Sau ngày tốt nghiệp

Sau ngày tốt nghiệp

Sinh viên đại học năm thứ tư chuẩn bị cho kì thi cuối cùng của họ, họ nhận ra rằng lần đầu tiên trong đời họ, họ không phải quay lại trường năm tới. Rời khỏi trường là kinh nghiệm vừa hạnh phúc vừa buồn. Họ hạnh phúc vì nó đánh dấu thành tựu của họ sau nhiều năm nỗ lực và tốt nghiệp là lí do cho mở hội. Đồng thời, họ buồn vì điều đó có nghĩa là rời khỏi bạn bè và cuộc sống sinh viên hồn nhiên. Khi ngày cuối của trường tới gần, nhiều người cũng nghĩ về nghề nghiệp và việc làm của họ.

Với sinh viên sắp tốt nghiệp, đây là lúc cuộc sống của họ thay đổi mãi mãi. Họ không còn là sinh viên mà là người lớn có trách nhiệm. Họ không còn hồn nhiên khi đối diện với thực tại của cuộc sống. Khi họ bước ra khỏi cái kén bảo vệ của họ, họ bắt đầu nhận ra về các kế hoạch nghề nghiệp của họ và mơ ước của họ. Đây là lúc họ hiểu đầy đủ liệu kế hoạch nghề nghiệp của họ là tốt hay không. Đây cũng là thời gian khi họ nhận ra rằng có khác biệt giữa bản thân họ. Trước lúc tốt nghiệp, họ sẽ thấy rằng một số bạn đã có đề nghị việc làm trong khi số khác vẫn còn tìm việc làm. Họ sẽ thấy rằng một số bạn là tự tin là họ sẽ có được cái gì đó sớm trong khi những người khác đang hoảng hốt về những xin việc làm chưa được trả lời. Họ sẽ học về các mong đợi từ các công ty về kĩ năng việc làm mà họ chưa bao giờ nghe nói và nhiều người sẽ bị choáng.

Mọi năm, tôi đều thấy sinh viên tốt nghiệp trong thư viện hay trong phòng chờ của trường với những câu chuyện tương tự như “Tôi tốt nghiệp với bằng về lịch sử nhưng không ai muốn thuê nhà lịch sử.”, “Bạn có biết công ty nào thuê người tốt nghiệp văn học không?” “Tôi cần việc làm về kịch vì mơ ước của tôi là tới Hollywood.” Đây cũng là lúc thực tại và mơ ước va chạm và nhiều giấc mơ bị tan vỡ.

Nhiều giáo sư đại học coi việc của họ là giáo dục sinh viên nhưng sinh viên làm gì với giáo dục của họ lại không phải là mối quan tâm của họ. Một số người không muốn nói chuyện với sinh viên lo lắng này. Họ chỉ cho sinh viên tới cố vấn nghề nghiệp của trường. Nhiều cố vấn nghề nghiệp sẽ cho sinh viên lời khuyên về cách xin việc hay cách chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn việc làm nhưng giới hạn sự tham gia của họ về sau. Điều đó để lại cho nhiều sinh viên lo lắng cảm giác về việc bị bỏ rơi.

Tôi thường tụ tập một số người trong họ ở thư viện để bắt đầu thảo luận nghiêm chỉnh với họ về tương lai của họ. Tôi bắt đầu bằng việc nói rằng tuyệt đối không có gì sai với việc chọn lĩnh vực học tập mà họ yêu thích. Không có gì sai nếu họ thích văn học và theo đam mê của họ để là nhà văn. Không có gì sai với việc chọn kịch và có mơ ước là nam diễn viên hay nữ diễn viên ở Hollywood. Tuy nhiên, đừng lẫn lộn giữa đam mê và ao ước. Có khác biệt lớn giữa điều họ ước và đam mê của họ. Không ai có thể đảm bảo rằng đi theo đam mê sẽ dẫn tới điều họ ước. Đam mê của họ không đảm bảo cho họ thành công, được giầu có, hay có danh tiếng. Lời khuyên của tôi là đơn giản: Đừng phí thời gian vào khổ. Đừng cảm thấy cay đắng về chọn lựa của bạn vì bạn không thể thay đổi mọi sự trong quá khứ. Tận hưởng cuộc sống của bạn và không sợ thất bại. Bạn có thể không có khả năng kiếm được việc làm mà bạn muốn hôm nay, nhưng bạn có thể lấy một bước nhỏ hôm nay để cải thiện tình thế của bạn. Có cái gì đó mà bạn có thể tận hưởng và không cảm thấy tệ như đọc cuốn sách hay để tận hưởng ngày của bạn; đi dạo trong công viên với một người bạn; hay giúp đỡ ai đó đang cần và nghĩ về mọi khả năng bạn có thể làm. Không kiếm được việc vào lúc này không phải là chỗ cuối của thế giới và bao giờ cũng có các phương án. Bạn có cân nhắc tới việc thêm một năm hay hai năm ở đại học để học kĩ năng mới và có chọn lựa thay thế hơn là ở nhà và cảm thấy cay đắng? Có những việc làm không có đủ người và có những người không có việc làm. Việc đào tạo thêm về lĩnh vực học tập có nhu cầu cao có phải là giải pháp hợp lí không?

Nhiều sinh viên bị căng thẳng thế họ không nghĩ được về các phương án khác. Họ so sánh bản thân mình với người khác và cảm thấy cay đắng. Thỉnh thoảng họ phàn nàn: “Chúng em dành cùng thời gian ở đại học; cùng khối lượng nỗ lực nhưng một số người có việc làm tốt, lương tốt còn chúng em thậm chí không có được phỏng vấn.” Tôi khuyên họ đừng có cảm giác tiêu cực vì không có đề nghị việc làm sau khi tốt nghiệp không có nghĩa là họ sẽ không thành công trong cuộc sống hay không có khả năng tận hưởng cuộc sống. Đây không phải là lúc để ở trong cay đắng mà hiểu rằng họ đã đạt được cái gì đó quan trọng bằng việc hoàn thành giáo dục đại học. Việc học không chấm dứt ở đó vì nó sẽ tiếp tục tới phần còn lại của đời họ.

Đối diện với khó khăn trong tìm việc làm tốt, nhiều sinh viên đang cân nhắc tiếp tục giáo dục của họ để học kĩ năng mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm. Theo những con số mới do chính phủ Mĩ đưa ra, con số sinh viên đăng tuyển vào bằng thứ hai đã tăng lên tới 27 phần trăm trong năm 2011 so với năm trước đó. Chọn lựa hàng đầu trong số họ là: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, và chăm sóc sức khoẻ.

Nữ nghệ sĩ Julia Robert đã không kiếm được việc làm diễn viên của mình sau khi học về kịch. Cô ấy chuyển sang bác sĩ thú y để kiếm sống nhưng vẫn theo đuổi đam mê của cô ấy. Cuối cùng cô ấy được việc làm diễn xuất nhỏ trong nhà hát New York. Sau vài năm cô ấy được đề nghị việc làm ở Hollywood. Brad Pitt đã học về báo chí nhưng không thể kiếm được việc làm vì anh ta đã trượt một lớp trong năm cuối. Anh ta chuyển sang làm người mẫu quần áo trước khi kiếm việc diễn xuất. Tiger Wood học kinh tế, không thể tìm được việc làm rồi trở thành người đánh golf chuyên nghiệp. Diễn viên Matt Damon học văn học Anh, làm việc ở nhà hàng trong nhiều năm trước khi diễn xuất. Bây giờ anh ấy nổi tiếng và kiếm sống tốt, anh ấy bắt đầu viết tiểu thuyết (đam mê của anh ấy). Tỉ phú Donald Trump đã học kinh tế và muốn là một giáo sư đại học nhưng không thể tìm ra việc làm. Ông ấy trở thành thầy giáo trung học và đầu tư vào đất đai nơi đó ông ấy trở thành tỉ phú. Bây giờ ông ấy mở đại học riêng của ông ấy nơi ông ấy có thể là giáo sư. Vài người thành công sau đại học, nhiều người dành nhiều năm làm việc trong việc làm mà chẳng có gì liên quan tới giáo dục của họ, nhưng chừng nào họ còn đi theo mơ ước và đam mê của họ, một số sẽ thành công.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem