Phía doanh nghiệp của phần mềm

Ray Brooke là một trong các sinh viên của tôi đã tốt nghiệp từ Carnegie Mellon mười sáu năm trước. Hôm nay anh ta sở hữu một công ty phần mềm lớn với trên 15,000 người và nhiều văn phòng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, và Philippines. Tuần trước, anh ta trở lại CMU để có bài nói chuyện với câu lạc bộ cựu sinh viên trường cho nên chúng tôi quyết định đi ăn trưa cùng nhau. Bữa ăn trưa nhanh chóng trở thành cuộc đối thoại về xu hướng hiện thời bên trong công nghiệp phần mềm và tôi hỏi anh ta làm sao sinh viên có thể theo được dấu chân anh ấy nếu họ muốn bắt đầu công ty. Ray cho lời khuyên đơn giản: "Bảo họ hội tụ vào phía doanh nghiệp của phần mềm."

Anh ta giải thích: "Kĩ năng doanh nghiệp là quan trọng nhất trong công nghiệp phần mềm ngày nay nhưng sinh viên tốt nghiệp trong khu vực kĩ thuật chỉ muốn làm việc trên các dự án kĩ thuật. Nếu họ được đào tạo trong thiết kế, viết mã và kiểm thử thì tất cả họ đều muốn làm đích xác điều họ được đào tạo. Không ai sẵn lòng học cái gì đó khác và đó là lí do tại sao nó mở ra cơ hội cho tôi. Tôi bắt đầu ở phía kĩ thuật nhưng khi tôi thấy có nhu cầu khẩn thiết bên phía doanh nghiệp, tôi đã thay đổi nhanh chóng. Mười sáu năm trước, có ít người kĩ thuật sẵn lòng làm việc bên phía doanh nghiệp cho nên tôi không có vấn đề để đi vào khu vực doanh nghiệp. Tôi học về cách quản lí dự án, cách làm việc với khách hàng, và cách thương lượng công chuyện doanh nghiệp và tôi lên vị trí cao hơn rất nhanh chóng. Khi tôi đạt tới đỉnh, tôi tự hỏi mình: "Tại sao mình phải làm việc vì ai đó?" cho nên tôi bắt đầu công ty riêng của tôi. Sau đó, tôi biết rằng có thiếu hụt người có kĩ năng ở Mĩ nhưng có nhiều người có kĩ năng ở Ấn Độ và Trung Quốc cho nên tôi mở văn phòng ở đó. Ngày nay công ty của tôi cung cấp dịch vụ CNTT cho hàng trăm công ty trên khắp thế giới."

Tôi hỏi: "Nhưng mọi công ty cũng có người doanh nghiệp, những người học tập về tài chính và kế toán. Làm sao bạn có thể đã thành công mà họ không thành công?"

Anh ta cười: "Người doanh nghiệp đã KHÔNG biết về kĩ thuật và không muốn học về kĩ thuật. Người kĩ thuật đã KHÔNG biết về doanh nghiệp và không muốn học về doanh nghiệp. Vì tôi sẵn lòng học tập, tôi không có cạnh tranh. Ngay cả ngày nay, tìm người kĩ thuật có kĩ năng doanh nghiệp vẫn còn hiếm. Tôi thấy khó tìm ra người kĩ thuật có thể trao đổi hay thương lượng chuyện kinh doanh. Phần lớn người kĩ thuật đều thích thú làm công việc kĩ thuật. Vấn đề là công việc kĩ thuật có thể dễ dàng được thực hiện ở bất kì chỗ nào nhưng công việc doanh nghiệp thì KHÔNG. Bạn không thể khoán ngoài doanh nghiệp được."

Tôi hỏi: "Vậy yếu tố then chốt là thoát ra khỏi kĩ năng lập trình và đi vào kĩ năng doanh nghiệp sao?"

Anh ta sửa lại: "Điều tôi ngụ ý là chuyển vào "phía doanh nghiệp của phần mềm" điều này khác với kĩ năng doanh nghiệp như tài chính hay kế toán. Sinh viên cần biết cách trở thành người phân tích hệ thống, phân tích doanh nghiệp, người quản lí dự án, giám đốc, giám đốc thông tin (CIO). Đây là kĩ năng doanh nghiệp của việc quản lí khu vực kĩ thuật. Tất nhiên phải mất thời gian và yêu cầu kinh nghiệm và học tập đúng để thành công. Ngày nay nhiều công ty khoán ngoài việc lập trình và kiểm thử cho các nước có chi phí thấp cho nên để có việc làm, sinh viên phải học các kĩ năng doanh nghiệp phụ thêm.

Tôi hỏi: "Nghe có vẻ dễ dàng nhưng làm sao bạn chuyển sang "phía doanh nghiệp" được?"

Anh ta giải thích: "Sinh viên có thể lấy các lớp về quản lí hệ thông tin. Nếu họ đã làm việc trong ngành công nghiệp này, họ có thể làm điều đó bằng việc giả định có nhiều trách nhiệm hơn, học về quản lí và cải tiến kĩ năng giải quyết vấn đề của họ và kĩ năng mềm. Tôi bắt đầu nghề nghiệp của mình như một người lập trình nhưng khi dự án có vấn đề với khách hàng, tôi tình nguyện làm việc với khách hàng để giải quyết vấn đề. Khi người khác viết mã, tôi thương lượng với khách hàng và phân tích yêu cầu của họ. Cuối cùng tôi trở thành người phân tích doanh nghiệp, ai đó hội tụ vào việc hiểu nhu cầu của khách hàng và thương lượng với họ về những thay đổi yêu cầu. Tôi làm việc chăm chỉ và chấp nhận nhiều trách nhiệm hơn qua dự án. Khi mọi sự tràn ngập người quản lí dự án của tôi, tôi nhảy vào giúp đỡ và dần dần nhận nhiều trách nhiệm hơn về quản lí dự án. Khi cơ hội mới tới, tôi được đề bạt lên làm người quản lí dự án. Tôi học nhiều về quản lí dự án bằng việc lấy thêm các lớp phụ để cải tiến kĩ năng của tôi. Khi dự án của tôi hoàn thành thành công, tôi được trao cho dự án thêm. Trong vòng bốn năm, tôi đã chuyển sang làm người quản lí và quản lí vài dự án. Qua thời gian, khi niềm tin của người chủ công tin vào khả năng của tôi lớn lên, tôi được đề bạt làm giám đốc quản lí toàn bộ một nhánh công ty. Vài năm sau, tôi đã trở thành phó chủ tịch để quản lí mọi kinh doanh phần mềm cho công ty. Tôi tiếp tục cải tiến kĩ năng của mình bằng việc học các môn phụ thêm. Tại mức này, "kĩ năng mềm" như trao đổi, trình bày, lắng nghe, giải quyết xung đột, quản lí thời gian là rất quan trọng."

Anh ta dừng lại và bảo tôi: "Tôi ước ao rằng tôi có thể học được những kĩ năng này khi tôi vẫn còn trong trường. Tôi đã không lấy lời khuyên của thầy về theo học "lớp kĩ năng mềm" trước khi tôi tốt nghiệp. Khi nhu cầu thuê nhiều người phần mềm hơn tới, tôi thấy rằng Mĩ có thiếu hụt người có kĩ năng và phải đi thuê nhiều người phát triển từ Ấn Độ và Trung Quốc. Tôi tự nhủ mình: "Đây là cơ hội tốt để mình có công ty riêng của mình" cho nên tôi bắt đầu một công ty và sang Ấn Độ để mở văn phòng ở đó. Vì tôi đã biết nhiều khách hàng ở Mĩ, tôi bảo họ rằng tôi có thể làm cùng công việc đó với tốn kém ít hơn nhiều. Thành công quá khứ của tôi cho họ niềm tin rằng tôi có thể làm được điều đó cho nên họ cho tôi nhiều công việc phần mềm. Kinh doanh này phát triển nhanh chóng từ mười tới hàng trăm rồi hàng nghìn khách hàng. Tôi bắt đầu với các khách hàng ở Mĩ nhưng cuối cùng có khách hàng trên khắp thế giới. Để giữ tăng trưởng, tôi đã mở văn phòng ở Trung Quốc, Malaysia, và Singapore. Ngày nay tôi có trên 15,000 người phát triển và sinh ra vài trăm triệu đô la mỗi năm. Về căn bản, đó chính là hiểu biết phía doanh nghiệp của phần mềm, nhận diện cơ hội, và có hành động."

Tôi hỏi: "Điều đó đã xảy ra vài năm trước đây nhưng bạn có cho rằng sinh viên vẫn có thể làm những điều như điều bạn đã làm ngày nay không?"

Anh ta dường như ngạc nhiên: "Sao không? Ngày nay có nhiều cơ hội hơn mười năm trước. Ngày nay mọi doanh nghiệp đều cần công nghệ thông tin và với tính toán mây và internet, người ta có thể làm điều đó ở mọi nơi. Theo ý kiến tôi, đây là thời gian tốt nhất để bắt đầu công ty phần mềm. Để bắt đầu công ty phần mềm, bạn cần công cụ phần mềm, nhưng với nguồn mở bạn không phải mua cái gì, cứ tải xuống những công cụ đó từ internet. Bạn cần người cho công ty, nhưng có nhiều người có kĩ năng những người cần việc làm, đặc biệt ở châu Á cho nên bạn có thể thuê họ một cách dễ dàng. Bạn cần kết cấu nền, nhưng với tính toán mây, bạn không phải mua trang thiết bị hay máy phục vụ nữa, bạn có thể thuê chúng từ nhà cung cấp dịch vụ. Tất nhiên, bạn cần tiếp thị nhưng bạn có thể dùng Facebook, Twitter, và blog, cho nên tiếp thị cũng không tốn kém cho bạn. Bạn cần văn phòng nhưng ngày nay bạn có thể thuê văn phòng trong công viên Công nghệ ở Ấn Độ hay Trung Quốc với chi phí thấp đáng kể. Chính phủ Trung Quốc có thể cho bạn thuê nó gần với chi phí cho không trong năm năm nếu bạn thuê người của họ cho nên bạn không phải bắt đầu bằng nhiều tiền. Nếu bạn mở doanh nghiệp ở Trung Quốc, bạn cũng không phải đóng thuế trong năm năm. Có nhiều cơ hội ngày nay hơn mười năm trước bởi vì bắt đầu một công ty ngày nay rẻ hơn nhiều và dễ hơn nhiều."

Tôi hỏi: "Nhưng bạn vẫn bắt đầu một công tin vào thời hậu suy thoái khi kinh doanh đang phục hồi chậm chạp?"

Anh ta mỉm cười: "Sẽ tốt hơn nếu nó không trong thời suy thoái và các công ty chi nhiều tiền hơn. Nhưng bắt đầu một công ty mới phải mất vài tháng, nếu bạn bắt đầu từ bây giờ thì bạn sẽ sẵn sàng khi kinh tế cải thiện. Vào lúc này, nhiều người sợ cho nên không ai làm gì và đó là cơ hội lớn bởi vì không có cạnh tranh. Từ phía doanh nghiệp, bạn phải nhận diện cơ hội và có HÀNH ĐỘNG, và đây là lúc cho hành động."

Tôi hỏi: "Nếu bạn nói chuyện với sinh viên ngày nay, bạn sẽ nói gì cho họ?"

Anh ta cười to: "Tôi sẽ bảo họ hội tụ vào phía doanh nghiệp của phần mềm bởi vì đó là tương lai. Nhân tiện, với các sinh viên trẻ sắp ra trường, cha mẹ các bạn vẫn còn hỗ trợ cho các bạn. Sao không sống ở nhà và bắt đầu công ty của bạn bây giờ. Bạn không cần nhiều tiền nhưng chỉ cần vài máy tính và truy nhập vào internet. Sao chờ đợi? Cơ hội là ở đây và bây giờ. Làm nó đi."

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem