Phát triển thói quen học tập

Phát triển thói quen học tập

Phần lớn sinh viên bắt đầu năm học thứ nhất của họ ở đại học với cả lạc quan và sợ hãi. Một số người nghĩ họ có thể học tốt vì họ đã thành công ở trung học và đã qua được kì thi vào đại học. Một số cảm thấy không thoải mái với môi trường mới và sợ rằng họ có thể không có khả năng đáp ứng mong đợi của bố mẹ họ. Năm thứ nhất ở đại học bao giờ cũng là thách thức với sinh viên với nhiều thứ thế, nhiều hoạt động thế, nhiều bạn mới thế, và nhiều tài liệu đọc thế. Tuy nhiên phần lớn sinh viên đã không có khả năng thay đổi thói quen học tập từ trung học của họ và chưa biết cách học ở đại học.

Nhiều sinh viên năm thứ nhất tin tưởng lạc quan rằng học đại học là không khác với trung học. Nhiều người thường đợi vài ngày trước khi kiểm tra rồi mới bắt đầu nhồi nhét nhiều nhất có thể được vì họ đã làm điều đó ở trung học và đã thành công. Nhiều người xem lướt qua vài chương trong sách giáo khoa đêm hôm trước và nghĩ rằng họ biết đủ để qua bài kiểm tra. Chỉ khi họ thấy nhiều câu hỏi mà họ không thể trả lời được thì họ mới thất vọng. Họ nhìn vào những câu hỏi này rồi bắt đầu đoán câu trả lời và hi vọng rằng họ sẽ qua bài kiểm tra. Sự kiện đáng ngạc nhiên là một số người tiếp tục có cùng thái độ đó trong suốt toàn bộ môn học mặc cho bằng chứng rằng họ bị điểm kém trong mọi kì thi. Về căn bản, họ phải học nhanh chóng rằng đại học KHÔNG phải là trung học và sinh viên phải đổi thói quen học tập của họ, nếu không họ sẽ thất bại.

Là giáo sư, tất cả chúng ta đều muốn thành công cho nên chúng ta phải có hành động để cho họ biết thành công yêu cầu cái gì. Tất nhiên, thầy giáo sẽ nói cho họ điều họ phải làm để thành công như với mọi giờ trong lớp, họ phải dành ít nhất hai giờ học, rồi sinh viên sẽ gật đầu nhưng không thay đổi hành vi. Cách tốt nhất là làm cho mọi thứ được hiện thực bằng việc bắt đầu với một bài kiểm tra sớm vào tuần thứ hai trong môn học. Đây là chỗ chúng ta để cho một số sinh viên không làm tốt bài kiểm tra có được thông điệp rõ ràng rằng việc học đại học là khó hơn nhiều so với điều họ nghĩ. Tuy nhiên các thầy giáo cần làm điều đó một cách cẩn thận vì nếu sinh viên nghĩ môn học này là quá khó, một số sẽ đổi sang môn học khác và không học gì mấy.

Để giúp sinh viên thay đổi thói quen học tập, tôi thường bắt đầu với một cơ hội để cho họ làm lại từ đầu điều họ đã không làm tốt. Tôi nói với họ vì họ không làm được nhiều câu hỏi trong bài kiểm tra thứ nhất, họ có một ngày học và làm lại cùng bài thi đó nhưng đây là ngoại lệ vì nó chỉ xảy ra một lần cho bài kiểm tra thứ nhất. Điều đó làm cho một số sinh viên quay lại và học rồi họ học được bài học thứ nhất rằng việc học ở đại học là KHÔNG như ở trung học. Để chuẩn bị cho mọi bài kiểm tra tương lai trong môn học này, tôi làm cho mọi sinh viên đặt ra mục đích học tập của họ bằng việc tạo ra một danh sách những điều họ cần làm, khi nào họ cần làm nó để hoàn thành mục đích đó. Trước mỗi bài kiểm tra, tôi yêu cầu sinh viên tự cho điểm cho họ về bài kiểm tra - chẳng hạn “10” trước khi làm bài kiểm tra. Sau bài kiểm tra, tôi sửa nó và để sinh viên nhận diện bao nhiêu câu hỏi họ không làm được và xác định tại sao họ đã cho bản thân họ “10” nhưng điểm thực chỉ là “7”. Điều này có tác dụng như lời nhắc nhở về mục đích và các hoạt động học tập mà họ đặt cho bản thân họ cho nên họ biết họ đã phạm phải những sai lầm nào và tại sao họ không đạt tới mục đích học tập của họ. Từng sinh viên sẽ giải thích cho lớp về việc không sánh đúng của họ và lí do rồi sau vài lần thử, nhiều người đã đổi thói quen học tập của họ và việc học thực xảy ra.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com