Six Sigma
Six Sigma là một trong những phương pháp luận quản lí chất lượng phổ biến nhất được dùng trong công nghiệp ngày nay. Nó bắt đầu năm 1986 như một phương pháp dựa trên thống kê để làm giảm biến thiên trong qui trình chế tạo điện tử tại Motorola. Về nguồn gốc, nó dựa trên khái niệm “Quản lí chất lượng toàn bộ” và được thích ứng cho công nghiệp điện tử nhưng qua thời gian, nó được “quảng cáo” như có nhiều nghĩa khác biệt tuỳ theo ai giải thích nó.
Khi tôi làm việc tại Motorola vào cuối những năm 1980, Six Sigma chỉ được dùng bên trong công ti về cải tiến tấm nền, một lát mỏng vật liệu bán dẫn, trên đó các vi mạch được xây dựng lên. Qui trình chế tạo này là dễ sinh lỗi và tốn kém cho nên bằng việc áp dụng các cách đo (Six Sigma là 3.4 lỗi trên một triệu cơ hội) chúng tôi có thể giảm số các khiếm khuyết tương ứng. Tuy nhiên, những người khác đã thích ứng kĩ thuật này và thuật ngữ này vào trong các khu vực khác như kinh doanh, tài chính, phần mềm và qua thời gian, Six Sigma đã tiến hoá thành nhiều thứ với nhiều người.
Ngày nay, theo đào tạo của Motorola, Six Sigma là độ đo, phương pháp luận, và hệ thống quản lí.
Theo quan điểm độ đo, Six Sigma được dùng như thang cho các mức độ ‘tốt’ hay chất lượng. Một Six Sigma bằng 3.4 khiếm khuyết trên một triệu cơ hội (DPMO). Thuật ngữ ‘Six sigma’ bắt nguồn từ thuật ngữ toán học và thống kê như đơn vị đo theo biến thiên.
Theo quan điểm phương pháp luận, Six Sigma có thể được dùng như việc cải tiến doanh nghiệp hội tụ vào các qui trình tổ chức bởi: 1) Hiểu và quản lí yêu cầu khách hàng, 2) Gióng thẳng các qui trình nghiệp vụ then chốt để đạt tới các yêu cầu đó, 3) Sử dụng phân tích dữ liệu nghiêm ngặt để tối thiểu hoá biến thiên trong các qui trình đó, 4) Dẫn lái cải tiến nhanh và bền vững cho các qui trình doanh nghiệp. Để thực hiện các qui trình này, tổ chức phải áp dụng mô hình cải tiến có tên là DMAIC là chữ viết tắt cho: Define opportunity (xác định cơ hội); Measure performance (Đo hiệu năng); Analyze opportunity (Phân tích cơ hội); Improve performance (Cải tiến hiệu năng); và Control performance (Kierm soát hiệu năng)..
Theo quan điểm quản lí: Six Sigma chủ trương rằng các độ đo và phương pháp luận là không đủ để làm cải tiến qua thời gian. Điều quan trọng hơn là đối xử Six Sigma cũng là hệ thống quản lí để thực thi chiến lược doanh nghiệp bởi 1) Gióng thẳng chiến lược doanh nghiệp với nỗ lực cải tiến mấu chốt; 2) Động viên tổ tấn công vào các dự án có tác động cao; 3) Tăng tốc kết quả kinh doanh được cải tiến; 4) Giám quản nỗ lực để đảm bảo cải tiến được bền vững.
Về căn bản, Motorola nhấn mạnh rằng bạn phải dùng tất cả ba quan điểm này để đạt tới cải tiến bền vững qua thời gian. Các độ đo qui trình và phương pháp luận của Six Sigma phải được áp dụng cho các cơ hội cải tiến trực tiếp có móc nối tới chiến lược tổ chức. Để thực hiện phương pháp luận Six Sigma, tổ chức phải tạo ra các tổ với người lãnh đạo tổ. Những người này cần được đào tạo về phương pháp Six Sigma (Đây là nơi nhiều nhà tư vấn tới và đó là lí do tại sao Six Sigma trở thành rất phổ biến). Tổ phải biết cách dùng các độ đo và công cụ cải tiến (nhiều đào tạo hơn và nhiều công cụ hơn), cũng như biết cách trao đổi với khách hàng bên trong, bên ngoài, và nhà cung cấp vì họ là một phần của các qui trình mấu chốt của dây chuyền chuyển giao của tổ chức. Sau một số đào tạo, thành viên tổ có thể đạt tới hạng nào đó như Đai Đen, Đai Lục v.v. được lấy theo hệ thống đẳng cấp của Karate, kí hiệu cho những người có phẩm chất khác nhau, và tri thức chuyên gia. Lãnh đạo tổ Six Sigma (Đai Đen) biết cách dùng công cụ đo tại từng pha của cải tiến để xác định, đo, phân tích và kiểm soát biến thiên trong chất lượng qui trình, và để quản lí người, tổ và trao đổi.
Tôi đã trải qua việc dùng Six Sigma trong qui trình chế tạo điện tử khi tôi làm việc tại Motorola. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều giải thích khác nhau thế về ứng dụng của Six Sigma vào các khu vực khác và khó làm quan sát khách quan để xác định cách nó làm việc. Chẳng hạn, để đạt tới Six Sigma trong phần mềm, điều đó có nghĩa sản phẩm phần mềm phải đạt tới không lớn hơn 3.4 khiếm khuyết trên một triệu dòng mã không? Tôi đã thấy nhiều công ti phần mềm tuyên bố đạt tới “Six Sigma” nhưng tôi không biết nó có nghĩa gì cho nên tôi thừa nhận dốt nát của mình trong khu vực này và để các chuyên gia giải thích nó.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Mô hình tăng trưởng năng lực tổ chức
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University