Trường công, trường tư

Trường công, trường tư

Theo một báo cáo, các đại học tư ở Mĩ đang trở nên giầu hơn và giữ quãng hai phần ba toàn thể sự giầu có giáo dục về tiền mặt và hỗ trợ tài chính. Các trường hàng đầu này nhận những món quà lớn và nguồn tài trợ từ các ngành công nghiệp tư và sự giầu có tài chính của họ đang tăng trưởng lớn hơn. Đồng thời, các đại học công nhận được sự hỗ trợ ít hơn vì chính phủ đang giảm tài trợ và các nhà quyên tặng tư bắt đầu rút hỗ trợ tài chính của họ. Báo cáo này cảnh báo rằng kẽ hở này sẽ đặt ra thách thức chính cho hệ thống giáo dục vì nhiều đại học công sẽ không có nguồn lực để đầu tư vào các tiện nghi, thuê giảng viên khoa, và cập nhật chương trình đào tạo của họ để duy trì tính cạnh tranh trong thị trường thay đổi nhanh này.

Báo cáo này nói rằng một số đại học tư có tài sản bằng tiền mặt và đầu tư trị giá hàng tỉ đô la trong khi hầu hết các đại học công chỉ có hàng triệu đô la. Những tài sản này của các trường hàng đầu đã tăng trên 50 phần trăm trong năm năm qua vì nhiều người quyên tặng đã đem cho các trường tư. Trong số các trường hàng đầu có Harvard University ($42.8 tỉ) Stanford University ($31.6 tỉ), Yale University ($25.4 tỉ), và Princeton University ($21.3 tỉ), Massachusetts Institute of Technology ($15.2 tỉ). Với nhiều tiền hơn, những trường này có thể thuê các giảng viên khoa hàng đầu, đầu tư vào các tiện nghi hiện đại, và cải tiến việc đào tạo của họ để đáp ứng cho nhu cầu thị trường và hấp dẫn những sinh viên giỏi nhất. Trong khi đó đồng thời nhiều đại học công phải cắt bỏ chi tiêu, giản số giảng viên khoa, và làm trễ việc cập nhật tài liệu đào tạo. Một số trường đang sa thải nhân viên và số ít trường thậm chí đóng cửa. Một nhà phân tích Phố Wall dự báo: “Đây là bắt đầu của một xu hướng mới trong giáo dục nơi hiệu năng đang trở nên quan trọng hơn cho các ngành công nghiệp tư mà cần tới những người tốt nghiệp có kĩ năng và họ đầu tư vào nơi họ nghĩ là tốt nhất cho họ. Chẳng bao lâu các đại học công sẽ phải chịu khó khăn nhiều hơn vì tài trợ họ nhận từ chính phủ là không đủ để vận hành. Chẳng mấy chốc họ sẽ không có khả năng cạnh tranh với các đại học tư và chất lượng đào tạo của họ sẽ giảm khi các giảng viên khoa giỏi nhất của họ sẽ chuyển sang các trường tư. Ngày nay các phụ huynh thà cho con cái họ vào các trường tư và sẵn lòng trả giá cao hơn vì họ có đào tạo tốt hơn, chương trình của họ được cập nhật và gióng thẳng với điều thị trường việc làm cần hơn là đại học công vẫn đang bám vào cách đào tạo cũ và có số lớn người tốt nghiệp bị thất nghiệp.”

Một nhà phân tích khác giải thích: “Hệ thống giáo dục công đã không cải tiến trong nhiều năm mặc cho mọi giúp đỡ từ chính phủ. Các trường này không thấy sự khẩn thiết cần thay đổi vì họ liên tục làm điều họ đã từng làm trong nhiều năm. Một số thầy giáo không nghĩ họ cần thay đổi bởi vì họ không phải cạnh tranh với cái gì. Việc làm của họ được an toàn vì các đại học không sa thải giáo viên, và họ càng dạy lâu, vị trí của họ càng an ninh hơn. Các đại học không phá sản vì họ là các thể chế công với hỗ trợ của chính phủ. Các trường không phải lo nghĩ về việc có khách hàng vì họ có nhiều sinh viên muốn vào trường. Thầy giáo không lo nghĩ về tài liệu mà họ dạy vì họ chỉ đạo điều học sinh phải học. Ngược lại, công ti phải chăm nom về sản phẩm vì không ai sẽ mua sản phẩm kém. Các trường công không lo nghĩ về sản phẩm kém vì họ có xu hướng cho đỗ các sinh viên, ngay cả người không xứng đáng đỗ, để giữ cho mọi người hài lòng. Sau rốt, tất cả họ đều tốt nghiệp, được bằng cấp và người tốt nghiệp bị thất nghiệp thường đổ lỗi cho bản thân họ, không cho trường. Đó là lí do tại sao trường công không thể thay đổi được vì không có lí do cho thay đổi. Tuy nhiên đại học tư vận hành giống như một doanh nghiệp, họ hiểu rằng phí học tập chỉ là một phần nhỏ của kinh doanh của họ nhưng bằng việc đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp, họ có thể được công nghiệp tặng cho nhiều tiền hơn và nhiều người hơn đầu tư vào trường của họ, điều lại càng làm cho có nhiều tiền hơn. Đó là lí do tại sao các đại học tư chi nhiều cho việc cập nhật chương trình đào tạo của họ để đáp ứng cho nhu cầu thị trường và các phụ huynh sẵn lòng trả tiền cho việc đào tạo của họ vì điều đó giúp cho con cái họ có được việc làm tốt.”

Trong số các hệ thống giáo dục cổ nhất trên thế giới có hệ thống giáo dục Trung Quốc với hàng nghìn đại học công và nhiều triệu sinh viên. Nhưng gần đây nó đang bị thách thức bởi hệ thống mới đang nổi lên gồm các đại học tư nhắm vào con cái của giai cấp trung lưu. Về mặt truyền thống, giáo dục được coi là yếu tố quan trọng nhất trong văn hoá Trung Quốc và khó mà tìm ra nước khác đã chi nhiều vào giáo dục như Trung Quốc trong 10 năm qua nhưng kết quả là thất vọng với hàng triệu người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp mỗi năm. Một người quản lí doanh nghiệp Trung Quốc giải thích: “Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin nhưng các trường này vẫn dạy các lí thuyết của những năm 1960 dùng các sách giáo khoa được viết từ hai mươi hay ba mươi năm trước và được dạy bởi các giáo sư đã tốt nghiệp trong những năm 1970, trước khi máy tính cá nhân được phát minh. Đó là lí do tại sao các đại học tư đang nở hoa với các chương trình đào tạo tốt hơn, thầy giáo giỏi hơn, tiện nghi tốt hơn nơi họ đang cho thế hệ tiếp của chúng tôi một loại đào tạo tương tự như các đại học nước ngoài nổi tiếng đang cung cấp. Con số thanh niên học ở các đại học tư đã tăng lên hơn mười lần so với năm năm trước đây. Ngày nay người giầu cho con cái họ sang Mĩ và Anh để có giáo dục tốt hơn nhưng tầng lớp trung lưu cho con họ tới các đại học tư vì chúng tôi không tin cậy vào đại học công thêm nữa.”

Trong khi chính phủ Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ cho các đại học công nhưng các đại học tư bây giờ là một phần của ngành công nghiệp tỉ đô la. Nhiều trường trong các trường này là các công ti được liệt kê trên thị trường chứng khoán Trung Quốc với đầu tư lớn từ công chúng. Một nhà phân tích giải thích: “Nước đi hướng tới giáo dục tư ở Trung Quốc không chỉ phản ánh nguyện vọng của giai cấp trung lưu đang tăng lên của Trung Quốc, những người đòi hỏi giáo dục tốt hơn cho con cái họ mà còn phản ánh sự không hài lòng đang tăng lên với giáo dục công của Trung Quốc.” Một người quản lí doanh nghiệp giải thích: “Các nhà giáo dục ở các phần khác của thế giới đang ngày càng chỉ trích nhiều hơn về hệ thống giáo dục công của Trung Quốc. Nó đã nhấn mạnh quá nhiều vào việc học cũ rích, các lớp dành nhiều thời gian lặp đi lặp lại cùng điều, và nó thường không dẫn tới cái gì ngoài bằng cấp giấy. Mặc dầu những bằng cấp này từ các đại học công vẫn là tốt cho người tốt nghiệp muốn làm việc cho chính phủ nhưng ngày nay phần lớn các ngành công nghiệp tư và công ti nước ngoài không thuê những người tốt nghiệp này nữa vì phần lớn có bằng nhưng không có kĩ năng. Giai cấp trung lưu Trung Quốc bây giờ sẵn lòng chi tiền tiết kiệm của họ để cho con cái họ vào học các trường tư ở Trung Quốc, đặc biệt các trường nói tiếng Anh mà có chương trình đào tạo tương tự như các đại học nổi tiếng ở Mĩ hay Anh như Harvard, Oxford v.v. và những đại học tư này bây giờ có danh tiếng tốt ở Trung Quốc với số lớn người xin học.”

Một nhà phân tích đầu tư giải thích: “Giáo dục là kinh doanh lớn ở Trung Quốc. Ngay cả với một số đại học tiền học phí cũng nhiều tới mức RMB16,000 tới RMB 25,000 một năm, ở một nước mà lương trung bình chỉ RMB13,000 một năm, các đại học tư này vẫn đang tăng trưởng mạnh và chứng khoán của họ đã lên cao hơn bao giờ. Chẳng hạn một trong các đại học tư hàng đầu bắt đầu vào danh sách chứng khoán ở thị trường chứng khoán New York Stock Exchange và có số vốn hoá thị trường là trên $4.4 tỉ đô la. Đó là lí do tại sao đầu tư vào các trường tư bây giờ được coi là tốt hơn đầu tư vào đất đai, dầu khí và tài nguyên tự nhiên. Với giá dầu loạng choạng, giá đất loạng choạng trong năm qua nhưng giáo dục vẫn được coi là ổn định vì nó có thể trụ vững với phép thử của thời gian. Cái gì không thành vấn đề, mọi người vẫn cần tới giáo dục. Ở Trung Quốc, nó vẫn là đầu tư tốt nhất.”

Về mặt truyền thống người Trung Quốc có kính trọng sâu sắc với giáo dục nhưng việc không hài lòng ngày càng tăng với giáo dục công đã mở ra cơ hội mới cho các đại học tư và xu hướng này đang thu được đà. Một nhà báo Trung Quốc viết: “Nếu mọi đại học hàng đầu trên thế giới đều toàn là đại học tư thế thì tại sao không ở đây? Tại sao chúng ta cần giữ một truyền thống cổ mà không có tác dụng thêm nữa? Nếu đại học tư có thể lấp vào vài trò mà xã hội cần thì chúng ta phải nắm lấy thay đổi này và đầu tư vào các trường tư.”

Ngày nay có những thay đổi trong thị trường việc làm được tạo ra bởi toàn cầu hoá và công nghệ. Nhiều việc làm đang biến mất chỉ trong một thời gian rất ngắn do tự động hoá hay bị thay thế bởi robot hay máy móc. Trên khắp thế giới bằng cấp đại học đang mất giá trị vì xu hướng là về tri thức và kĩ năng, không phải là mảnh giấy mà chẳng đảm bảo cái gì. Tuy nhiên trong một số nước, chính phủ, phụ huynh, và sinh viên vẫn đang đặt giá trị vào nền giáo dục cấp bằng cấp thay vì nền giáo dục trang bị cho người tốt nghiệp các kĩ năng để tìm việc làm trong thị trường thay đổi này. Chừng nào quan điểm này còn chưa thay đổi, hệ thống giáo dục truyền thống sẽ không cảm thấy sự cấp thiết phải thay đổi.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com