Sai lầm chung sinh viên thường phạm phải khi tìm việc làm

Tìm việc làm trong suy thoái kinh tế là khó. Với hàng nghìn người tốt nghiệp đang tìm việc làm, cạnh tranh là dữ dội và qua được qui trình xử lí đơn xin việc để có phỏng vấn việc làm là không dễ. Theo một khảo cứu, các lí do nhiều sinh viên không có được phỏng vấn việc làm vì họ thường phạm sai lầm trong đơn xin của họ khi xin việc lần đầu tiên sau tốt nghiệp. Sau đây là một số sai lầm chung:

Sinh viên thường viết "lí lịch chung chung" và gửi cho hàng trăm công ty với hi vọng có được phỏng vấn việc làm. Ngày nay với emails, gửi bản lí lịch cho hàng nghìn công ty là dễ hơn nhiều. Một sinh viên nói với tôi: “Nó cũng giống như đánh bạc thôi, bạn đặt vào một nghìn đánh cá, và cơ hội là bạn có thể được cái gì đó.” Không may, đó là sai lầm chung nhất mà sinh viên phạm. Ngày nay các công ty thuê người không đọc cả nghìn bản lí lịch nữa mà dùng phần mềm để "lọc ra" những đơn không được cần và tự động gửi thư bác bỏ trở lại qua email. Một người quản lí thuê người nói: “Nếu bạn không đọc kĩ mô tả việc của tôi và hướng dẫn làm đơn, bạn không có cơ hội nào. Mô tả việc làm là điều công ty cần. Nếu bạn không sánh đúng đích xác về kĩ năng, phần mềm sẽ tự động loại bạn vì không người nào nhìn vào bản lí lịch của bạn.” Chẳng hạn, nếu mô tả việc là: “Kĩ năng lập trình Java và tri thức hướng đối tượng,” thì bạn phải viết đích xác câu đó. Nếu bạn viết: “Hướng đối tượng và kĩ năng Java,” thì phần mềm có thể bác bỏ bạn, bởi vì nó được lập trình để nhận diện sánh đúng đích xác và không phân biệt khác biệt về nghĩa. Sinh viên láu lỉnh sẽ viết lại bản lí lịch của họ để sánh đúng với mô tả việc hay dùng mô tả việc để viết bản lí lịch và đơn của họ.

Ngày nay ngay cả việc làm mức vào nghề cũng yêu cầu một hay hai năm kinh nghiệm. Nhiều người tốt nghiệp né tránh những việc này vì họ không nghĩ rằng họ có đủ tư cách. Đó là sai lầm thông thường vì phần lớn các công ty đều coi dự án capstone và việc làm mùa hè như kinh nghiệm mà họ tìm kiếm. Nếu bạn làm việc trong dự án capstone, bạn có kinh nghiệm. Nếu bạn làm việc trong mùa hè, bạn có kinh nghiệm. Nếu bạn dựng website cho lớp của bạn hay trường bạn trong khi bạn còn là sinh viên, bạn có thể tính như kinh nghiệm phát triển hay lập trình web. Nếu bạn là người lãnh đạo lớp hay tham gia chấp hành hội sinh viên, những vị trí này cũng được tính như kinh nghiệm lãnh đạo.

Theo định nghĩa, bản lí lịch là một danh sách ngắn các thành tựu hàn lâm của bạn và kinh nghiệm bên ngoài chương trình học. Nhiều sinh viên được bảo viết ra mọi thứ họ nghĩ để "gây ấn tượng" cho công ty và điều đó có thể nghĩa là dài hai hay ba trang giấy. Đó là sai lầm chung vì phần lớn người quản lí thuê người sẽ không đọc bên ngoài trang đầu, đặc biệt khi họ có hàng trăm đơn phải đọc qua. Qui tắc cho người tốt nghiệp đại học là: “Một trang là đủ chỉ ra tri thức và kĩ năng của bạn liên quan tới việc làm mà bạn đang xin.” Đừng viết nhiều hơn cần thiết và đừng đưa cái gì không liên quan vào mô tả việc.

