Sai lầm sinh viên thường phạm phải trong phỏng vấn việc làm
Phỏng vấn việc làm là bước thứ hai trong quá trình thuê người. Nó ngụ ý bạn đủ phẩm chất cho vị trí đó nên công ty muốn biết thêm về bạn và quyết định liệu họ có muốn thuê bạn hay không. Một cách điển hình với mọi vị trí, công ty sẽ phỏng vấn hai hay ba người để cho bạn có 50% hay 33% cơ hội kiếm được việc làm. Điều rất quan trọng là được chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn việc làm. Sinh viên thường chia sẻ với tôi về những sai lầm họ phạm phải trong các cuộc phỏng vấn việc làm của họ và tại sao họ không có được việc làm mà họ muốn. Sau đây là một số trong những sai lầm của họ:
Một sinh viên nói với tôi: “Em thực sự muốn làm việc cho Google, cho nên em rất hạnh phúc là họ gọi em vào phỏng vấn. Tuy nhiên em có bài thi vấn đáp trong tuần đó cho nên em đã yêu cầu thay đổi ngày phỏng vấn sang tuần sau. Mặc dầu em đã làm tốt trong cuộc phỏng vấn đó, người quản lí bảo em rằng vị trí đó đã đươc ai đó lấy, người tới trong tuần trước, cho nên em bị lỡ cơ hội đó."
Lời khuyên của tôi: Bạn KHÔNG BAO GIỜ nên hoãn cuộc phỏng vấn việc làm. Công ti thường chọn vài ứng cử viên cho phỏng vấn việc làm và nếu bạn không có đó thì họ chọn ai đó khác. Trong thị trường việc làm cạnh tranh này bạn phải nắm lấy cơ hội ngay lập tức. Tốt hơn cả là đề nghị giáo sư của bạn cho phép bạn làm bài thi vấn đáp vào ngày sau nhưng ĐỪNG BAO GIỜ đề nghị công ty chờ đợi cho tới khi bạn sẵn sàng.
Một sinh viên hối tiếc: “Em đã làm tốt thế trong cuộc phỏng vấn. Em đã trả lời mọi câu hỏi một cách đúng đắn và khi họ hỏi em liệu em có câu hỏi nào không, em đã hỏi về lương và đột nhiên mọi sự trở thành không thoải mái. Đến cuối, em đã không có được việc làm. Em có nên thảo luận về lương trong phỏng vấn không?
Lời khuyên của tôi: ĐỪNG BAO GIỜ là người đầu tiên thảo luận về lương. Điều đó ngụ ý bạn quan tâm nhiều về tiền hơn bất kì cái gì. Nó là dấu hiệu rằng bạn có thể chuyển việc làm khi ai đó đề nghị lương tốt hơn. Cho dù người quản lí thuê người muốn biết yêu cầu lương của bạn, bạn không bao giờ nên nhắc tới bất kì CON SỐ nào. Câu trả lời tốt hơn là: “Ông biết về phẩm chất của tôi và tôi sẽ hài lòng chấp nhận bất kì đề nghị hợp lí nào.” Đây là logic: Nếu người quản lí thuê người lập kế hoạch trả cho bạn $120,000 nhưng bạn nói $100,000 thế thì người đó có thể nghĩ: “Người này có thể không xứng đáng với điều mình nghĩ, có thể anh ta không tốt đến thế.” Nhưng nếu bạn nói $130,000 thì người đó có thể nghĩ: “Anh ta đòi nhiều hơn điều mình có thể trả cho nên mình phải kiếm ai đó khác vì anh ta có thể bác bỏ đề nghị của mình.” Trong cả hai tình huống, bạn sẽ không có được việc làm.
Một sinh viên giải thích: “Em có cuộc phỏng vấn việc làm với Apple; em háo hức và tới sớm nửa giờ. Người quản lí phỏng vấn không hài lòng và mặc dầu em làm tốt nhưng em đã không có được việc làm.”
Lời khuyên của tôi: Tới muộn cho cuộc phỏng vấn việc làm là điều rất tệ. Nhưng tới quá sớm trước thời gian cũng tệ tương đương. Cho dù người quản lí phỏng vấn có thể đề nghị bạn đợi nhưng họ phải vội vàng để hoàn thành điều họ dự định làm để phỏng vấn bạn. Nếu họ bận rộn, họ có thể bực và không thể nào được thuê nếu họ bực bạn. Nếu bạn tới trong bất kì cuộc phỏng vấn nào sớm hơn 10 phút, đợi ở bên ngoài và ĐỪNG vào khi chưa tới giờ. Nửa giờ sớm trước lịch là quá sớm và có thể là tín hiệu rằng bạn đang thúc họ làm cái gì đó cho bạn.
Một sinh viên nói: “Em để nhiều thứ vào bản lí lịch của em để cho nó có vẻ tốt. Trong cuộc phỏng vấn, em được hỏi nhiều câu hỏi về chúng mà em không thể trả lời được cho nên em không có được việc làm.”
Lời khuyên của tôi: Bạn phải đọc từng mô tả việc làm một cách cẩn thận và sửa bản lí lịch của bạn để khớp với yêu cầu việc làm bằng kĩ năng của bạn. Đừng để mọi thứ vào trong đơn xin việc của bạn, đặc biệt những điều bạn không biết rõ vì điều đó có thể bị coi như là bạn là kẻ nói dối. Chẳng hạn, khi liệt kê về việc: “Phải có năm năm kinh nghiệm trong cơ sở dữ liệu” điều đó nghĩa là người xin phải thực sự là chuyên gia với năm năm kinh nghiệm. Nếu bạn không đủ phẩm chất thì đừng xin vào. Trong cuộc phỏng vấn việc làm, họ sẽ hỏi bạn về điều bạn đã viết trong đơn xin việc. Nếu bạn không biết rõ chúng, họ nghĩ rằng bạn là không có năng lực khi bạn làm phí hoài thời gian của bạn và của họ. Xin lưu ý rằng những người phỏng vấn có thể nhớ bạn, đặc biệt khi họ tin rằng bạn không phải là người chân thật. Điều đó có thể làm hại cho cơ hội của bạn được xét tới cho việc làm tương lai tại công ty đó.
Một sinh viên phàn nàn: “Em đã xin vào vị trí quản lí hệ thông tin. Em đã được chuẩn bị tốt cho các câu hỏi kĩ thuật nhưng trong cuộc phỏng vấn, họ hỏi em về những điều hoàn toàn không liên quan tới điều em đã học trong trường như toàn cầu hoá, thế giới phẳng, các biến cố kinh tế ở châu Âu, và khủng hoảng tài chính. Mặc dầu em đã học tốt khu vực kĩ thuật nhưng em đã không có được việc làm."
Lời khuyên của tôi: Ngày nay phần lớn các công ty đều mong đợi nhiều hơn chỉ vấn đề kĩ thuật từ những người tốt nghiệp. Bạn không phải là chuyên gia nhưng ít nhất bạn biết cái gì đó về điều đã xảy ra trên thế giới vì chúng ta đang sống trong thế giới được kết nối. Đó là chỉ báo rằng bạn nhận biết về thế giới quanh bạn. Một người có tri thức toàn cầu thường được coi là người có quan tâm, người có suy nghĩ và người thông thái. Điều quan trọng cho sinh viên là phát triển thói quen đọc tốt về các chủ đề chung để mở rộng tri thức của họ. Không có tri thức cơ sở nào đó về các biến cố thế giới, bạn có thể bị coi là "dốt nát" và bạn có cho rằng công ty sẽ thuê người dốt không?
Một sinh viên nói: “Trong cuộc phỏng vấn, họ hỏi em về các giáo sư trong trường. Em không thích một giáo sư vì thầy đó kiêu ngạo và không tốt với em cho nên em nói với họ về cảm giác của em. Mặc dầu em làm tốt trong khu vực kĩ thuật, em đã không được thuê. Đấy có phải là vì cái gì đó em đã nói không?"
Lời khuyên của tôi: Bạn ĐỪNG BAO GIỜ nói cái gì đó tiêu cực về bất kì cái gì trong cuộc phỏng vấn. Nếu bạn không thích giáo sư của bạn, giữ lấy điều đó cho bản thân bạn. Khi người phỏng vấn của bạn hỏi bạn về những người khác, bao giờ cũng nói cái gì đó tốt về họ như: “Tôi rất sung sướng được làm việc trong tổ vì tôi làm việc tốt với mọi người.” Hay “Tôi rất biết ơn được học với giáo sư X, thầy ấy đã dạy tôi nhiều điều.” Điều tiêu cực về bất kì ai có nghĩa là bạn có thể không làm tốt trong tổ, và bạn có thể nói cái gì đó xấu về người quản lí của bạn nếu người đó thuê bạn nữa.”
Một sinh viên nói: “Trước cuộc phỏng vấn, em bồn chồn và có lẽ đã nói điều gì đó không tốt với cô tiếp tân. Mặc dầu em đã làm rất tốt trong cuộc phỏng vấn nhưng em đã không có được việc làm. Về sau em mới biết là cô tiếp tân đã báo cáo về em cho người quản lí.”
Lời khuyên của tôi: Bạn nên lễ phép với mọi người trong cuộc phỏng vấn việc làm của bạn, kể cả với thư kí hay người tiếp tân. Thỉnh thoảng bình luận của họ có thể làm thay đổi ý kiến của người quản lí của họ về bạn. Người quản lí thường hỏi các ý kiến về bạn từ những người bạn có tiếp xúc trong cuộc phỏng vấn. Tưởng tượng một cô tiếp tân nói: “Cậu trẻ đó kiêu căng và có thái độ xấu với mọi người” hay thư kí của ông ấy báo cáo: “Cậu ta rất thô lỗ với tôi.” Bạn nghĩ người quản lí sẽ thuê bạn nếu bạn xúc phạm người CỦA ÔNG ẤY?
Một sinh viên nói: “Em có cuộc phỏng vấn được lên lịch ngay sau cuộc đấu bóng. Mặc dầu em tới đúng giờ và đã trả lời tốt hầu hết các câu hỏi, em đã không có được việc làm. Em tin em đã trông không ổn sau khi đá bóng."
Lời khuyên: Làm sao bạn có thể đi tới cuộc phỏng vấn việc làm ngay sau khi chơi đá bóng được? Cái nào là quan trọng với bạn? Bạn có tắm sau đó không? Bạn có chải đầu không? Ấn tượng đầu tiên mọi người có về bạn là dáng vẻ và quần áo của bạn. Nếu bạn trông đẫm mồ hôi với tóc không chải, bạn không gây ấn tượng được cho ai. Xin chú ý tới các chi tiết dáng vẻ. Nếu bạn không chăm sóc về bạn trông như thế nào và ăn mặc lôi thôi thì bạn nghĩ gì về người khác sẽ nghĩ về bạn? Kĩ năng kĩ thuật là quan trọng, nhưng dáng vẻ cũng vậy. Bạn có thể có mọi phẩm chất, nhưng nếu phong cách cá nhân của bạn không cộng hưởng với người quản lí thuê người, thì bạn có thể bị mất việc về tay ai đó có kĩ năng ít hơn và dáng vẻ tốt hơn với thái độ đúng.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com