Quan hệ công nghiệp và đại học
Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những công nghiệp tăng trưởng nhanh nhất trong 20 năm qua và được mong đợi tăng tốc trong mười năm tới. Hiện thời thế giới đang trải qua thiếu hụt trầm trọng công nhân CNTT có kĩ năng và để đáp ứng nhu cầu lớn thế, mọi nước đang hội tụ vào phát triển nhiều công nhân CNTT.
Tuy nhiên, CNTT là công nghiệp thay đổi nhanh và thường cần công nhân với kĩ năng mới nhất cho nên khó cho đại học cập nhật việc đào tạo của họ đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu. Thách thức lớn nhất cho công nghiệp CNTT là tìm ra đúng công nhân có kĩ năng để đáp ứng cho nhu cầu. Thách thức lớn nhất cho các đại học là có chương trình đào tạo tốt nhất để phát triển người tốt nghiệp có kĩ năng đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp. Một báo cáo toàn cầu gần đây thấy rằng trong hầu hết các nước, chỉ 20% tới 45% người tốt nghiệp CNTT là có được việc làm, điều có nghĩa là có nhiều người tốt nghiệp không có kĩ năng hay khả năng để kiếm việc làm trong công nghiệp CNTT. Ngay cả ở nước mà CNTT đã thành công như Ấn Độ, trên 70% số người tốt nghiệp CNTT của nó không thể kiếm được việc làm do hệ thống giáo dục đào tạo kém của họ. Một quan chức chính phủ Ấn Độ than: “Nếu tất cả những người tốt nghiệp của chúng tôi đều có đủ phẩm chất, chúng tôi có lẽ có thể tiếp quản mọi việc làm CNTT trên thế giới và tạo ra hàng triệu việc làm cho Ấn Độ.” Các báo cáo hiện thời cũng thấy rằng mặc cho nhu cầu cao, số sinh viên đăng tuyển vào CNTT ở một số nước là thấp do việc nhập học hạn chế của hệ thống giáo dục của họ. Thay vì khuyến khích nhiều sinh viên theo đuổi nghề trong CNTT, nhiều trường bị giới hạn về số sinh viên đăng tuyển dựa trên việc thiếu chỗ học và thiếu thầy của họ. Một quan chức giải thích: “Không có sơ đồ ưu tiên về cách các trường được tổ chức việc cung ứng của họ khi họ muốn giữ cân bằng trong mọi lĩnh vực học tập. Thay vì đặt ưu tiên cao để cho phép nhiều sinh viên đăng tuyển vào CNTT và ít sinh viên vào các lĩnh vực khác, họ đặt hạn ngạch nhận vào cho từng lĩnh vực.” Hơn nữa, các giáo sư ngần ngại làm những thay đổi cần thiết trong đào tạo do việc thiếu kinh nghiệm của họ trong công nghệ mới và các trường không có đủ tài nguyên để thuê những thầy khoa đủ tư cách và thông thái. Câu hỏi vẫn còn lại về cái gì có thể được làm để cải tiến kĩ năng của người tốt nghiệp?
Hệ thống giáo dục cần môi trường khuyến khích việc làm đối tác tích cực giữa công nghiệp và đại học. Trong hầu hết các nước đã phát triển, công việc công nghệ được cho ưu tiên cao trong các đại học tư. Bằng việc hội tụ nhiều vào công nghệ và nghiên cứu, các trường này hấp dẫn nhiều sinh viên và các thầy khoa hàng đầu cũng như sự hỗ trợ từ công nghiệp. Có khác biệt giữa đại học tư và đại học nhà nước. Đại học nhà nước nhận ngân quĩ từ chính phủ trên cơ sở hàng năm cho nên bất kể điều họ làm, ngân quĩ vẫn như nhau cho nên không có nhu cầu khẩn thiết để thay đổi cái gì. Ngược lại, các đại học tư không nhận được ngân quĩ từ chính phủ, họ vận hành dựa trên tiền học phí của sinh viên và sự hỗ trợ từ công nghiệp cho nên họ phải thường xuyên cập nhật đào tạo và nghiên cứu của họ để đáp ứng nhu cầu thị trường và thay đổi nhanh chóng. Phần lớn các đại học hàng đầu ở Mĩ đều là đại học tư. Các trường này nhận được ngân quĩ lớn từ công nghiệp cho nghiên cứu của họ và giáo dục chất lượng cao. Các trường hàng đầu như Harvard, Stanford, MIT, Carnegie Mellon v.v nhận được số tiền lớn hơn dưới dạng hàng tỉ đô la từ các công ti tư. Phát kiến và hỗ trợ nghiên cứu giáo trình mới hơn và tốt hơn, thỉnh thoảng đi trước nhu cầu công nghiệp cho nên những trường này không chỉ phát triển sinh viên với kĩ năng mới hơn và cao, mà còn giúp họ trở thành nhà doanh nghiệp.
Tôi tin đại học nên nâng cấp chương trình đào tạo để được hài hoà với nhu cầu công nghiệp. Bằng việc tập trung hơn vào công nghệ và xác định miền nóng hôm nay như di động, phần mềm, điện tử, công nghệ sinh học v.v họ có thể móc nối nội dung giáo trình của họ với nhu cầu công nghiệp và phát triển thành công các nhà chuyên nghiệp sẵn sàng cho công nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu công nghiệp, một số trường đang bắt đầu cung cấp tuỳ chọn bằng thứ hai cho những người tốt nghiệp phi công nghệ bằng việc cho phép họ dành thêm hai năm để kiếm được bằng thứ hai trong công nghệ cho nên họ có thể làm việc trong công nghiệp CNTT và giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt kĩ năng. Đây đã là chương trình thành công ở Mĩ để giải quyết việc thất nghiệp trong những người tốt nghiệp, người học các khu vực phi công nghệ như kinh doanh, nhân văn và nghệ thuật. Điều này có thể được tái tạo lại ở đâu đó cũng để có đủ công nhân có kĩ năng cho công nghiệp thông qua các môn học nâng cao kĩ năng vào các khu vực được hội tụ như di động, chăm sóc sức khoẻ, và công nghệ phần mềm. Một báo cáo công nghiệp phát biểu rằng 82% số sinh viên này (chương trình bằng kép) là đủ tư cách cho việc làm trong khu vực CNTT sau 18 tháng đào tạo.
Nhu cầu về lực lượng lao động CNTT toàn cầu được mong đợi tăng trưởng nhiều lần qua vài năm tới. Tỉ lệ có việc làm hiện thời trong những người tốt nghiệp kĩ nghệ không được ấn tượng mấy trong mọi nước. Các đại học nên nhìn lại vào những đào tạo này và nâng cấp chương trình của họ để được hài hoà với nhu cầu công nghiệp. Để phát kiến và công nghệ nở hoa, tương tác công nghiệp-hàn lâm cần được làm mạnh thêm. Điều quan trọng, chính phủ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra chính sách đúng cho việc nâng cao kĩ năng cho công nhân thế hệ sắp tới.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com