Mọi bản lí lịch đều phải bắt đầu với mục tiêu xác định bạn đang tìm cái gì. Chẳng hạn: “Để có được vị trí kiểm thử phần mềm nơi tôi có thể làm cực đại kĩ năng kiểm thử và lập trình trong Java, C++, Python và Ruby” hay “Thu được vị trí về tối ưu động cơ tìm nơi tôi có thể dùng kĩ năng và kinh nghiệm SEO của tôi để làm tăng lưu thông của trạm và chỗ động cơ tìm.” Phát biểu mục tiêu có thể thuyết phục công ty thuê người rằng bạn biết bạn muốn làm gì và quen thuộc với lĩnh vực này. Trong khi mọi người tin rằng mục tiêu trong bản lí lịch là tuỳ chọn, nhưng người quản lí thuê người bảo tôi rằng phát biểu mục tiêu là điều đầu tiên họ đọc vì người xin cần phải rõ ràng về mục đích làm việc của họ. Nếu mục tiêu không đáp ứng cho mô tả việc làm của họ, họ không đọc thêm và thường loại đơn đó đi.

Những người tốt nghiệp thường đưa nhiều chi tiết kĩ thuật vào đơn của họ và không gì khác. Đó là sai lầm thông thường, mặc dầu người quản lí thuê người đang tìm các kĩ năng và khả năng nhưng họ cũng tìm "người đúng" khớp với công ty của họ nữa. Họ biết bạn đã học gì trong trường, bạn học các môn nào, họ hiểu khả năng của hầu hết những người tốt nghiệp đại học. Họ biết rằng kĩ năng có thể được dạy, nhưng nhân cách là việc bạn là ai, cho nên ứng cử viên có thể chỉ ra rằng họ khớp với công ty nhất sẽ là người được thuê. Đó là lí do tại sao bên cạnh kĩ năng kĩ thuật, bạn cũng cần nêu cái gì đó chỉ ra nhân cách của bạn. Người quản lí thuê người bảo tôi: “Trong tất cả những người tốt nghiệp đại học có cùng bằng cấp, tôi bao giờ cũng thuê ai đó có nhân cách tích cực như “Tình nguyện làm việc từ thiện như hỗ trợ người nghèo và người thiếu quyền” hay ai đó có kĩ năng tổ chức như "Tổ chức hoạt động hội sinh viên.”

Có nhiều cách để tìm việc làm hơn là chỉ gửi bản lí lịch và đợi trả lời. Sinh viên phải không sợ vươn tới người khác và để cho họ biết rằng bạn đã tốt nghiệp và đang tìm việc làm. Bạn không bao giờ biết điều gì có thể xảy ra hay sự giúp đỡ có thể tới từ đâu. Nó có thể là từ hàng xóm của bạn hay bạn của bạn. Càng nhiều người biết rằng bạn đang đi tìm việc, bạn sẽ càng có cơ hội tốt hơn được giúp đỡ. Một người tốt nghiệp bảo tôi rằng sau nhiều tháng tìm việc mà không kết quả gì, anh ra tới dự đám cưới gia đình và ngồi cạnh ông bác, ông ấy bảo anh ra rằng ông ấy cần ai đó có kĩ năng lập trình. Anh ta nói: “Tôi chưa bao giờ biết rằng ông bác xa của tôi sở hữu công ty phần mềm và đang tìm người lập trình.”

Mọi người tốt nghiệp đều đi tìm "việc làm mơ." Tuy nhiên việc làm đầu tiên của bạn có thể không phải là việc làm mơ nhưng sinh viên cần biết rằng việc làm đầu tiên của họ cũng không phải là việc làm cuối cùng của bạn. Kiếm được "việc làm mơ" của bạn ngay khi ra khỏi đại học chỉ là mơ. Bạn cần có kinh nghiệm làm việc và làm việc theo cách của bạn để có được việc làm mơ. Khi tìm việc làm đầu tiên, bạn cần giữ tâm trí mở. Bạn sẽ học nhiều về điều bạn cần để có được việc làm mơ của bạn cho nên đừng giới hạn việc tìm việc làm của bạn vào vài chỗ mà mở rộng nó ra. Bạn có thể tự hỏi bản thân bạn: Tại sao không xét việc làm ở thành phố khác? Tại sao không nghĩ về làm việc ở nước ngoài? Tại sao không làm việc cho công ty toàn cầu? Bạn có thể làm bất kì cái gì khi bạn còn trẻ. Bạn có thể không có khả năng làm điều đó khi bạn có gia đình và nhiều trách nhiệm hơn. Xin nhớ rằng với tri thức và kĩ năng đúng và với tuổi trẻ và đam mê của bạn, bạn có thể làm gần như bất kì cái gì.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem