi yêu cầu anh ta viết một chương trình Java để so sánh hiệu năng của vài loại xe cũng như thiết kế khí động lực học của từng xe và việc tiêu thụ xăng. Nếu họ thích trực quan hoá thay vì viết báo cáo, tôi yêu cầu họ vẽ biểu đồ luồng dữ liệu về quan niệm hệ thống, để cho anh ta đem tới chỉ cho lớp và giải thích cách chúng chia thành các mức cũng như cách luồng dữ liệu chảy từ đơn vị này sang đơn vị khác. Nếu sinh viên có tính nghệ sĩ, tôi yêu cầu cô ấy thiết kế website cho cửa hàng trực tuyến cùng với nhiều chi tiết. Ngay khi học học được cái gì dó, họ sẽ làm tốt.

Thỉnh thoảng sinh viên không có động cơ và muốn biết “Tại sao em phải học điều này?” Tôi yêu cầu họ đọc một số trường hợp nghiên cứu rồi giải thích cho lớp cách bài học có thể được áp dụng cho đời sống bên ngoài lớp học. Khi dạy quản lí dự án, chẳng hạn, tôi cho sinh viên vài kịch bản mà họ phải giải quyết rồi chỉ cho họ các trường hợp thực xảy ra trong công nghiệp. Tôi thường mời diễn giả khách từ công nghiệp tới lớp tôi và chia sẻ với sinh viên kinh nghiệm của họ để cho sinh viên sẽ học nhiều hơn về “thế giới thực” và mong đợi của công nghiệp. Đôi khi, tôi cũng lập kế hoạch đi thực tế hiện trường cho phép sinh viên tới thăm công ti và gặp gỡ người phát triển phần mềm ở đó để họ học nhiều hơn về cách bài học của họ làm việc trong đời thực.

Nhiều việc đào tạo khoa học máy tính thường bắt đầu với lập trình nhưng tôi ưa thích bắt đầu với một tổng quan về công nghiệp phần mềm để sinh viên học cách máy tính có thể được dùng trong doanh nghiệp và cách công ti vận hành để tất cả họ đều có tri thức về cách áp dụng trước khi chuyển sang khía cạnh kĩ thuật. Ngay cả trong lập trình, tôi sẽ chia nhiệm vụ thành các mảnh nhỏ hơn dễ dàng quản lí hơn. Nếu sinh viên thấy nhiệm vụ là quá lớn, họ có thể muốn đưa vào nhiều nỗ lực hơn. Lập trình nên được học từng bước một mỗi lúc, với nhiều việc viết mã và tôi không chuyển đi chừng nào mọi sinh viên còn chưa làm chủ được bước đó. Khi sinh viên thu được kĩ năng và tin tưởng, tôi dần mở rộng kích cỡ nhiệm vụ, cho họ vấn đề khó hơn, hay đi với nhịp độ nhanh hơn. Trong trường hợp đó, sinh viên không thấy lập trình là cái gì đó quá khó. Một sinh viên bảo tôi rằng trong môn lập trình khác, họ phải viết mười chương trình nhưng trong môn của tôi họ phải viết năm mươi tới tám mươi mô đun nhỏ nhưng họ thích điều đó hơn khi họ học nhiều hơn bởi thực hành nhiều hơn.

Ngày nay phần lớn sinh viên đều tích cực nên họ không thích ngồi yên và lắng nghe bài giảng trên lớp. Một số người sẽ kiểm email, người khác có thể kiểm tin nhắn từ điện thoại thông minh của họ nhưng tất cả họ sẽ không làm điều đó trong thảo luận trên lớp và bởi vì họ không biết ai sẽ bị tôi gọi lên lãnh đạo thảo luận. Sinh viên sẽ tham gia vào tranh luận về vấn đề đang tranh cãi mà họ thấy trên YouTube hay TED, cho nên tôi thường để cho họ tình nguyện nêu ra vấn đề và cho phép họ thảo luận một số thực nghiệm hay chủ đề có liên quan tới khoa học máy tính. Những loại hoạt động đó kích thích mối quan tâm của sinh viên và giúp cho họ học nhiều hơn.

Giáo dục truyền thống thường kiểm tiến bộ của sinh viên trong quan hệ với những người khác trong lớp. Trong trường hợp đó, lớp học sẽ trở thành chiến trường nơi sinh viên cạnh tranh vị trí hàng đầu. Tôi không khuyến khích những hoạt động đó mà hội tụ nhiều hơn vào tiến bộ cá nhân của sinh viên. Sinh viên được so sánh với bạn cùng lớp học tốt hơn có thể trở nên bị ngã lòng và dừng học tập. Bạn có thể tránh điều đó bằng việc hội tụ vào cải tiến của sinh viên hơn là vào hiệu năng của người đó tương đối với bạn cùng lớp. Tôi thường đánh giá sinh viên qua tiến bộ của họ trong môn học thay vì phụ thuộc vào vài bài kiểm tra đo hiệu năng của họ. Bằng việc có kiểm tra trên cơ sở hàng tuần, tôi có thể giám sát tiến bộ học tập của từng sinh viên và sinh viên cũng có thể đánh giá cách công việc của mình đã cải tiến qua tiến trình năm học.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com