Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt. Ở mọi nước những người lãnh đạo hiểu rằng trong kinh tế toàn cầu, họ phải chuẩn bị cho sinh viên của họ với thế giới được xác định bởi công nghệ và kết nối toàn cầu.
Có ba yếu tố then chốt cho giáo dục công nghệ toàn cầu: Chương trình đào tạo tốt; thầy giáo tốt; và sinh viên có động cơ. Trong số họ, thầy giáo tốt là mấu chốt nhất bởi vì khác biệt giữa thầy giáo tốt và không tốt lắm có thể có tác động vô cùng lên thành tựu của sinh viên khi họ qua hệ thống giáo dục và đi vào lực lượng lao động.
Thầy giáo tốt không phải là ai đó có bằng cấp mà là ai đó hiểu điều họ đang dạy và giúp cho sinh viên hiểu nó. Điều này còn nhiều hơn là có tri thức về chủ đề nhưng cũng là khả năng truyền thụ tri thức cho sinh viên. Thầy giáo tốt biết cách tạo ra cơ hội cho sinh viên tham gia vào ý tưởng và khái niệm mới với sự giầu có trí tuệ. Điều này sẽ yêu cầu thầy giáo thường xuyên đổi mới tri thức của họ và liên tục học những điều mới. Một thầy giáo tốt đánh giá điều sinh viên hiểu và học từ việc dạy của họ và sửa đổi hướng dẫn học tập của họ theo nhu cầu của sinh viên. Điều này sẽ yêu cầu thầy giáo dành nhiều thời gian hơn vào việc chuẩn bị và quyết tâm thấy thành công của sinh viên của họ bên ngoài trường học. Quan trọng nhất, thầy giáo tốt tin rằng điều họ làm tạo ra khác biệt trong việc học và sống của sinh viên.
Tôi biết nhiều thầy giáo cam kết với những ý tưởng này vì họ coi nỗ lực của họ là hơn việc làm mà là sự nghiệp cao quí. Những thầy giáo này cần hỗ trợ để hoàn thành cuộc truy tìm của họ về sự xuất sắc giáo dục. Tuy nhiên, khi tôi đi ở châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc và Ấn Độ, tôi không thấy rằng họ nhận được hỗ trợ nào từ bộ máy hành chính nhà trường hay chính phủ. Lương của họ đạm bạc, trần trụi đủ sống. Đó là lí do một số trong họ phải làm việc phụ thêm để kiếm sống. Một giáo sư ở Ấn Độ bảo tôi: “Với bằng cấp nâng cao trong khoa học máy tính, tôi có thể kiếm được việc làm trong công nghiệp dễ dàng. Tôi có thể làm gấp năm lần hơn điều tôi đã làm ở trường học. Tôi nghĩ về sinh viên của tôi, họ cần hướng dẫn và ai đó chuyên tâm giúp họ. Tôi muốn tạo ra khác biệt trong cuộc sống của họ bởi vì họ là tương lai của nước tôi.”
Điều tương tự cũng xảy ra ở Trung Quốc. Tôi đã gặp một giáo sư ở Dali, tỉnh Vân Nam trong khu vực xa xôi hầu hết người thiểu số sống như dân tộc Bai. Tôi hỏi ông ấy: “Tại sao ai đó với bằng cấp chuyên sâu trong công nghệ máy tính, tốt nghiệp từ đại học hàng đầu ở Trung Quốc lại sẵn lòng làm việc trong một đại học nhỏ ở vùng sâu vùng xa?” Ông ấy giải thích: “Phần lớn các bạn tôi hoặc làm việc cho các công ti lớn ở Bắc Kinh hoặc kiếm việc làm ở đại học lớn với lương tốt hơn và điều kiện tốt hơn. Nếu mọi người chỉ nghĩ tới bản thân họ thì ai sẽ dạy cho những người nghèo ở vùng sâu vùng xa này? Ngay cả ngày nay (2010) trường chỉ có vài máy tính, internet rất chậm, chúng tôi không có đủ sách giáo khoa và khi trời mưa, trời đổ nước trong nhiều ngày. Tuy nhiên nếu ông nhìn vào sinh viên của chúng tôi, nhiều người tới từ các làng nhỏ và họ đi nhiều dặm đường để tới đây mặc cho thời tiết thế. Họ là thế hệ thứ nhất trong gia đình họ vào đại học. Nếu họ được đào tạo và giáo dục đúng, cuộc đời của họ sẽ cải thiện và nếu họ có việc làm tốt hơn, toàn thể gia đình họ có thể được lợi. Đó là lí do tại sao tôi muốn tạo ra khác biệt trong cuộc đời của họ.”
Năm ngoái, tôi đã tham dự một cuộc hội nghị kĩ thuật ở Ấn Độ. Bạn tôi Ravi đưa tôi tới một số làng vùng sâu vùng xa, xa khỏi các thành phố lớn. Tôi đã tới thăm Ấn Độ nhiều lần trong quá khứ nhưng lần này tôi muốn thấy cái gì đó khác. Chúng tôi đã tới thăm một đại học cộng đồng nhỏ ở Maharashtra nơi giáo dục công nghệ thông tin đã được đưa vào. Phần lớn các sinh viên đều rất nghèo (trung bình, thu nhập của gia đình họ là 60-100 rupees, hay US $2, một ngày). Do việc nghèo cực kì này, tất cả họ đều phải làm việc ban ngày để giúp bố mẹ họ trên cánh đồng mía và rau. Tôi đã gặp nhiều thầy giáo, nhiều người đã tốt nghiệp từ các đại học hàng đầu nhưng sẵn lòng tới và làm việc tại những làng sâu xa này. Thậm chí một số người tình nguyện tới đó bởi vì họ muốn tạo ra khác biệt trong cuộc sống của những người này. Vì nhiều sinh viên không thể tới trường ban ngày, họ có lớp vào buổi tối.
Điều tôi đã thấy, đã nghe, và đã kinh nghiệm thật gây hứng khởi. Bộ phận quản trị nhà trường giải thích cho tôi rằng họ đã nhận được mười lăm máy tính đã dùng rồi từ chính phủ và chúng được dùng chung cho tám mươi sinh viên. Sinh viên học lập trình (C++ và Java) với hi vọng rằng họ có thể kiếm được việc làm tốt hơn sau khi tốt nghiệp. Trong thời gian tôi ở đó, điện mất nhiều lần, ngay cả trong tình huống bất lợi đó, tôi vẫn thấy nhiều hi vọng trong những sinh viên trẻ này. Họ mơ làm ra $5 đô la một ngày, điều gấp đôi số bố mẹ họ làm ra. Một sinh viên nói với tôi rằng mơ ước của anh ta là một máy tính đã dùng rồi để cho anh ta có thể truy nhập được vào internet và học nhiều hơn. Một thầy giáo bảo tôi rằng trước khi vào chương trình này, nhà trường chỉ dạy kĩ năng hướng nghề như xây dựng và nông trại nhưng gần đây khó mà sống được như nông dân hay người lao động, vài tuỳ chọn khác hiện có, và giáo dục chuyên sâu là hiếm, khi các gia đình hăm hở thu lấy nguồn thu nhập khác.
Khi chương trình đào tạo CNTT mới tới với họ vài năm trước, nhà trường bắt đầu cung cấp các lớp lập trình với kết quả tích cực. Hai lớp, tổng 120 sinh viên đã tốt nghiệp tới giờ. Tất cả những sinh viên tốt nghiệp này bây giờ làm việc cho công ti phần mềm trong các thành phố lớn hơn. Đây là một thành tựu lớn vì nhà trường có khả năng thuê vài thầy giáo máy tính. Một số người tình nguyện tới và dạy bất kể lương thấp và vất vả. Một thầy giáo nói với tôi: “Khi tôi còn trẻ, gia đình tôi rất nghèo. Vì học bổng của chính phủ, tôi đã có khả năng vào đại học và tốt nghiệp trong khoa học máy tính. Tôi biết rằng tôi có thể kiếm sống tốt ở các thành phố lớn nhưng vì là một người nghèo, tôi biết nghèo là gì cho nên tôi tình nguyện trở về đây để tạo ra khác biệt. Sinh viên của tôi phải làm việc cả ngày trên cánh đồng để giúp gia đình họ nhưng họ tới trường buổi tối bởi vì giáo dục là cách duy nhất để thoát khỏi nghèo nàn. Công nghệ cho họ hi vọng kiếm được việc làm tốt hơn. Ngày nay nhiều người có thể bước ra khỏi cái vòng nghèo khó mà tổ tiên họ đã chịu đựng trong nhiều thế hệ để kiếm sống cho bản thân họ. Tôi chắc chắn, các thế hệ tương lai sẽ được biến đổi vì điều đó. Công nghệ thông tin là dẫn lái then chốt mà có thể giúp biến đổi một nước nghèo như Ấn Độ.”
Không có vấn đề gì về điều đó. Đào tạo tốt và sinh viên có động cơ có thể tạo ra khác biệt nhưng phần lớn trong tất cả đó là sự cống hiến và quyết tâm của các thầy giáo tốt cái làm cho tất cả những điều này xảy ra.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com