Phương pháp giảng dạy
Một thầy giáo viết cho tôi: “Chúng tôi đã dùng phương pháp đọc bài giảng trong nhiều năm và nó có tác dụng. Tại sao chúng tôi cần đổi sang phương pháp dạy khác và làm sinh viên hoang mang?”
Đáp: Giáo dục truyền thống tin giáo dục là “việc truyền” tri thức từ thầy giáo sang học sinh. Trong hệ thống này, đọc bài giảng là phương pháp chính để truyền thụ và ghi nhớ là bằng chứng rằng học sinh đã nhận được tri thức. Ngày nay giáo dục là nhiều hơn chỉ là truyền thụ tri thức mà còn là “áp dụng” tri thức do đó, nó yêu cầu một phương pháp dạy khác.
Phương pháp truyền thống nhấn mạnh vào việc ghi nhớ sự kiện và công thức, nhưng phần lớn học sinh quên điều họ học sau khi hoàn thành học tập tại trường. Phương pháp học tích cực hội tụ vào đào tạo học sinh “áp dụng” tri thức để cho họ có thể phát triển các kĩ năng kéo dài trong thời gian lâu. Trong phương pháp dạy này, thầy giáo giảng bài nhưng cũng khuyến khích học sinh trau dồi tính tò mò, tính sáng tạo, và sự độc lập để cải thiện năng lực tự học của họ để cho họ có thể làm tốt trong nghề nghiệp của mình. Trong thế giới cạnh tranh này, học sinh phải được dạy có tính độc lập, tự tin, được chuẩn bị tốt hơn và có khả năng điều chỉnh theo thay đổi trong thị trường việc làm. Do đó phát triển cá nhân của học sinh là quan trọng hơn chỉ thu lấy nhiều tri thức.
Giáo dục truyền thống giả định rằng bằng cấp là tương đương với tri thức nhưng hiếm khi nhắc tới kĩ năng nảy sinh trong những người tốt nghiệp có bằng cấp mà không có kĩ năng. Mặc dầu họ có thể trích dẫn sách vở và công thức nhưng không thể áp dụng được chúng vào việc làm của họ. Nếu bạn nhìn vào việc làm ở các nước đã phát triển và các nước đang phát triển, bạn sẽ chú ý tới khác biệt: Phần lớn việc làm mở ra ở các nước đã phát triển đều hội tụ vào kĩ năng và mô tả rõ ràng điều công ti cần cũng như mong đợi nhưng việc làm mở ra ở các nước đang phát triển bao giờ cũng nhấn mạnh vào bằng cấp. Sự kiện là có những người có bằng cấp cao chiếm các chức vụ quan trọng nhưng không thể làm được cái gì. Tôi đã thấy những người tốt nghiệp kĩ sư điện, có thể trích dẫn các lí thuyết và công thức nhưng thậm chí không thể sửa được dây điện đơn giản ở nhà và phải gọi kĩ thuật viên về điện tới làm điều đó. Tôi đã gặp nhưng người có bằng tiến sĩ (PhD) có thể giải thích nhiều lí thuyết nhưng chẳng có ý tưởng nào về cung và cầu của thị trường. Những người này là nạn nhân của hệ thống giáo dục cổ lỗ nhấn mạnh vào ghi nhớ mà không có khía cạnh thực hành.
Ngày nay tri thức đang thay đổi nhanh chóng, ghi nhớ không còn tác dụng nữa vì điều chúng ta học hôm nay có thể không phải là điều thế giới cần cho ngày mai. Sự kiện là nhiều việc làm ngày mai thậm chí không được chúng ta biết tới hôm nay. Do đó, sinh viên phải được dạy về “Cách học” chứ KHÔNG là “Cái gì cần học” vì họ phải phát triển thái độ về học không bao giờ dừng. Trường tiểu học và trung học hiện thời là chỗ mà học sinh học mọi điều cơ bản để xây dựng nền tảng mạnh nhưng ở đại học, họ phải được dạy cái gì đó thực tế mà có thể giúp cho họ phát triển nghề nghiệp của họ.
Giáo dục truyền thống hội tụ vào thi cử để lựa chọn vài người. Điều đó đặt ra nhiều “áp lực không cần thiết” lên học sinh và ngăn cản họ khỏi phát triển tình yêu học tập của họ, về căn bản họ sợ học. Đó là lí do tại sao nhiều học sinh dừng học sau khi họ tốt nghiệp. Điều đó là sai bởi vì học phải liên tục trong cả đời. Bạn không thể khuyến khích thái độ học cả đời bằng việc hội tụ vào thi cử và kiểm tra. Nếu bạn nhìn vào lớp học hiện thời ngày nay, phương pháp dạy truyền thống không dạy sinh viên tốp đầu cái gì mà họ không biết, nhưng lại là khó cho nhiều sinh viên yếu vì họ cần giúp đỡ. Bằng việc loại bỏ những học sinh này qua thi cử chúng ta làm mất đi nhiều công nhân tiềm năng để xây dựng lực lượng lao động tri thức cho xã hội. Giáo dục truyền thống được bắt rễ trong “triều đại vua” để lựa ra vài người có giáo dục cao để làm việc cho hoàng đế, điều đó có thể có tác dụng trong quá khứ nhưng không có tác dụng cho ngày nay vì chúng ta cần một lực lượng lao động có tri thức đông đảo để phát triển kinh tế. Hệ thống giáo dục đưa thanh niên vào lớp, làm cho họ ghi nhớ các công thức và lí thuyết rồi loại bỏ họ qua thi cử đã lỗi thời rồi. Thay vì làm cho họ thích học, khuyến khích họ học nhiều hơn bằng tính tò mò thấm dần, tính sáng tạo, phát triển tri thức mới, hệ thống này làm nản lòng họ bởi các kì thi và làm cho họ sợ học.
Phương pháp “Học tích cực” yêu cầu thầy giáo phải tương tác với học sinh qua thảo luận để biết cái gì đang trong đầu họ; để xem cách họ học tài liệu môn học; và biết liệu họ có thực sự hiểu khái niệm này không. Thầy giáo phải hỏi các câu hỏi, khuyến khích sự tham gia, và thách thức học sinh tìm cách riêng của họ để hiểu tri thức trong mức học tập sâu hơn. Ngày nay thế giới bị tác động bởi khoa học và công nghệ và những lĩnh vực này yêu cầu nhiều kĩ năng kĩ thuật, điều có nghĩa là chúng tham gia vào nhiều tương tác học sinh-thầy giáo. Phát triển kĩ năng yêu cầu học sinh phải có hiểu biết sâu và tri thức được tổ chức tốt, không chỉ ghi nhớ. Học sinh phải có khả năng thực hiện, không chỉ nhớ lại. Phát triển kĩ năng yêu cầu nhiều thực hành không chỉ đọc vài bài báo hay ghi nhớ vài công thức. Chừng nào chúng ta chưa thay đổi phương pháp dạy, học sinh sẽ không có khả năng phát triển được những kĩ năng cần thiết này.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com