Thách thức của học tích cực

Thách thức của học tích cực

Trong đại học, các giáo sư phải là "đối tác" với sinh viên trong quá trình học tập. Giáo sư không nên đứng trước lớp và nói mọi lúc. Sinh viên không nên ngồi yên tĩnh và chỉ nghe trong cả buổi lên lớp. Cả hai họ đều phải là những người tham gia vào quá trình học tập bằng việc dính líu tới thảo luận, với câu hỏi và câu trả lời, và đó là chỗ việc học tích cực xảy ra.

Lớp đại học là tổ hợp của nhiều cá nhân với các mức trưởng thành khác nhau, các nền tảng xã hội khác nhau, và các mức nhiệt tình khác nhau cho môn học. Đó là lí do tại sao điều thách thức với giáo sư là dạy cho lớp ở đúng mức, cho phép mọi sinh viên học bởi vì việc dạy là về tri thức của môn học, nhiệt tình của giáo sư, và phương pháp dạy.

Nhiều năm trước đây, khi tôi bắt đầu dạy học, chuẩn bị bài giảng là dễ dàng. Tôi đơn giản để mọi thứ tôi biết vào trong bài học và rồi đọc bài giảng cho sinh viên. Tôi bị thuyết phục rằng bất kì cái gì tôi nói cho họ, họ sẽ học. Đó là cách truyền thống về dạy trong vài trăm năm. Khi cho điểm bài kiểm tra của sinh viên, tôi thấy rằng nhiều người bỏ lỡ điều tôi đã nhắc vài lần trên lớp. Tôi bắt đầu tự hỏi mình liệu đó là lỗi của tôi hay lỗi của sinh viên không hiểu điều đó. Điều tôi biết được qua nhiều năm là việc nhận ra rằng sinh viên KHÔNG học chỉ từ việc nghe nhưng họ cần tham gia vào tài liệu để học cái gì đó. “Đọc bài giảng” KHÔNG làm nảy sinh việc học ngay lập tức. Sinh viên cần áp dụng điều họ đã nghe vào cái gì đó để cho họ có thể học được. Đó là lí do tại sao tôi tin "Học qua Hành" là phương pháp dạy tốt hơn.

Là một giáo sư, chính trách nhiệm của tôi là giúp sinh viên hiểu các vấn đề phức tạp bằng cách chia khái niệm khó ra thành những phần thông tin nhỏ hơn để sinh viên học. Tuy nhiên, sinh viên không phải là cái phễu mở chờ đợi thông tin được rót vào, như trong phương pháp giảng truyền thống. Họ cần tham gia vào tài liệu được dạy, phân tích nó, mổ xẻ nó, hỏi nó cho tới khi họ thực sự hiểu nó đầy đủ. Để làm điều này, sinh viên phải được động viên học và tìm nghĩa trong điều họ học.

Nhiều sinh viên không biết làm sao học theo cách này. Học tích cực vẫn là một khái niệm mới vì trong nhiều năm họ được dạy phải thụ động. Mục đích của hệ thống truyền thống là bằng cấp và động cơ là đơn giản: Bằng việc học tập chăm chỉ, qua các kì kiểm tra, và có bằng cấp, thì sinh viên có thể kiếm được việc làm, làm ra tiền, và cuộc sống của họ sẽ tốt hơn. Khái niệm này có thể đúng cho nhiều trăm năm nhưng có thể không còn có tác dụng gì nữa. Ngày nay chúng ta đang sống trong thế kỉ 21 và toàn cầu hoá đang làm thay đổi mọi thứ. Thế giới đang trở thành thị trường cạnh tranh cao và nền kinh tế đất nước có thể lên hay xuống trong vài ngày. Khi sinh viên thấy rằng nhiều bạn bè họ không thể tìm được việc làm, khi họ đọc về số sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp, họ sợ rồi mất động cơ. Nhiều người bắt đầu nghi ngờ việc học của họ và giá trị của giáo dục đại học. Là một đối tác trong quá trình học tập, giáo sư phải hiểu vấn đề này và có khả năng giải thích cho sinh viên rằng nên có cách nhìn rộng hơn về giáo dục thay vì chỉ kiếm việc làm và làm ra tiền.

Để xoá bỏ nỗi sợ của bị thất nghiệp và nhen nhóm lại động cơ của sinh viên, điều quan trọng với giáo sư là giải thích sự khác biệt giữa "tri thức" và "kĩ năng". Tri thức là điều sinh viên học ở trường nhưng kĩ năng là điều họ áp dụng nó vào cái gì đó để đạt tới mục tiêu. Kĩ năng được phát triển qua thời gian và với kinh nghiệm. Vấn đề là nhiều sinh viên lẫn lộn "tri thức" với "kĩ năng" và tưởng rằng với "tri thức" họ có thể làm nhiều thứ ngay lập tức.

