Sinh viên nước ngoài ở Mĩ
Khi sinh viên nước ngoài tới Mĩ để học tập, nhiều người gặp khó khăn trong điều chỉnh theo hệ thống giáo dục ở đây. Phần lớn mọi người đều tin khó khăn liên quan tới ngôn ngữ (tiếng Anh so với tiếng mẹ đẻ) nhưng ngay cả những sinh viên tới từ các nước nói tiếng Anh cũng gặp khó khăn. Theo quan sát riêng của tôi, ngôn ngữ chỉ là một yếu tố nhưng các yếu tố then chốt là khác trong cách dạy và môi trường lớp học.
Phương pháp dạy ở hầu hết các nước, đặc biệt là châu Á và châu Phi, chủ yếu dựa trên đọc bài giảng với việc tập trung vào sách giáo khoa. Sinh viên thường ngồi và nghe bài giảng rồi tự họ học hay làm bài tập. Việc học chính dựa trên ghi nhớ thuộc lòng từ sách giáo khoa và ghi chép bài giảng để qua được kì thi. Ngược lại, ở các lớp học Mĩ, bài giảng là tương đối ngắn, chỉ hội tụ vào các khái niệm then chốt nhưng sinh viên được khuyến khích tham gia vào thảo luận trên lớp để thúc đẩy thêm việc học của họ. Sinh viên Mĩ học từ nhiều nguồn thay vì chỉ sách giáo khoa. Họ truy nhập vào Internet để tìm thông tin thêm, đọc các bài báo kĩ thuật từ các websites, xem video giáo dục, hay nghe bài giảng trên CD. Phần lớn các lớp học đều được trang bị máy tính, ti vi, máy chiếu cho nên sinh viên có nhiều nguồn thông tin để học. Phần lớn các sinh viên Mĩ cũng đọc tài liệu trước rồi tham gia vào trong các tổ để trao đổi ý tưởng và áp dụng điều họ đã học vào bài tập về nhà để phát triển kĩ năng của họ. Việc học chính của nhiều sinh viên nước ngoài là tự bản thân họ học từ sách giáo khoa và hiếm khi tham gia vào trong tổ. Làm việc tổ là phần bản chất của quá trình học tập của sinh viên Mĩ nhưng với sinh viên châu Á và châu Phi, việc học của họ phần lớn là hoạt động cá nhân. Không hiểu các sự kiện này và được chuẩn bị cho các khác biệt, sinh viên nước ngoài sẽ tiếp tục gặp khó khăn khi điều chỉnh và có thể không thành công trong việc đạt tới mục đích giáo dục của họ.
Việc học ở Mĩ là thách thức, đặc biệt với những sinh viên đang lập kế hoạch ở lại làm việc ở đó vì những vấn đề nhỏ có thể trở thành vấn đề lớn hơn nếu họ không thể điều chỉnh được theo môi trường mới. Phần lớn sinh viên nước ngoài đều có xu hướng làm bạn với những người từ nước họ. Điều đó là dễ hiểu vì họ cảm thấy thoải mái hơn với những người cùng ngôn ngữ và có chung văn hoá tương tự. Nhưng điều đó tạo ra nhiều vấn đề hơn trong việc cải tiến tiếng Anh của họ. Và không có kĩ năng ngôn ngữ tốt, họ sẽ có nhiều khó khăn hơn trong các hoạt động của lớp như làm việc tổ. Nhiều sinh viên Mĩ phàn nàn với tôi rằng thành viên tổ người nước ngoài không trao đổi tốt và ưa thích làm việc nơi biệt lập thay vì là một phần của tổ. Một số sinh viên nước ngoài giải thích: “Em tới đây để được giáo dục và có nhiều thứ thế phải học, em không có thời gian để làm bạn với người khác.” Không phát triển kĩ năng làm việc tổ, nhiều người bỏ lỡ cơ hội học và là một phần của tổ. Đến cuối môn học, nhiều sinh viên nước ngoài nhận được điểm thấp nhất mà các thành viên khác của tổ cho họ. (Lưu ý: Thành viên tổ đánh giá lẫn nhau trong kiểm điểm ngang quyền. Điểm này được thêm vào điểm chung cuộc.) Cùng điều này xảy ra trong công nghiệp, nhiều người quản lí bảo tôi: “Thầy cần nhấn mạnh nhiều hơn vào làm việc tổ trong môn học của thầy, đặc biệt cho các kĩ sư châu Á và châu Phi. Họ thông minh và làm việc chăm chỉ nhưng nhiều người có khó khăn khi làm việc trong tổ. Nếu tôi cho họ cái gì đó để làm, họ sẽ hoàn thành tốt nó. Nhưng nếu họ phải làm việc cùng người khác, họ không hợp tác tốt lắm và thường lâm vào trục trặc. Đó là vấn đề trao đổi nhưng nếu họ không thể nói được cho người khác, họ không thể làm việc tốt trong tổ. Ngày nay phần lớn công việc là làm việc theo tổ và họ phải có kĩ năng này.” Tôi cũng thấy rằng trong công nghiệp công nghệ, nhiều công nhân nước ngoài thường nhận được đánh giá kém hay lương thấp vì họ không thể hoà hợp được với người khác.
Ở châu Á và châu Phi, thầy giáo là nguồn hướng dẫn chính cho hầu hết mọi thứ. Ở Mĩ bên cạnh thầy giáo, có trợ giảng và các cố vấn. Trong hầu hết các trường, sinh viên được phân công theo một cố vấn, người sẽ chăm nom về học tập hàn lâm của họ, và cho lời khuyên về nghề nghiệp và nhu cầu tình cảm. Những cố vấn này giúp sinh viên lập kế hoạch nghề nghiệp của họ và lựa chọn môn học mà có thể giúp cho họ xây dựng một nền tảng mạnh cho nghề nghiệp của họ. Sinh viên Mĩ đi tới gặp các cố vấn của họ thường vì những lời khuyên, nhưng sinh viên nước ngoài, đặc biệt sinh viên châu Á hiếm khi đi tới gặp các cố vấn của họ. Một số người bảo tôi rằng họ cảm thấy không thoải mái dể diễn đạt bản thân họ với ai đó mà họ không biết. Phần lớn ưa chuộng giữ vấn đề lại cho bản thân mình nhưng sự kiện là nhiều người coi việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ ai đó khác là dấu hiệu của yếu kém. Một sinh viên bảo tôi: “Em là người lớn và em không cần giúp đỡ.” Phần lớn sinh viên nước ngoài tới học ở Mĩ đặc biệt ở các đại học hàng đầu thường là sinh viên giỏi nhất nhưng do khó khăn ngôn ngữ và không quen thuộc với phương pháp học tập, có thể tụt lại sau trong lớp và họ thường bị chán nản. Ở mọi trường, có trợ giảng (TA), thường là những sinh viên ở mức tốt nghiệp, người được phân công để giúp cho họ trong việc học tập của họ. Nhưng cùng điều này xảy ra với trợ giảng, sinh viên châu Á hiến khi tìm sự giúp đỡ trừ phi TA là ai đó tới từ cùng đất nước hay nói cùng một ngôn ngữ. Nhiều sinh viên châu Á bảo tôi rằng họ ưa thích nói chuyện với tôi vì tôi cũng là người châu Á thay vì nói chuyện với người phương tây khác.
Yếu tố khác làm phân biệt các trường Mĩ với các trường khác là hành vi của sinh viên trong lớp. Ở châu Á và châu Phi sinh viên phải tuân theo kỉ luật nghiêm ngặt trong lớp học. Các hành vi phá rối là không chấp nhận được và có thể bị phạt. Xử trí với những vấn đề kỉ luật này có thể lấy mất thời gian trên lớp vì thầy giáo là người duy trì kỉ luật. Sinh viên Mĩ được huấn luyện từ rất sớm để chịu trách nhiệm cho hành vi riêng của họ. Nếu họ không muốn học, họ không phải tới lớp. Nếu họ không muốn học, họ có thể bỏ lớp mà không phải hỏi xin phép. Thầy giáo hiếm khi áp kỉ luật lên sinh viên vì đó không phải là việc của họ. Nếu sinh viên có vấn đề hàn lâm hay không hiểu tài liệu của lớp, họ có thể tới gặp người trợ giảng. Nếu họ có vấn đề cá nhân, họ nói chuyện với các cố vấn. Đây là những dịch vụ được cung cấp cho mọi sinh viên nhưng với bất kì lí do nào, nếu sinh viên nước ngoài không muốn dùng các dịch vụ này, họ sẽ bỏ lỡ cơ hội cải tiến việc học của họ vì sinh viên không thể tự mình giải quyết được mọi vấn đề.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com