Steve Jobs: Nhà doanh nghiệp

Trong blog trước, tôi đã viết về nhu cầu có tri thức nào đó như tiền điều kiện cho làm doanh nghiệp. Định nghĩa của tôi về nhà doanh nghiệp là "Ai đó có sở hữu tri thức duy nhất và nhận ra cơ hội kinh doanh để truyền tri thức đó vào thành sản phẩm mới và đảm nhiệm việc đó và nhận rủi ro về việc đó." Tất nhiên, bên cạnh tri thức đặc biệt, nhà doanh nghiệp phải có đam mê mạnh, động cơ, "công nghệ tiên tiến", và ham muốn tiếp tục học để thành công trong khu vực này.

Có lẽ bạn biết rằng Steve Jobs và Steve Wozniak là những người sáng lập ra Apple Computer. (Để biết thêm thông tin về Steve Jobs, xin đọc bài diễn văn của ông ấy cho sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Stanford). Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Steve Jobs tới đại học ReedCollege nhưng bỏ học nửa chừng để sống như một "Hippie", du hành tới nhiều nơi cho tới khi anh ta hết tiền. Anh ta tìm được việc làm trong một cửa hiệu điện tử nơi anh ta gặp Steve Wozniak. Wozniak là một "tài tử điện tử" có đam mê về bất kì cái gì liên kết với điện tử. Anh ta thích lấy các thiết bị điện tử và rồi dựng lại chúng để học mọi sự làm việc ra sao. Wozniak cũng là một người bỏ đại học nửa chừng vì anh ta nghèo và không thể đảm đương được việc đóng học phí đại học. Tuy nhiên, với đam mê mạnh về học tập, anh ta tiếp tục "lén" vào các lớp đại học cho tới khi trường phát hiện ra và yêu cầu anh ta phải đi ra. (Anh ta học tri thức cơ sở ở phổ thông). Anh ta cũng "lén" vào dự các buổi xê mi na kĩ nghệ và hội nghị điện tử bằng việc giả vờ là người phục vụ đồ ăn uống, cho nên anh ta có thể học được nhiều. (Anh ta học tri thức điện tử chuyên sâu trong các hội nghị). Một hôm anh ta thấy trình diễn về máy tính Altair trong một cuộc hội nghị, anh ta bị ấn tượng và quyết tâm xây dựng cái gì đó tương tự như cái đó. Anh ta bắt đầu thiết kế bản mẫu máy tính dùng chip Intel 8080 và biểu diễn cho mọi người xem tại "Câu lạc bộ máy tính bia" tại đại học Stanford (Anh ta phát minh một sản phẩm duy nhất). Điều anh ta muốn là chứng minh rằng có thể dựng máy tính nhỏ dùng các linh kiện đơn giản như băng cassette và màn hình ti vi. Khi Steve Jobs thấy bản mẫu này, anh ta thuyết phục Wozniak rằng họ cùng nhau có thể bán được nó và làm ra một số tiền (Cơ hội kinh doanh). Dựa trên động viên của Jobs, Wozniak đồng ý thành lập công ty và Apple Computer được thành lập tháng tư 1976.

Máy tính đầu tiên là Apple I. Nó được xây dựng trên bo mạch in với băng cassette làm bộ nhớ và có quãng 4 KB bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên (RAM). Người dùng phải móc nó vào ti vi làm màn hình điều khiển. Máy tính này được bán chỉ như "bộ lắp ráp" nhưng nó có một số khách hàng. Dựa trên phản hồi từ người dùng, Wozniak thiết kế và sản xuất Apple II. Mô đen này có màn hình điền khiển, và ổ đĩa mềm, bàn phím và 48KB RAM. Đó đã là thành công khổng lồ và làm cho cả Jobs và Wozniak thành triệu phú. Sau khi công ty thành công, Steve Wozniak trở về đại học Berkeley để hoàn thành bằng cử nhân về kĩ nghệ máy tính (Anh ta muốn học thêm và tất nhiên anh ta có thể đảm đương được việc tới trường bây giờ) và bỏ cho Steve Jobs quản lí công ty đang phát triển nhanh Apple Computer.

