Nhà doanh nghiệp thành công

Nhà doanh nghiệp thành công

Trong quá khứ, khởi nghiệp được coi như điều bí ẩn nơi người công nghệ tạo ra sản phẩm, phá vỡ thị trường và trở thành triệu phú. Ngày nay nó là khoa học có thể được các định, dạy và thực hành bởi sinh viên để tạo ra công ty khởi nghiệp. Mọi công ty khởi nghiệp đều bắt đầu với một ý tưởng phát kiến nhưng thành công của công ty khởi nghiệp tuỳ thuộc vào ý tưởng nào được phát triển, xây dựng và nuôi dưỡng tốt thế nào để thành doanh nghiệp sinh lời. Có qui trình khởi nghiệp xác định mà sinh viên phải tuân theo để tránh những sai lầm mà người khác đã phạm phải. Tất nhiên, không ai có thể đảm bảo được thành công, nếu ý tưởng đầu tiên không có tác dụng; nhà doanh nghiệp phải học từ sai lầm của họ và đi tới ý tưởng khác tốt hơn. Chừng nào họ còn sẵn sàng học từ sai lầm và liên tục phát kiến, họ có thể thành công.

Nhà doanh nghiệp thành công là những người tin họ có thể tạo ra khác biệt; họ là người đam mê về ý tưởng của họ; họ bị ám ảnh với cuộc truy tìm của họ để bắt đầu công ty riêng của mình vì họ nghĩ về nó, mơ về mó, học từ nó và sống cùng nó. Đó là lí do tại sao họ thành công. Họ thành công vì muốn hoàn thành ước mơ của họ làm cho ý tưởng của họ thành hiện thực. Họ thành công vì họ sẵn lòng thay đổi, học từ sai lầm và liên tục đi tới ý tưởng tốt hơn và với họ tiền chỉ tới như sản phẩm phụ. Có người "muốn là nhà doanh nghiệp", người muốn sở hữu công ty riêng của mình nhưng không có dũng cảm, kiên cường hay đam mê để tạo ra công ty khởi nghiệp. Họ muốn là "Bill Gates" hay "Steve Jobs" tiếp vì họ chỉ muốn giầu có nhưng họ không sẵn lòng làm việc chăm chỉ để đạt tới đó. Nếu họ thất bại một lần họ từ bỏ.

Tuần trước, tôi mời Don James, một nhà doanh nghiệp thành công tới đọc bài giảng trong lớp tôi và ông ấy khuyên sinh viên của tôi: "Nếu các bạn chỉ muốn giầu, tốt hơn cả là các bạn đi mua vé xổ số. Các bạn sẽ không hoàn thành được cái gì với công ty khởi nghiệp nếu các bạn không có dũng cảm để học từ sai lầm. Trong công ty khởi nghiệp, các bạn sẽ thất bại nhiều lần, có lẽ tới mười hay hai mươi lần trước khi thành công. Nếu các bạn không có quyết tâm, các bạn sẽ không đi xa. Các bạn phải đặt mục đích và làm bất kì cái gì để hoàn thành nó và nếu các bạn thành công, các bạn có thể làm ra tiền nhưng không có đảm bảo. Để bắt đầu, các bạn bao giờ cũng cần ý tưởng tốt mà là duy nhất. Nhưng một mình ý tưởng là không đủ; các bạn phải biến nó thành sản phẩm hay dịch vụ mà có thể đem tới giá trị cho khách hàng. Bước tiếp là có khách hàng nhưng các bạn không có khách hàng chừng nào ý tưởng của các bạn chưa thể giải quyết được vấn đề của họ cho nên các bạn phải đi ra ngoài và nói chuyện với khách hàng để hiểu nhu cầu của họ. Nếu nhu cầu của họ không đáp ứng cho ý tưởng của các bạn thì hãy tự hỏi mình, mình có thể đi tới ý tưởng khác mà có thể giải quyết được vấn đề của họ không hay vẫn bám lấy ý tưởng của mình? Đừng giữ lại ý tưởng đó vì nó là của bạn nhưng bạn phải hiểu thực tại. Trong tình huống của tôi, tôi đổi ý tưởng để có khách hàng và đó là lí do tại sao tôi thành công. Là nhà doanh nghiệp nghĩa là bạn phải linh hoạt và sẵn sàng điều chỉnh theo nhu cầu thị trường."

Các công ty khởi nghiệp yêu cầu nhiều công việc, đặc biệt lúc bắt đầu vì nhà doanh nghiệp phải cố nhận diện cơ hội và kiểm nghiệm chúng với khách hàng. Mọi người có thể đi tới ý tưởng hay nhưng ý tưởng hay là không đủ, nó cần khách hàng. Ngay cả có khách hàng vẫn chưa đủ vì có nhiều công việc hơn cần làm. Nhà doanh nghiệp phải đặt giá sản phẩm, che chắn các đối thủ cạnh tranh, giữ khách hàng và làm tăng trưởng công ty. Không thành vấn đề họ giỏi thế nào, nhiều người sẽ phạm sai lầm nhưng chừng nào họ còn học được từ sai lầm họ sẽ làm tốt. Trong thế giới cạnh tranh này, rất ít người thành công ngay nỗ lực đầu tiên. Thực ra, rất có thể là phần lớn sẽ thất bại vài lần và nhiều người sẽ từ bỏ. Chỉ người kiên cường nhất, người đam mê nhất mới tìm thấy lối ra khỏi khủng hoảng, vượt qua thời khó khăn và sẵn lòng liều mọi thứ để làm cho công ty khởi nghiệp của họ thành công.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem