Phương pháp dạy/2
Một thầy giáo trẻ viết cho tôi: “Tôi thích dùng phương pháp học tích cực nhưng sinh viên của tôi chưa quen với phương pháp mới này. Liệu có thể dùng cả phương pháp giảng truyền thống và phương pháp học tích cực được không? Xin thầy giúp cho.”
Đáp: Không có “phương pháp dạy hoàn hảo”, từng phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng của nó. Bạn nên biến thiên phương pháp dạy tuỳ theo chủ đề môn học, sự quen thuộc của sinh viên với phương pháp này, và năm học của sinh viên. Sinh viên năm thứ nhất quen với phương pháp giảng bài cho nên bạn nên tiếp tục giảng nhưng giới thiệu cho họ phương pháp học tích cực mới rồi dùng cả hai trong lớp. Khi sinh viên lên năm tiếp, bạn tiếp tục dùng cả hai phương pháp nhưng tăng việc dùng phương pháp học tích cực bằng việc để có nhiều thảo luận trên lớp hơn và ít đọc bài giảng đi. Đến lúc sinh viên tới năm thức tư, bạn có thể hội tụ phần lớn vào phương pháp học tích cực. Điều này sẽ khuyến khích sinh viên phát triển tư duy độc lập của riêng họ và thái độ học cả đời.
Phương pháp đọc bài giảng thúc đẩy việc học qua nghe và tuân theo các hướng dẫn. Về mặt truyền thống, thầy giáo nói cho sinh viên điều phải làm và cách làm nó bằng việc cung cấp mọi thông tin cho sinh viên qua bài giảng và sách giáo khoa. Sinh viên học bằng lắng nghe, ghi chép, đọc sách giáo khoa và làm bài kiểm tra để chắc rằng họ đã học điều họ được dạy. Ngay cả với phương pháp này, thầy giáo cần bắt đầu với bức tranh tổng thể lớn trước khi đi vào đặc thù. Với Kĩ nghệ phần mềm, Khoa học máy tính hay Quản lí hệ thông tin, điều quan trọng là cho sinh viên bức tranh rõ ràng về công nghiệp, xu hướng thị trường, điều công nghệ thông tin có thể làm được, và xu hướng công nghệ cũng như nghề nghiệp chuyên nghiệp để cho sinh viên biết họ có thể làm gì với những kĩ năng nào đó và lập kế hoạch cho tương lai tương ứng trước khi họ học về khía cạnh kĩ thuật như phần cứng, phần mềm hay ngôn ngữ lập trình. Hiện thời môn nhập môn công nghệ thông tin được yêu cầu cho mọi sinh viên đại học trong hầu hết các trường của Mĩ. Phương pháp đọc bài giảng yêu cầu thầy giáo phải rõ ràng và xác định về những hướng dẫn bởi vì sinh viên cần biết đích xác họ phải làm gì để thành công và công việc của họ sẽ được đánh giá theo tiêu chí nào. Những phương hướng chính xác này sẽ giúp khử bỏ lẫn lộn trong sinh viên vì họ cần đủ chi tiết để làm công việc của họ.
Phương pháp học tích cực thúc đẩy việc học qua tương tác. Thep phương pháp này, thầy giáo yêu cầu sinh viên đáp ứng với các câu hỏi thách thức thay vì đọc bài giảng.
Thầy giáo không còn là người truyền tri thức mà là người tạo điều kiện học tập, người hướng dẫn thảo luận trên lớp đi tới kết luận logic bằng việc khuyến khích tư duy phê phán, và giải quyết vấn đề. Sinh viên học việc có ý kiến riêng của họ dựa trên sự kiện và dữ liệu mà họ đọc và học trước khi tới lớp. Với phương pháp này, thầy giáo không giảng bài nhiều nhưng phải chuẩn bị các câu hỏi trước. Thảo luận trên lớp không xảy ra một cách ngẫu nhiên mà phải được tổ chức tốt và có các tài liệu được chuẩn bị tốt. Thầy giáo hỏi một câu hỏi mỗi lúc và để cho sinh viên diễn đạt ý kiến của họ và thảo luận giữa họ, vì từng người trong họ có thể nghĩ và học một cách khác nhau. Điều quan trọng là thầy giáo không cho phép một hay hai sinh viên chi phối toàn thể thảo luận. Thầy giáo nên yêu cầu những người khác, đặc biệt những người yên lặng về ý tưởng và ý kiến của họ. Tôi thường nói với lớp tôi: “Thầy sẽ cho từng em năm phút để thảo luận quan điểm của em giữa các em với nhau rồi thầy sẽ gọi từng em lên nêu câu trả lời vì thầy muốn nghe từ mọi người.” Thỉnh thoảng tôi cũng để cho sinh viên tạo ra câu hỏi bằng việc nói: “Thầy thích từng em xây dựng câu hỏi riêng của em để hỏi các bạn cùng lớp. Rồi chúng ta thảo luận câu trả lời cho chúng ở trong lớp.” Trong thảo luận trên lớp, thầy giáo nên lắng nghe cẩn thận mọi ý kiến của sinh viên và xác định họ đã học tốt tài liệu thế nào. Sau thảo luận, thầy giáo phải tóm tắt mọi điểm then chốt hay sửa bất kì lẫn lộn và thông tin không đúng.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com