Steve Jobs có tham vọng làm Apple Company tốt hơn và lớn hơn IBM. Anh ta tuyển mộ sinh viên từ các đại học hàng đầu như Stanford, Berkeley, và Carnegie Mellon để xây dựng máy tính tiếp có tên là "The Lisa" mà anh ta tin sẽ là máy tính cá nhân tiên tiến nhất và phức tạp nhất vào thời đó. Thay vì dùng các linh kiện hiện có như Apple II, anh ta muốn đặt nó lên những phát minh mới nhất, chưa bao giờ dùng trước đây. Trong thời gian đó, Apple Company đã phát triển lớn thế với nhiều triệu đô la đổ vào từng tháng nhưng Jobs không có tri thức về tài chính, kế toán và quản lí doanh nghiệp. (Đây là nhược điểm của người kĩ thuật, thiếu tri thức và kĩ năng doanh nghiệp.) Anh ta thuê John Sculley, một người quản lí doanh nghiệp năng nổ từ Pepsi Cola về làm việc với mình. Câu nói nổi tiếng anh ta dùng để nhử Sculley về Apple là: "Tại sao một người tài năng như anh lại phí thời gian đi bán nước đường cho trẻ con khi anh có thể có cơ hội tham gia cùng tôi và làm thay đổi thế giới. Cùng nhau chúng ta có thể làm ra lịch sử."

Với John Sculley làm việc như giám đốc điều hành của Apple (CEO), Steve Jobs có thể dành toàn bộ thời gian của mình làm việc với tổ kĩ thuật để xây dựng "The Lisa". (Tin đồn là Lisa là tên cô gái ở đại học Reed đã làm tan vỡ trái tim Steve Jobs.) Về sau công ty đã đổi tên Lisa thành Mac Intosh hay Mac). The Lisa là máy tính đầu tiên có giao diện người dùng đồ hoạ phức tạp (GUI) và "chuột". Bởi vì phần lớn các linh kiện đều là công nghệ mới, chưa bao giờ được dùng trước đây, tổ kĩ thuật và Steve Jobs phải dành nhiều thời gian để làm cho chúng làm việc và không có thời gian cho bất kì cái gì khác. Không có Jobs ở trên đỉnh, John Sculley chiếm cơ hội để cơ cấu cán bộ của công ty bằng nhiều người quản lí hơn, nhiều người trung thành với ông ta và cuối cùng chiếm quyền kiểm soát công ty. Đầu năm 1984, ông ta đuổi Steve Jobs và những người kĩ thuật. Đột nhiên nhà doanh nghiệp đã sáng lập Apple Computer bị không có việc làm. (Đây là lí do tại sao tri thức kĩ thuật là KHÔNG đủ, nhà doanh nghiệp hay ngay cả kĩ sư phần mềm phải có cả hai loại tri thức.)

Bạn có thể hình dung bản thân mình như Steve Jobs vào lúc đó. Người sáng lập mất quyền kiểm soát và nhận được thông báo sa thải từ công ty riêng của mình. Đây là "bài học" nơi Steve Jobs "học" về sự kiện của cuộc sống, về dốt nát của mình trong tri thức doanh nghiệp. Sau một thời gian dài đau khổ, Steve Jobs nhận ra điểm yếu của mình nhưng anh ta KHÔNG từ bỏ đam mê. Anh ta đi tạo ra công ty khác: NeXt Computer, một công ty còn chuyên sâu kĩ thuật cao hơn những người khác vào thời đó. Tuy nhiên, cơ hội kinh doanh đã trôi qua. Điểm yếu của Apple Computer cho phép Microsoft tiến nhanh và chiếm thị trường.

Trong bẩy năm, Apple Company không có sản phẩm mới hay ý tưởng mới. John Sculley là người kinh doanh, KHÔNG phải kĩ thuật. Việc sa thải tổ kĩ thuật của ông ta và thay thế họ bằng bạn bè ông ta đã làm cho nhiều người kĩ thuật xa lánh, người coi Jobs như "anh hùng" của họ. Trong thị trường kinh doanh, Apple KHÔNG thể cạnh tranh được với Microsoft và cổ phần của nó mất phần lớn giá trị. Cuối cùng, John Sculley phải từ chức, Apple Computer đã sẵn sàng nộp đơn phá sản và ai đó gợi ý rằng Apple nên thuê Steve Jobs trở lại. Apple Computer mua công ty NeXt và thuê Jobs trở lại làm CEO mới trong năm 2000. Steve Jobs đã quyết tâm đem đam mê, động cơ, công nghệ tiên tiến, "kĩ năng doanh nghiệp" mà anh ta đã học được trong những năm "đi đầy" trở lại Apple. Từ đó trở đi, không còn nhìn lại. Apple trở nên thành công hơn với nhiều sản phẩm canh tân như Mac, IPod, IPhone, và IPad v.v. Đến lúc này, bạn có lẽ biết phần còn lại của câu chuyện này.

Để trả lời câu hỏi liệu nhà doanh nghiệp có cần giáo dục đại học không, tôi nghĩ Steve Jobs CÓ THỂ KHÔNG cần phải có giáo dục đại học (Anh ta đã có tri thức, đam mê, động cơ và sẵn lòng chấp nhận rủi ro nhưng trên hết, anh ta cũng có ham muốn học từ bài học cuộc sống và tiếp tục học). Ngày nay chỉ có một "Steve Jobs" nhưng có hàng triệu người "muốn là Steve Jobs". Họ chỉ muốn có tiền của ông ấy, danh vọng của ông ấy, của cải của ông ấy nhưng họ KHÔNG có "tri thức", "đam mê", "công nghệ tiên tiến", "khả năng nhận diện cơ hội", sẵn lòng nhận "may rủi", và dũng cảm học từ "bài học cay đắng của cuộc sống" mà Steve Jobs cũng có. Đó là lí do tại sao KHÔNg có Steve Jobs khác.

Nếu bạn vẫn muốn là "Steve Jobs", bạn phải bắt đầu bằng điều ông ấy đã bắt đầu: Có đam mê trong điều bạn làm, học nhiều về tri thức kĩ thuật, có động cơ ngay cả khi bạn đi xuống, dũng cảm ngay cả khi cuộc sống của bạn trở nên cay đắng và không thể chịu nổi, và trên hết, sẵn lòng học không ngừng cho dù từ "kinh nghiệm cuộc sống tồi tệ". Bạn xây dựng loại tính cách này từ đâu? Trong đại học, tất nhiên. Lời khuyên của tôi: Xin hãy học tập chăm chỉ và ở trong trường. KHÔNG để cái gì làm sao lãng bạn khỏi mục đích của mình, KHÔNG để bất kì thất bại nhỏ bé nào đưa bạn xuống, KHÔNG để bất kì cái gì làm ngã lòng bạn, đi theo mơ ước của bạn, đi theo trái tim bạn, hình thành tổ để chia sẻ tri thức, có mục đích cả đời để tiếp tục học. Tại sao bạn học những điều này trong đại học? Bởi vì bạn có thể thất bại vài lần trong lớp, nhưng bằng việc học từ chúng, bạn sẽ KHÔNG thất bại trong cuộc sống. Đại học là nơi bạn học và chuẩn bị để đối diện với cái gì đó lớn hơn, to hơn, và thách thức hơn: bản thân cuộc sống.

Ngày nay, công nghệ là lĩnh vực mới nhưng có nhiều tiềm năng và cơ hội. Bằng việc chọn lĩnh vực này để học tập, bạn đang ra quyết định đúng đắn. Tôi tin tương lai của lĩnh vực này là rất hứa hẹn với nhiều khám phá mới và nhiều cơ hội hơn. Để trả lời câu hỏi của bạn: "Nhà doanh nghiệp có cần giáo dục đại học không?" câu trả lời của tôi là: "Dứt khoát có."

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem