Phòng vấn việc làm: Cảnh quan khác
Thomas Lewis là một người quản lí việc thuê người cho một công ty phần mềm lớn ở Mĩ, người thường tới CMU để tuyển sinh viên cho công ty của anh ấy. Tuần trước tôi đã mời anh ấy nói chuyện về kĩ thuật phỏng vấn cho sinh viên của tôi. Sau đây là điều anh ấy đã chia sẻ với lớp.
Thomas bắt đầu: “Trong mười năm qua tôi đã phỏng vấn hàng nghìn sinh viên và thuê hàng trăm người trong số họ. Tôi thấy rằng đa số người tốt nghiệp không được chuẩn bị tốt cho phỏng vấn việc làm cho dù họ có kĩ năng kĩ thuật tốt. Theo lời mời của giáo sư Vũ, tôi muốn chia sẻ với các bạn quan điểm của tôi về điều tôi tìm kiến trong cuộc phỏng vấn việc làm. Về căn bản, nó là đơn giản vì mọi câu hỏi của tôi đều dựa trên một điều thôi: “Tại sao tôi phải thuê bạn?” Nếu bạn có thể tới với câu trả lời hợp lí thì bạn sẽ được thuê, nếu không thì bạn bỏ lỡ cơ hội làm việc cho một trong những công ty phần mềm hàng đầu.”
Anh ấy tiếp tục: “Có tin đồn trong các sinh viên rằng người quản lí thuê người chỉ hỏi "câu hỏi chuẩn" và nếu họ có thể tìm thấy chúng, ghi nhớ câu trả lời thì họ sẽ qua được phỏng vấn việc làm. Có những cuốn sách nói rằng họ có tất cả "những câu hỏi chuẩn" này. Điều này là KHÔNG đúng vì những người này chỉ cố gắng bán sách của họ. Sự kiện là không có "câu hỏi chuẩn" vì nhiều người quản lí thuê người sẽ hỏi bất kì câu hỏi nào tới trong đầu họ, điều có nghĩa là họ có thể hỏi bạn về mọi thứ. Không cách nào bạn có thể nhớ được vài câu trả lời và hi vọng qua được cuộc phỏng vấn việc làm cho nên đừng phí thời gian của bạn. Lời khuyên của tôi là để chuẩn bị cho phỏng vấn việc làm; bạn phải đọc mô tả việc cẩn thận, thu thập thông tin về việc làm bạn xin làm. Bằng việc hiểu việc làm mà bạn mong đợi làm với nhiều chi tiết nhất có thể được thì bạn sẽ làm tốt. Bạn có thể cần biết cách biến đổi các kĩ năng mà bạn học ở trong trường vào trong việc làm mà bạn sẽ làm. ĐỪNG cố ghi nhớ cái gì; phỏng vấn việc làm KHÔNG phải là kiểm tra.”
“Bạn phải chứng minh rằng bạn muốn xây dựng nghề nghiệp với công ty chứ KHÔNG chỉ là việc làm. Điều này nghĩa là bạn phải nghiên cứu về công ti, biết cái gì đó về công ty cũng như việc làm bạn đang xin làm. Tìm ra thật nhiều thứ bạn có thể tìm về công tin bạn đang sắp được phỏng vấn và vị trí bạn đang được phỏng vấn cho nó. Hiểu công ty làm gì để cho khi bạn đi tới cuộc phỏng vấn với thông tin có nghĩa về điều bạn muốn làm và điều công ty đang làm đó sẽ cho bạn ưu thế đáng kể so với người khác. Nói cách khác, bạn được chuẩn bị, bạn chăm nom về điều bạn sẽ làm, và rằng bạn sẵn sàng xây dựng nghề nghiệp. Khi tôi hỏi “Bạn biết gì về công ty của tôi” bạn sẽ phải kể cho tôi nhiều điều về công ty của tôi, có thể cái gì đó tôi thậm chí không biết thì bạn sẽ gây ấn tượng cho tôi. Nếu bạn không biết gì về công ty của tôi hay cho tôi câu trả lời kiểu như “Nó là công ty tốt.” Hay “Tôi thích công ty của các ông” thế thì điều đó nghĩa là bạn không dành thời gian để làm kế hoạch cho nghề nghiệp của bạn hay nghiêm chỉnh về công ty của tôi. Trong trường hợp đó, bạn bỏ lỡ cơ hội.”
“Bạn phải biết hỏi câu hỏi nữa. Tôi mong đợi rằng bạn sẽ thảo luận về nghề nghiệp của bạn và cho tôi biết cái gì đó về bản thân bạn để cho tôi biết cách đánh giá bạn. Bạn nên đi vào cuộc phỏng vấn với nhiều câu hỏi bạn muốn được trả lời về việc mà bạn đang được phỏng vấn. Loại vấn đề đặc biệt nào bạn sẽ giải quyết? Môi trường làm việc giống cái gì? Hỏi các câu hỏi theo dõi về những điều bạn đã biết trong nghiên cứu của bạn về công ty của tôi. Hỏi các câu hỏi về những điều mà tôi hỏi bạn trong cuộc phỏng vấn. Đừng sợ hỏi câu hỏi, cuộc phỏng vấn là cuộc đối thoại KHÔNG là bài kiểm tra. Tôi cần biết nhiều về bạn để cho tôi có thể quyết định liệu có thuê bạn hay không và tôi không muốn thuê ai đó không thể nói được.”
“Đừng nghĩ quá nhiều về tiền hay lương trong cuộc phỏng vấn. Nếu bạn làm việc trong khu vực Công nghệ thông tin, bạn sẽ làm ra nhiều tiền. Khi bạn xây dựng nghề nghiệp, phải chắc rằng đó là vì bạn yêu thích làm kiểu việc này. Phải chắc rằng bạn muốn làm việc cho công ty của tôi, và là người làm việc ở đó trong thời gian dài. Nếu bạn chỉ muốn một việc làm hay nếu bạn chỉ muốn tiền thì bạn sẽ không kéo dài lâu kiểu công việc này. Có thể một ngày nào đó bạn sẽ không hạnh phúc, có thể trong vài năm bạn muốn đổi việc làm, có thể bạn muốn nhiều tiền hơn nhưng vào lúc này bạn phải cam kết xây dựng nghề nghiệp và không chỉ việc làm ngắn hạn. Với tôi, trung thành là quan trọng nhưng bạn phải trung thành với bản thân bạn trước hết. Tôi muốn biết cách hỏi các câu hỏi để xem bạn là kiểu công nhân nào. Bạn có phải là kiểu chỉ muốn tiền hay bạn muốn xây dựng nghề nghiệp? Bạn có phải là kiểu sẽ chuyển việc sau vài năm hay bạn sẽ ở lại và xây dựng nghề nghiệp cùng công ty. Bạn có là ai đó mà chúng tôi có thể dựa vào hay bạn là ai đó chỉ đi làm việc bởi vì bạn cần việc làm. Tôi biết cách xác định kiểu công nhân nào mà tôi sẽ thuê bởi vì đó là việc của tôi.”
“Mặc dầu cuộc phỏng vấn không yêu cầu bạn mặc kiểu quần áo nào nhưng bạn phải dùng cách hiểu thông thường của bạn. Đừng kiêu căng và nghĩ bạn có thể mặc bất kì cái gì bạn muốn vào cuộc phỏng vấn. Nếu bạn mặc quần gin xanh, áo T Shirt và đi dép xăng đan vào cuộc phỏng vấn, nó là dấu hiệu bất kính hay dấu hiệu chưa trưởng thành. Tôi biết cách xử trí với những người kiểu như thế vì tôi sẽ lịch sự mời họ về nhà và thay quần áo trước khi tôi nói chuyện với họ. Khi bạn đi phỏng vấn xin việc, bạn không còn là sinh viên mà là nhà chuyên nghiệp cho nên cần hành động như nhà chuyên nghiệp.”
“Xin tới sớm trước cuộc phỏng vấn đừng tới muộn vì tôi không muốn chờ đợi. Có nhiều người tôi cần phỏng vấn và bạn KHÔNG phải là một người duy nhất. Nếu bạn không xuất hiện đúng giờ, ai đó khác sẽ tới và họ có thể lấy việc làm của bạn. Đừng dùng cái cớ nào nếu bạn tới muộn bất kể đó là thời tiết hay giao thông, chả thành vấn đề với tôi. Nếu bạn không tới, điều đó nghĩa là bạn không quan tâm và trong trường hợp đó tại sao tôi muốn thuê bạn? Xin nhớ cho là các kĩ năng kĩ thuật chỉ là một nửa của các kĩ năng, có các kĩ năng khác như trưởng thành, kĩ năng mềm, và phần lớn các tính cách của bạn, nhân cách của bạn, trung thực của bạn v.v. Tôi không chỉ hỏi bạn về kĩ năng kĩ thuật mà tôi sẽ hỏi nhiều câu hỏi về các điều khác để tìm ra nhiều điều về bạn trước khi tôi quyết định.”
“Lời khuyên cuối cùng của tôi: Đừng bồn chồn, cuộc phỏng vấn là một thời kì ngắn mà tôi muốn biết nhiều về bạn như bạn cũng muốn biết nhiều về công ty của tôi cho nên nó là cuộc đối thoại mà cả hai bên đều cố hiểu nhau. Đây KHÔNG phải là bài kiểm tra, nó CHƯA BAO GIỜ là bài kiểm tra cho nên cứ bình tĩnh, tôi muốn thuê bạn và nếu bạn được chuẩn bị và trung thực, tôi chắc có chỗ cho bạn trong công ty của tôi.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com