Thầy giáo như người tạo hoàn cảnh học tập

Một thầy giáo hỏi tôi: “Nếu tôi không dạy, làm sao tôi biết rằng sinh viên đã học mọi tài liệu được yêu cầu cho môn học.” Tôi hỏi anh ta: “Thầy có nghĩ bằng việc đọc bài giảng, sinh viên sẽ học mọi thứ mà thầy dạy không?” Phần lớn chúng ta đều lớn lên với phương pháp nghe bài giảng cho nên chúng ta quen thuộc với nó và một số trong chúng ta tin rằng đó là cách duy nhất để dạy vì sinh viên không thể học tài liệu môn học theo cách riêng của họ được. Tuy nhiên lớp học ngày nay không phải là hệt như hai mươi năm trước và sinh viên ngày nay không phải là cùng loại như thời khi chúng ta là sinh viên. Ngày nay sinh viên tích cực hơn và dễ dàng bị sao lãng bởi những thứ khác cho nên phương pháp dạy phải thay đổi để hiệu quả hơn.

Với phương pháp “Học qua hành”, thầy giáo chỉ giảng chút ít, chỉ chữa những sai lầm và quan niệm sai. Phần còn lại của thời gian trên lớp dành cho thảo luận nhóm và làm việc về giải quyết vấn đề. Nhưng phương pháp này chỉ có tác dụng nếu sinh viên đã đọc và học tài liệu trước khi họ tới lớp. Dựa trên kinh nghiệm của tôi, sinh viên nên được cho mục tiêu được viết rõ ra cho từng tuần và được cho việc truy nhập vào tài liệu đọc tốt, để cho họ có thể tự dạy cho mình mọi khái niệm cơ sở trước khi tới lớp. Bằng việc cho phép sinh viên thảo luận giữa họ, họ học tốt hơn cho nên thầy giáo không cần đọc bài giảng nhiều. Thay vì nói ‘Vòng đời phần mềm bao gồm các pha sau …” và đợi trong khi sinh viên chép nó vào vở của họ, thầy giáo nên hỏi: “Có bao nhiêu pha trong vòng đời phát triển phần mềm và chúng là gì?” Khi sinh viên đáp lại, thầy giáo có thể hỏi: “Có đúng hay không?” và để cho người khác trả lời hay giải thích thêm. Thầy giáo cũng hỏi: “Tại sao pha yêu cầu đi trước pha viết mã? Sao chúng ta cần tuân theo trình tự nào đó?” Những câu hỏi này sẽ thăm dò sâu hơn chút ít để cho sinh viên hiểu rõ hơn. Bằng liên tục hỏi thay vì đọc giảng, thầy giáo có thể làm cho lớp tương tác và sống động hơn và sinh viên sẽ học nhiều hơn chỉ là nghe thụ động.

Để giúp cho sinh viên học tài liệu môn học theo cách của họ, thầy giáo nên tạo ra danh sách các nhiệm vụ đọc trước khi lên lớp, thông tin mà sinh viên sẽ dùng trong lớp, và nhiều vấn đề, bao gồm cả câu hỏi kiểm tra từ năm trước để cho họ có thể kiểm tra lẫn nhau. Tài liệu bao gồm những câu hỏi nội dung cơ bản, như “liệt kê mọi pha của vòng đời phát triển phần mềm.” Lớp bắt đầu với một tổng quan về chủ đề, một bộ câu hỏi ngắn và việc trả lời nếu sinh viên có cái gì họ muốn hỏi; thế rồi một phần giảng ngắn về những khái niệm khó mà sinh viên cần biết trước khi thảo luận trên lớp. Thầy giáo có thể lựa chọn một sinh viên lãnh đạo thảo luận bằng việc hỏi anh ta câu hỏi như: “Tại sao chúng ta cần hoàn thành yêu cầu trước khi viết mã? Sao không viết mã trước rồi lo chuyện yêu cầu sau?”

Ngày nay trao đổi, trình bày, làm việc tổ và thảo luận lớp là những kĩ năng mềm quan trọng mà sinh viên phải có. Họ phải học cách tổ chức ý nghĩ của họ, cấu trúc thảo luận để thúc đẩy học hợp tác bằng việc tham dự lớp đều đặn và tham gia tích cực. Bằng việc làm điều đó, họ sẽ phát triển kĩ năng mềm tốt hơn và đồng thời học kĩ năng kĩ thuật. Và bằng việc để cho mọi người trong họ học tích cực cùng nhau qua thảo luận, họ sẽ không chán hay bị sao lãng bởi tin nhắn hay emails trong thời gian lớp học.

Khi tôi dạy ở châu Á, nhiều thầy giáo quan tâm tới năng lực của sinh viên vì sinh viên châu Á KHÔNG quen với phương pháp này. Phần lớn các sinh viên đều không tích cực trong lớp vì họ muốn được dạy thay vì tự họ học. Tất nhiên, sinh viên thích được dạy bằng việc nghe bài giảng và ghi chép, hay ít nhất nhiều người trong số họ thích. Đó là cách dễ dàng hơn cho họ và cho thầy giáo. Nhưng họ CẦN tự mình học “cách học” và họ sẽ không học điều đó chừng nào chúng ta chưa nói cho họ rằng họ phải đọc trước khi lên lớp, họ phải phát triển thói quen tự học, thái độ học cả đời bởi vì công nghệ thay đổi nhanh chóng và họ phải giữ cho kĩ năng của họ được hiện thời bằng việc đọc và học theo cách riêng của họ. Tất nhiên, điều đó là KHÔNG dễ nhưng liệu có cách nào khác tốt hơn để học không? Tôi nghĩ các thầy thỉnh thoảng quên mất rằng sinh viên không chỉ cần tài liệu, họ cũng học ra quyết định về điều họ cần biết và làm sao họ sẽ thu được tri thức đó. Vấn đề là hệ thống giáo dục châu Á vẫn đang hội tụ vào nuôi dưỡng và bảo vệ sinh viên mà KHÔNG dạy cho họ là người học độc lập; nhiều sinh viên không có ý tưởng nào về thế giới toàn cầu đã thay đổi nhanh chóng trong hai mươi năm qua và họ cần cái gì để sống còn trong thế giới cạnh tranh này. Nhiều người vẫn đang sống cùng bố mẹ và không có khả năng độc lập; đó là lí do tại sao nhiều người không thể vượt qua được các chướng ngại vì một số người không đủ năng nổ để tạo ra việc sống riêng của họ một cách độc lập.

Mùa hè trước khi tôi dạy ở Trung Quốc, tôi hỏi lớp tôi: “Tại sao các em học Khoa học máy tính?” Câu trả lời thông thường nhất là: “Vì bố mẹ em muốn em học.” Và câu trả lời thông thường thứ hai là: “Nó có thể cho em việc làm tốt.” Khi tôi hỏi: “Em có biết cách kiếm việc làm tốt không?” câu trả lời thông thường là: “Em có bằng trong Khoa học máy tính.” Thế rồi tôi nêu ra câu hỏi: “Nhưng tại sao nhiều sinh viên cũng có bằng Khoa học máy tính nhưng không thể kiếm được việc làm?” Lớp im lặng khi tất cả họ nhìn nhau vì không ai muốn trả lời. Về sau ai đó nói: “Họ không may.” Thế rồi tôi hỏi: “Em có cho rằng em may mắn và bằng việc có bằng cấp, em sẽ có việc làm tốt không?” Lần nữa, cả lớp im lặng trong một lúc khi họ nhìn tôi để chờ câu trả lời. Tôi hỏi: “Em có biết làm sao các công ti như Google hay Microsoft đang tìm khi nào họ thuê người tốt nghiệp không?” Lớp lại rất im lặng. Tôi hỏi: “Có hàng nghìn người xin việc có bằng cấp khoa học máy tính nhưng tại sao chỉ vài người được chọn?” Điều đó cuối cùng dẫn tới thảo luận về tri thức và kĩ năng, cả kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng mềm khi chúng tôi dành toàn bộ thời gian của lớp cho chủ đề này. Rồi tôi giải thích cho họ về phương pháp mới, điều tôi mong đợi từ họ và điều tôi sẽ làm trong lớp. Đến buổi lên lớp thứ hai, phần lớn sinh viên đều sẵn sàng theo chỉ dẫn mới và sẵn lòng học tài liệu trước khi tới lớp. Không dễ dàng thay đổi thói quen vì có nhiều vấn đề mà tôi phải giải quyết nhưng đến cuối phiên mùa hè, phần lớn sinh viên bảo tôi rằng họ đã học được nhiều hơn mong đợi. Quan điểm chung là: “Lớp của thầy thật vui, tất cả chúng em đều thích nó.”

Nhiều thầy giáo vẫn tin tâm trí sinh viên là tờ giấy trắng mà họ có thể viết mọi thứ lên nó nhưng ngày nay với Internet và động cơ tìm kiếm như Google hay Bing, sinh viên có thể biết nhiều hơn điều thầy giáo nghĩ. Khi dạy, nhiều thầy giáo giả định rằng sinh viên không biết gì nên họ dành mọi thời gian để giảng giải mà không biết liệu sinh viên có học hay không. Rồi họ đo tri thức của sinh viên bằng bài kiểm tra được thực hiện nơi một số sẽ làm tốt và một số có thể không. Phần lớn bài kiểm tra đều dựa trên việc ghi nhớ tài liệu thay vì áp dụng tri thức cho nên sinh viên phải ghi nhớ nhiều nhất có thể được. Nếu họ quên cái gì đó ở bài kiểm tra, họ trượt. Về căn bản bài kiểm tra chỉ là một cách đo việc ghi nhớ nhưng không đo sinh viên học được bao nhiêu. Làm sao chúng ta thay đổi được giả định sai này? Bằng việc tin rằng sinh viên có thể học tài liệu theo cách riêng của họ, thầy giáo sẽ hội tụ nhiều hơn vào việc áp dụng tri thức của họ, thúc đẩy kĩ năng và thái độ mà sinh viên cần để trở thành người học cả đời tự định hướng và việc của thầy giáo là tạo điều kiện cho quá trình học tập thay vì truyền thụ tri thức. Như thế và chỉ như thế lớp học sẽ là một chỗ tương tác nơi thông tin được thay đổi với mọi sinh viên tham gia tích cực bởi vì họ tất cả đều có năng lực học độc lập.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com