Phương pháp dạy/3

Phương pháp dạy/3

Ngay cả ngày nay nhiều đại học vẫn đang dùng cùng phương pháp dạy không khác gì mấy với hàng nghìn năm trước: sinh viên tới trường, ngồi yên lặng để nghe bài giảng của thầy; đọc sách giáo khoa, ghi nhớ sự kiện và công thức rồi làm bài kiểm tra. Kiểu học này yêu cầu nhiều thời gian của cả thầy giáo và sinh viên nhưng tạo kết quả trong những người tốt nghiệp biết nhiều sự kiện và công thức mà không thể áp dụng được chúng để giải quyết vấn đề. Trong nhiều năm, các đại học đã thử cải tiến các phương pháp dạy bằng việc thêm công nghệ như video, phim ngắn, và tài liệu đọc thêm nhưng kết quả không cải tiến gì mấy.

Vấn đề là phương pháp dạy cơ bản đã không thay đổi. Cách nhìn chung trong các thầy giáo là dạy có nghĩa là đọc bài giảng, vì gần như hầu hết các thầy đều được đào tạo theo cách đó và khi họ là sinh viên, họ đã học bằng việc lắng nghe bài giảng. Tuy nhiên, đọc bài giảng không còn hiệu quả vì sinh viên ngày nay không phải là hệt như sinh viên mười, hai mươi hay năm mươi năm trước. Một thầy giáo trẻ thất vọng bảo tôi rằng sau bài giảng của thầy, không sinh viên nào trong lớp có thể trả lời được câu hỏi: “Các em vừa nghe được cái gì trong bài giảng?” Thầy đó hỏi tôi: “Có phải việc đọc bài giảng của tôi kém mà phần lớn sinh viên không nghe?” Tôi bảo thầy đó rằng ngày nay sinh viên năng động và không có kiên nhẫn như trong quá khứ. Họ không thể giữ được chú ý nhiều hơn vài phút và thường bị sao lãng bởi người khác như emails, tin nhắn v.v. Thầy đó hỏi: “Vậy việc dạy hiệu quả cho kiểu sinh viên này là gì?” Tôi giải thích: “Phương pháp đọc bài giảng là trao đổi một chiều nơi bạn nói và sinh viên nghe nhưng họ không nghe thì nó không hiệu quả. Phương pháp tốt hơn là hội tụ vào thảo luận trên lớp nơi bạn nêu ra câu hỏi để làm cho sinh viên tham gia vào thảo luận. Trao đổi hai chiều này sẽ buộc họ lắng nghe, suy nghĩ, xử lí thông tin, và thảo luận. Dựa trên thảo luận của họ bạn có thể đánh giá việc hiểu của họ và sửa cho họ và đó là cách dạy mới. Về căn bản bạn dành ít thời gian cho đọc bài giảng nhưng bạn dạy qua phản hồi ngay lập tức. Phần lớn việc dạy được thực hiện bằng lắng nghe sinh viên trả lời câu hỏi và thảo luận rồi cho phản hồi liệu họ là đúng hay khônh để cải tiến việc hiểu của họ.

Trong kiểu dạy này, thầy giáo không nói với sinh viên “Điều đó là sai” vì sinh viên không biết tại sao nhưng giải thích cái gì là sai, tại sao nó sai và câu trả lời đúng phải là gì. Thỉnh thoảng thầy giáo có thể hỏi lớp: “Các em nghĩ gì? Ai có câu trả lời hay hơn câu đó không?” để giám sát việc hiểu của phần lớp còn lại trước khi giải thích câu trả lời đúng. Theo phương pháp này, thầy giáo không chỉ bảo sinh viên họ đã làm gì sai, mà chỉ cho họ câu trả lời đúng ngay lập tức (phản hồi trực tiếp). Trong phương pháp đọc bài giảng cũ, thầy giáo không biết sinh viên hiểu bao nhiêu tài liệu bài giảng mãi cho tới khi họ làm bài kiểm tra và điều đó thường là hàng tuần tới hàng tháng sau đó. Trong trường hợp đó, thầy giáo dành nhiều thời gian cho điểm bài kiểm tra (câu trả lời đúng hay sai) nhưng phần lớn sinh viên không biết đúng là như thế nào. Ngay cả khi thầy giáo giải thích câu trả lời đúng sau khi cho điểm, phần lớn sinh viên đã quên điều họ đã học nhiều ngày hay nhiều tuần trước.

Cách tiếp cận “thảo luận” KHÔNG cho sinh viên nhiều tài liệu để học mà thay vào đó giới hạn vào vài khái niệm và cung cấp phản hồi ngay lập tức cho nên sinh viên có thể học cái gì đó ngay lập tức. Chia khái niệm phức tạp ra thành những mẩu nhỏ cho sinh viên học và sửa họ ngay lập tức là hiệu quả hơn với sinh viên ngày nay, người không kiên nhẫn vậy. Tôi thường bắt đầu lớp bằng việc hỏi sinh viên: “Điều gì chúng sẽ học hôm nay?” mà sinh viên có thể trả lời nó dựa trên việc đọc tài liệu mà họ phải đọc trước khi lên lớp. Thế rồi tôi sẽ đọc bài giảng trong năm tới mười phút và bắt đầu thảo luận trên lớp. Tôi nghĩ cách tiếp cận này là tốt hơn vì sinh viên có thể hội tụ vào một hay hai điều họ phải học tốt trước khi chuyển sang điều khác.

Tôi tin cách tốt nhất để cải tiến việc học của sinh viên là hội tụ vào nghe và sửa đôi điều sinh viên học từng ngày. Tất nhiên sinh viên hiểu rằng có nhiều điều họ phải học nhưng từng ngày họ chỉ cần hội tụ vào một hay hai điều nhưng học chúng kĩ. Họ phải đổi thói quen học tập từ ghi nhớ nhiều thứ như trong quá khứ sang học một hay hai điều mỗi ngày nhưng học chúng kĩ bằng việc tham gia vào hoạt động trên lớp và lắng nghe câu trả lời đúng về chi tiết.

Từ quan điểm của người thầy, bạn đang hội tụ vào “quá trình học” (như suy nghĩ, xử lí, phân tích và trả lời). Trong quá khứ, chúng ta đã hội tụ vào “sản phẩm của việc học” (như, đọc bài giảng, kiểm tra, cho điểm), KHÔNG vào quá trình phát triển ra việc hiểu và kĩ năng. Sản phẩm là kết quả của quá trình, không hội tụ vào quá trình học, chúng ta không cung cấp thông tin mà sinh viên có thể dùng để học tốt hơn. Bằng việc hội tụ vào kết quả hay sản phẩm, chúng ta đẩy mạnh ám ảnh điểm trong sinh viên. Thay vì học cái gì đó, họ chỉ muốn có điểm tốt hơn, để qua các kì kiểm tra, để có được bằng cấp mà không hội tụ vào việc học thực mà có thể làm thấm nhuần niềm đam mê trong học tập và thu nhận tri thức.

Các thầy giáo thường phàn nàn rằng sinh viên ngày nay bị ám ảnh bởi điểm số, ám ảnh bởi bằng cấp nhưng làm sao họ đã trở thành kiểu đó? Họ được chúng ta dạy cho điều đó khi chúng ta để phản hồi của chúng ta vào điểm số của họ. Chúng ta làm điều đó bởi vì hệ thống giáo dục của chúng ta dựa trên “quan niệm dạy cổ” đã được tạo ra từ hàng nghìn năm trước hội tụ vào việc cho điểm sinh viên qua kiểm tra. Chúng ta đang bảo họ rằng điểm chính của giáo dục là điểm số và mục đích của giáo dục là bằng cấp. Chúng ta chịu trách nhiệm cho ám ảnh điểm của sinh viên bằng việc tạo ra hệ thống cho điểm để phân biệt sinh viên giỏi có điểm giỏi và chỉ sinh viên giỏi sẽ qua được các kì kiểm tra và được bằng cấp. Chúng ta không bao giờ hội tụ vào việc học vì chúng ta mong đợi rằng việc học tương đương với điểm số. Tất cả chúng ta đều học qua sai lầm, và nên khuyến khích sinh viên phạm sai lầm để học. Nhưng thay vì điều đó chúng ta có hệ thống trừng phạt sinh viên vì sai lầm của họ cho nên sinh viên không thực học cái gì. Để thay đổi, chúng ta phải thôi hội tụ vào việc đọc bài giảng và cho điểm và bắt đầu khuyến khích thảo luận nơi sinh viên sẽ phạm sai lầm và học từ đó. Chỉ thế thì chúng ta mới có thể thấy tiến bộ thực trong hiệu năng của sinh viên và hiệu quả dạy.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com