Tôi thường giải thích cho sinh viên rằng không ai có thể học các ngôn ngữ lập trình bằng đơn giản đọc sách. Họ phải áp dụng điều họ đọc từ sách vào việc viết mã. Tất nhiên, họ sẽ phạm sai lầm, họ sẽ tạo ra lỗi, họ sẽ làm cho chương trình hỏng giữa chừng. Nhưng bằng việc làm điều đó họ học và cùng với thời gian, họ phát triển kĩ năng lập trình của họ. Điều công nghiệp cần là "kĩ năng" chứ KHÔNG phải là "tri thức sách vở". Để làm việc như người lập trình, sinh viên phải chứng tỏ kĩ năng viết mã, không phải là nói giỏi về "xâu", "chu trình", hay "mảng". Đó là lí do tại sao có sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp. Một số trong họ có bằng cấp và tri thức nhưng có thể không có kĩ năng.

Trong “Học qua Hành”, sinh viên phải tích cực. Họ phải chịu trách nhiệm về việc học riêng của họ. Họ phải được chuẩn bị để học bởi vì học xây dựng nên tri thức và hành phát triển kĩ năng. Tương tự với điều đó, đọc sách giáo khoa và các bài báo được phân công sẽ xây dựng nên tri thức và việc áp dụng nó trong thảo luận trên lớp, trong việc hỏi các câu hỏi, trong việc làm bài tập về nhà sẽ cho phép họ phát triển kĩ năng. Bằng việc có tri thức và kĩ năng, họ có thể làm nhiều điều trong cuộc sống. Đó là giá trị của giáo dục đại học: làm cho sinh viên được giáo dục.

Tôi thường phân công một khối lượng nhiệm vụ đọc "hợp lí" cho sinh viên để đọc trước khi tới lớp. Thời gian trên lớp được dùng chủ yếu cho thảo luận với câu hỏi và trả lời. Bởi vì sinh viên có các động cơ khác nhau, tôi thường cho vài bài báo, một số được yêu cầu và một số là tuỳ chọn. Một số sinh viên đọc tất cả chúng, nhiều người chỉ đọc bài được yêu cầu, và vài người không đọc gì cả. Nếu sinh viên thấy nhiều tài liệu đọc, họ sẽ không đọc rồi tới lớp và phàn nàn. Nếu chỉ có vài bài thì sinh viên sẽ chỉ đọc nửa giờ trước khi lên lớp và tất nhiên, không hiểu kĩ về chúng. Khối lượng "hợp lí" thực tế là chọn lựa rất khó cho giáo sư. Vì không phải mọi sinh viên đều có động cơ, mong đợi họ đọc mọi thứ là không hiện thực. Đó là lí do tại sao tôi cho chọn lựa linh hoạt (được yêu cầu và tuỳ chọn) để cho ít nhất, họ có thể tới lớp có chuẩn bị.

Sinh viên cần cơ hội để đo điều họ biết và không biết. Tôi thường có các bài kiểm tra hàng tuần để cho phép họ đánh giá bản thân họ. Phần lớn sinh viên đều ghét bài kiểm tra, họ nhìn bài kiểm tra như đỗ hay trượt. Điều quan trong cần giải thích cho sinh viên là kiểm tra hàng tuần là việc điều tra được tiến hành để cung cấp cho cả sinh viên và giáo sư các thông tin về tri thức của sinh viên trong lớp. Nó cũng cung cấp cách nhìn khách quan về cách giáo sư cung cấp thông tin cho sinh viên. Điểm kém là chỉ báo rằng sinh viên không hiểu môn học tốt. Mà cũng có thể là giáo sư không giải thích nó đủ rõ ràng. Nếu phần lớn sinh viên làm bài kém thì vấn đề có thể là ở giáo sư. Trong trường hợp này, buổi ôn tập phải được tiến hành để đi qua một số tài liệu để đảm bảo sinh viên hiểu rõ.

Nhiều sinh viên thấy thi và kiểm tra là căng thẳng và đôi khi căng thẳng có thể làm hại hiệu năng của họ. Tôi biết nhiều sinh viên hiểu tài liệu rất tốt nhưng dưới tình huống căng thẳng, họ không thể làm tốt được. Đó là lí do tại sao tôi ưa thích làm việc tổ. Bằng việc để sinh viên làm việc cùng nhau làm giảm căng thẳng của họ và thúc đẩy học tập tốt hơn. Làm việc tổ được thiết kế để tạo điều kiện cho sinh viên cộng tác. Tôi thấy rằng khi làm việc cùng nhau, sinh viên cảm thấy được an ninh, họ không cảm thấy bị căng thẳng thì dễ dàng hơn cho họ đưa ra câu hỏi; ôn tập vấn đề; và giải quyết các nhiệm vụ. Sinh viên thường kiểm các tài liệu đọc thêm và bắt đầu thảo luận giải pháp với nhau. Nhiều người làm điều đó một cách mãnh liệt và đam mê cho quan điểm của họ. Đó là chỗ việc học thực tế xảy ra. Điều đó quả thực là học qua hành.

