STEM và STEAM

STEM và STEAM

Khi một số nước đang chuyển nhanh tới phương hướng giáo dục mới để hội tụ vào STEM (Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ, và Toán học), các nước khác vẫn đang tranh cãi liệu đây có là phương hướng đúng hay không.

Tháng trước tổng thống Mĩ Obama nói: “Lực lượng lao động STEM đẳng cấp thế giới là điều bản chất cho tất cả chúng ta như một quốc gia. Nó là về thịnh vượng kinh tế, tính cạnh tranh quốc tế, phòng thủ quốc gia mạnh, tương lai năng lượng sạch, và cuộc sống dài lâu hơn, mạnh khoẻ hơn cho mọi người Mĩ.” Ông ấy chỉ đạo các trường công tăng thêm công việc, thêm giờ và khuyến khích nhiều sinh viên học các lĩnh vực STEM.

Tổng thống Pháp François Hollande muốn cấm mọi trường cho bài tập về nhà. Tại đại học Sorbonne của Paris, ông ấy tuyên bố: “Chương trình giáo dục là chương trình xã hội, Công việc phải được làm ở trường, không ở nhà; học sinh phải học ở trường, không ở nhà. Chúng ta muốn học sinh không có giúp đỡ tại nhà không bị lép vế.” Logic là học sinh của các gia đình giầu có nhiều thời gian hơn để làm bài tập ở nhà với sự giúp đỡ của bố mẹ. Và điều đó cho họ ưu thế hơn so với trẻ em xuất thân từ gia đình nghèo, chúng không nhận được giúp đỡ nào từ bố mẹ. Một số trẻ thậm chí còn phải làm việc để giúp đỡ bố mẹ kiếm sống.

Ông Hollande đưa ra một đề nghị chấm dứt mọi bài tập về nhà của trường như một phần cải cách giáo dục của ông ấy để đại tu lại hệ thống giáo dục của đất mước. Ông ấy muốn tăng số giáo viên, chuyển tuần học ở trường thành bốn ngày rưỡi, thay đổi giáo trình để thêm các chủ đề đa dạng làm học sinh thích thú, vì nếu học sinh thích, họ sẽ không bỏ lớp và do đó giảm việc nghỉ học. Tất nhiên, học sinh đón mừng tin tức về có ít lớp học hơn, tuần ở trường ngắn hơn, nhiều môn thích thú hơn v.v. Tuy nhiên phụ huynh lại không vui. Nhiều người phàn nàn rằng không có giáo dục đúng, con cái họ sẽ bị bất lợi khi cạnh tranh với người từ các nước khác. Một người mẹ Pháp biện minh: “Khi trẻ em ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tới trường sáu ngày một tuần và thỉnh thoảng dành 12 giờ cho học tập, con cái chúng tôi tới trường chỉ bốn ngày cho vài giờ trên lớp. Sau giờ ở trường, trẻ em Nhật Bản tới các lớp thầy kèm tư nhân để học khoa học và toán học rồi về nhà và làm bài tập về nhà mãi tới muộn; con cái chúng tôi được khuyến khích xem ti vi và các hoạt động khác. Đây là loại logic gì vậy?” Còn không rõ tiền thuê hàng nghìn giáo viên và thêm nhiều lớp sẽ tới từ đâu, nhưng ông bộ trưởng giáo dục Vincent Peillon sẽ phải hình dung ra cách thực hiện phương hướng cải cách mới này.

Các giáo viên Pháp cũng không tin rằng STEM là đủ tốt. Họ đề nghị thêm các môn phụ như nghệ thuật, âm nhạc, văn học cho chương trình toàn thể. Họ chỉ ra sự kiện là phát kiến xảy ra khi các nhà tư tưởng hội tụ cùng làm việc với nhau để tạo ra những điều mới. Một nhóm giáo viên nói với báo chí: “Chúng tôi không cần phải theo Mĩ; chúng tôi có cách riêng của chúng tôi vì chúng tôi muốn học sinh của chúng tôi học nhiều về nghệ thuật như hội hoạ, văn hoá, tranh ảnh, âm nhạc, văn học cho nên thay vì STEM nó phải là STEAM (khoa học, công nghệ, kĩ nghệ, các môn NGHỆ THUẬT, và toán học) nhưng với nhiều môn nghệ thuật hơn. Sáng tạo và nghệ thuật bao giờ cũng là trung tâm của văn hoá Pháp. Chúng tôi không cần theo Mĩ và các nước bị công nghệ dẫn lái như Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc. Không có sự toàn vẹn nào lớn hơn, không có mục đích được thành đạt nào lớn hơn một ý tưởng được diễn đạt qua cái gì đó được làm bằng tay của bạn.”

Tôi không có bình luận thêm về điều này nhưng tôi để ý rằng thất nghiệp trong thanh niên ở châu Âu đang tăng lên và kinh tế của họ đang sút giảm. Tôi tự hỏi liệu mọi người vẫn tin rằng họ đang sống trong thế kỉ 17 sao?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com