Thầy và trò

Thầy và trò

Ngày nay sinh viên đại học có nhiều thứ có thể làm sao lãng họ khỏi việc học tập. Trò chơi video, phòng chat, websites, tin nhắn, điện thoại di động v.v. Thúc đẩy họ học tập trong môi trường này là rất khó khăn.

Bởi vì những điều làm sao lãng này, một số sinh viên không chú ý tới bài phân công trên lớp hay tham gia vào thảo luận trên lớp và do đó không học gì mấy trên lớp. Nếu tình huống này tiếp tục, nhiều người có thể không có khả năng kết thúc được đại học. Khi vào đại học, nhiều sinh viên không biết phải làm gì hay tại sao họ phải làm điều đó. Điều mấu chốt cho giáo sư là dành thêm thời gian để giải thích tại sao chủ đề nào đó là quan trọng để thúc đẩy họ thay vì chỉ dạy tài liệu. Những sinh viên không biết làm gì và tại sao họ phải làm nó sẽ có xu hướng làm việc kém và dễ dàng bị thất vọng. Cách tiếp cận giáo dục truyền thống có xu hướng trừng phạt các sinh viên học kém thay vì khích lệ họ. Điều đó là hiểu được, vì nó dựa trên quá trình chọn lọc với các kì thi để nhận diện sinh viên giỏi nhất trở thành kẻ sĩ hay quan lại cho hoàng đế. Cách tiếp cận giáo dục hiện đại ngày nay không phải về chọn lựa vào sinh viên giỏi nhất mà phát triển số lượng lớn những công nhân có kĩ năng để hỗ trợ cho công nghiệp và nền kinh tế đất nước. Do đó, giáo dục phải thay đổi để cho các công dân của nó có thể truy nhập nhiều hơn vào học tập và khích lệ việc học cả đời. Khái niệm nền tảng không phải về bao nhiêu sinh viên học mà về “cách học” để phát triển thói quen học tốt.

Nhiều sinh viên, đặc biệt ở năm thứ nhất, còn chưa biết cách phát triển thói quen học tập tốt. Họ vẫn chưa trưởng thành và cần khích lệ thay vì trừng phạt. Thay vì phê phán họ vì câu trả lời sai, điều quan trọng là giải thích tại sao câu trả lời không đúng và cho phép họ sửa lại nó. Sinh viên sẽ học từ những sai lầm nếu họ được động viên học vì mọi người sẽ lặp lại hành vi được thưởng. Ngay cả ở mức đại học, giáo sư nên cho những lời khen về công việc tốt như “việc tốt đấy ” hay “làm khá lắm” hay viết điều đó lên những phân công nhiệm vụ để khích lệ sinh viên. Đó có thể là điều đơn giản nhưng mọi người đều thích cảm thấy sự hoàn thành và việc thừa nhận.

Một trong những điều then chốt để thúc đẩy sinh viên là khích lệ họ tham gia tích cực trong thảo luận trên lớp. Phương pháp truyền thống của việc đứng trước lớp và nói cho họ không còn có tác dụng nữa, đặc biệt khi thúc đẩy của sinh viên không phải là ở cái giỏi nhất của họ. Tốt hơn cả là để cho họ tham gia vào trong thảo luận nhóm, các bài tập giải quyết vấn đề theo nhóm, để cho họ trao đổi thông tin với nhau làm cho họ có thể phát triển kĩ năng làm việc tổ thay vì học cá nhân. Tôi thường cho từng nhóm một chủ đề, đòi hỏi họ làm nghiên cứu bằng việc dùng internet, thu thập thông tin rồi dành mười phút để giải thích nó cho lớp. Trong trường hợp đó, sinh viên học về nghiên cứu sớm trong những năm đầu đại học của họ. Họ học rằng có nhiều ý kiến và cách nhìn khác nhau được diễn đạt bởi các tác giả khác nhau, không nhất thiết là điều được nhắc tới trong sách giáo khoa. Họ học nhận diện thông tin cốt yếu và học kĩ năng trình bày khi họ giải thích chúng trong lớp.

Học tập là quá trình khám phá. Tôi thích hỏi ý kiến sinh viên về các chủ đề nào đó bằng việc trước hết cho họ một số ví dụ rồi đòi hỏi họ tự phân tích, tổng quát hoá rồi rút ra kết luận. Bắt đầu với câu hỏi, ví dụ, chuyện kể và tin tức, tôi để cho họ thảo luận với nhau rồi đi tới kết luận riêng của họ. Bằng việc làm như vậy, tôi có thể duy trì sự quan tâm và động cơ của họ đồng thời dạy cho họ các kĩ năng về phân tích, tổng hợp và tư duy độc lập. Chẳng hạn, tôi thường đòi hỏi họ chuẩn bị bài trình bày ngắn về “tại sao bạn nghĩ công nghệ thông tin là nóng ngày nay?”, “Bạn nghĩ công nghệ tiếp sẽ là gì?”, “Tại sao thế giới phẳng?” v.v. Họ phải dành thời gian để thảo luận trong họ và tiến hành nghiên cứu trước khi họ có thể cho câu trả lời trong buổi lên lớp tiếp.

Phần lớn sinh viên đại học không thích bài thi cuối cùng. Tôi thường cho họ hai chọn lựa trong ba: Viết ba bài báo cá nhân về chủ đề được cho; làm năm bài trình bày trong lớp như một nhóm; hay làm bài thi cuối cùng. Bạn đoán thử xem họ chọn cái gì? Trong nhiều năm giảng dạy, ít sinh viên sẽ chọn làm bài thi cuối cùng. Tất nhiên, họ vẫn phải làm các bài kiểm tra hàng tuần ngắn để đảm bảo rằng họ đang học. Sinh viên sẽ cam kết với hoạt động học tập có giá trị cho họ. Nếu bạn giải thích rằng việc làm bài trình bày trên lớp và về phát triển “kĩ năng mềm”, học “kĩ năng nghiên cứu”, xây dựng “kĩ năng phân tích và tự tin” thì họ có thể thấy rằng hoạt động này là cái gì đó mà họ cần chuẩn bị cho nghề nghiệp của họ. Trong trường hợp đó, họ sẽ đưa nhiều nỗ lực hơn vào vì nó là cái gì đó đáp ứng cho nhu cầu của họ.

Sinh viên đáp ứng tích cực với giáo sư những người chăm nom và thường tránh người “có thẩm quyền”. Ngày nay giáo sư không nên là “quan toà có thẩm quyền” có thể trừng phạt họ mà là “đối tác” người có thể giúp họ trong quá trình học tập của họ. Điều đó nghĩa là giáo sư nên là “tiếp cận được” để chỉ ra rằng họ chăm nom cho sinh viên của họ. Giáo sư nên đề cập tới mối quan tâm của họ về mục đích học tập của sinh viên, họ lập kế hoạch gì cho tương lai của họ, điều gì họ thích làm trong cuộc sống v.v. Giáo sư như vậy sẽ được tin cậy và kính trọng nhiều hơn người chỉ hội tụ vào việc dạy.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com