Trong thảo luận trên lớp, tổ này có thể thách thức giải pháp của các tổ khác. Đó là khi vui đùa bắt đầu. Khi sinh viên bắt đầu thấy rằng có nhiều giải pháp, có nhiều phương án, có nhiều cách nhìn, họ thấy toàn thể hệ thống, bức tranh lớn hơn thay vì chỉ cách nhìn của riêng họ. Đây là lí do tại sao bài tập làm việc tổ là tốt hơn kiểm tra cá nhân. Tổ tranh cãi, cân nhắc, xem xét các phương án, giải thích và kiểm điểm lại quan điểm của họ. Một số dùng thuyết phục, một số hỏi nhiều câu hỏi hơn nhưng cuối cùng họ tất cả đều học cái gì đó. Vào khoảnh khắc đó họ bắt đầu tin vào việc học, họ tin vào quyết định của họ đi học đại học và cảm thấy được động viên học thêm. Đó là điều học tích cực tất cả là gì.

Giáo dục truyền thống nhấn mạnh vào đua tranh. Sinh viên bị buộc đua tranh lẫn nhau hơn là cộng tác. Làm việc cùng nhau được coi là gian lận. Thảo luận trên lớp được coi là mất kiểm soát. Điều đó làm cho việc học thành khó khăn. Điều đó làm cho việc học thành căng thẳng. Điều đó làm cho sinh viên sợ các kì thi. Điều đó làm cho trường học thành chỗ sợ sệt hơn là chỗ học. Tuy nhiên, khi sinh viên tốt nghiệp và đi làm trong công nghiệp, họ phải làm việc trong tổ. Họ phải cộng tác với người khác. Họ phải chia sẻ thông tin. Không có anh hùng trong làm việc tổ. Không có "tôi thắng và anh thua" trong làm việc tổ. Nếu thành công, đó là thành công của tổ. Nếu bị thất bại, toàn tổ chịu thất bại. Không may, nhiều người không thể làm được điều đó. Họ không được dạy là thành viên tổ mà là đối thủ cạnh tranh. Nhiều người không khớp tốt, họ tranh cãi, họ che giấu thông tin, họ không chia sẻ và họ muốn thành công chỉ như cá nhân. Với thái độ đó, tổ không thể đi xa rồi cuối cùng họ trở nên thất nghiệp. Ngày nay mọi công việc công nghệ đều là làm việc tổ, không ai có thể làm việc một mình được. Nếu đại học và công nghiệp cùng làm việc với nhau, họ phải giải quyết vấn đề này đầu tiên.

Những sinh viên đã dành nhiều năm trong giáo dục thụ động truyền thống thường cảm thấy không thoải mái với quá trình học tập tích cực. Nhiều người không hiểu ích lợi của việc tích cực cho nên họ "lưỡng lự" chờ đợi giáo sư bảo họ điều phải làm. Nhiều người chậm điều chỉnh theo quá trình giáo dục mới mà thúc đẩy hợp tác. Họ có thể không muốn nói điều gì vì sợ bị sai. Họ có thể không muốn tham gia vào thảo luận trên lớp vì sợ hỏi câu hỏi sai. Họ không thích xem bài đọc thêm trước giờ lên lớp vì họ tin giáo sư đằng nào cũng sẽ đi qua tài liệu này trong lớp. Là đối tác trong quá trình học, giáo sư cần hiểu vấn đề này và giải thích cho họ về phương pháp "Học qua Hành". Điều quan trọng là giải thích cho họ rằng với toàn cầu hoá, thế giới đang thay đổi nhanh vì công nghệ thay đổi nhanh hơn. Không có tri thức và kĩ năng đúng, sinh viên sẽ không có khả năng cạnh tranh và kiếm được việc làm trả lương tốt. Không có thái độ đúng, sinh viên sẽ không có khả năng xây dựng nghề nghiệp tốt.

Phải mất thời gian cho thay đổi từ hệ thống thụ động truyền thống sang hệ thống tích cực mới. Trong thời kì chuyển tiếp này, sẽ có thách thức mà cả giáo sư lẫm sinh viên phải vượt qua.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com