Thảo luận lớp

Thảo luận lớp

Khi tôi dạy ở châu Á, tôi thấy rằng nhiều học sinh không thích hỏi câu hỏi. Ngay cả khi tôi hỏi, ít người tự nguyện nói điều gì. Hệ thống giáo dục truyền thống tuyên bố chỉ thầy giáo mới có thể nói trong lớp còn học sinh phải lắng nghe, đã lỗi thời rồi. Trong quá khứ, lắng nghe và không nói gì là dấu hiệu của kính trọng thầy giáo. Nhưng ngày nay để học hiệu quả xảy ra, học sinh phải được khuyến khích diễn đạt ý kiến của họ và chia sẻ cái nhìn của họ. Chỉ bằng việc lắng nghe diễn đạt của học sinh, thầy giáo mới có thể đánh giá được liệu học sinh có hiểu vấn đề hay không. Học sinh không nên sợ nói cái gì đó sai hay ngần ngại chia sẻ ý kiến của họ. Thầy giáo nên khuyến khích học sinh hỏi câu hỏi khi họ không hiểu và cho phép họ diễn đạt suy nghĩ của họ về việc hiểu khái niệm. Thảo luận lớp bao giờ cũng thúc đẩy việc học vì nó khuyến khích mọi người tham gia. Một số thầy giáo bảo tôi rằng thời gian trên lớp bị giới hạn; thảo luận sẽ lấy đi thời gian quí giá để cho họ học. Tôi không đồng ý, tôi tin thảo luận làm cho việc học sống động hơn, tích cực hơn và giúp cho học sinh học nhiều hơn. Tôi yêu cầu học sinh đọc tài liệu trước khi lên lớp để cho họ có thể dành thời gian trong lớp cho thảo luận. Tất nhiên, không phải mọi người đều sẽ đọc tài liệu cho nên tôi thường bắt đầu lớp bằng việc gọi vài học sinh lên trả lời các bài đọc đã phân công. Với việc tham gia thảo luận lớp có giá trị 25% về điểm, điều quan trọng đối với học sinh là tuân theo phương hướng này vì họ sẽ phải phụ thuộc vào việc đọc bài trước khi lên lớp và tham gia vào trong thảo luận.

Tất nhiên, khó cho học sinh có dũng cảm để nói lên ý kiến của họ đặc biệt khi họ được dạy trong nhiều năm ở trường tiểu học và trung học phải im lặng và chỉ lắng nghe. Thầy giáo đại học phải làm việc vất vả hơn để chắc rằng ý kiến của họ là quan trọng cho việc học trên lớp học. Cách tốt nhất để làm điều này là KHÔNG gọi vài học sinh thường là người tình nguyện mà hội tụ vào những người khác, người có thể có cái gì đó để nói nhưng ngần ngại tự nguyện. Trong mọi lớp, có vài người lớn tiếng và một số người tránh nói điều gì. Thầy giáo nên khuyến khích việc tham gia từ mọi học sinh và đề nghị họ giải thích cách nghĩ của họ, cho dù nó sai. Một số thầy thường sửa cho học sinh ngay nếu họ nói cái gì đó sai rồi làm cho họ cảm thấy không thoải mái và sợ bị sai. Có cách tốt hơn để làm điều đó bằng việc đề nghị học sinh thăm dò thêm khái niệm để có được lí do tại sao họ đi tới kết luận đó. Một ý kiến khác biệt là không sai nếu có logic đằng sau nó. Nếu học sinh suy nghĩ cẩn thận kĩ trước khi đi tới kết luận, điều đó nên được chấp nhận và mở cho thảo luận của lớp. Khi học sinh cảm thấy thoải mái về bản thân họ vì họ học, họ sẵn lòng nhận rủi ro và hội tụ chú ý cần thiết cho việc học thêm. Học sinh sẵn lòng hơn để diễn đạt ý kiến của họ nếu họ tin họ có thể thành công.

Khi thầy giáo kính trọng mọi học sinh, họ đang khuyến khích bầu không khí học tập chia sẻ trong lớp học. Kính trọng là không dễ để thấm nhuần vào mọi học sinh, nhưng thầy giáo bao giờ cũng nên làm nỗ lực có ý thức để khuyến khích điều đó. Đối xử với mọi người với sự kính trọng nghĩa là để cho họ biết rằng quan điểm của họ là tốt, và họ không nên bị bận tâm về đúng hay không đúng. Chia sẻ ý kiến là quan trọng và đáng giá đơn giản vì lớp học là để học cùng nhau nơi các ý kiến được kính trọng. Học sinh cần cảm thấy được chấp nhận trong lớp học, nhưng một số điều không thoải mái là khó tránh khỏi. Điều chấp nhận được đối với học sinh là kinh qua sự không thoải mái khi hiểu biết của họ bị thách thức hay khi họ được khuyến khích nhận rủi ro bởi việc nói cái gì đó. Điều hữu dụng là để cho họ biết rằng khoa học và công nghệ sẽ không tiến bộ nếu mọi người không sẵn lòng thử điều mới. Học sinh cần biết rằng phần lớn những người thành công thường phạm phải sai lầm nhưng họ học từ những kinh nghiệm này. Thầy giáo cũng thường ủng hộ rằng chủ định của lớp là để học và rằng khi ai đó học họ không có mọi câu trả lời đúng và có thể phạm sai lầm. Khi họ học từ sai lầm, họ sẽ tiến bộ và đó là mục đích của giáo dục.

Tôi thường nhắc học sinh rằng thảo luận lớp và diễn đạt ý tưởng là những cách khác nhau để phát triển kĩ năng mềm. Học sinh học kĩ năng trình bày bằng cách diễn đạt ý kiến của họ vì họ phải suy nghĩ cẩn thận và tổ chức ý nghĩ của họ. Bằng việc lắng nghe người khác, họ cũng học kĩ năng lắng nghe. Khi sinh viên hỏi: “Em học kĩ năng mềm ở đâu?” Tôi đáp: “Trong lớp. Bằng việc lắng nghe và trình bày ý kiến của bạn, bạn học kĩ năng nói nơi công cộng, lắng nghe và trình bày. Bằng việc thảo luận và kính trọng ý kiến của người khác bạn đang học làm việc tổ.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com