Nghề nghiệp và việc làm/2

Một sinh viên năm thứ nhất viết cho tôi: “Em đã đọc blog của thầy về lập kế hoạch nghề nghiệp nhưng em vẫn không biết em muốn làm gì hay em nên chọn học lĩnh vực nào? Xin thầy giúp đỡ.”

Đáp: Là thanh niên, việc biết điều bạn thực sự muốn làm với cuộc đời bạn cần thời gian Nó là quá trình khám phá vì bạn vẫn đang trưởng thành. Tuy nhiên vì bạn sắp vào đại học, bạn phải đặt phương hướng cho việc học của bạn. Bạn không nên phí thời gian bằng việc chuyển từ lĩnh vực nọ sang lĩnh vực kia chừng nào bạn chưa tìm ra bạn thích gì. Giống như một người liên tục đi trên cuộc hành trình dài, bạn cần bản lộ trình và hướng dẫn trước khi bắt đầu chuyến đi của bạn.

Điều đầu tiên bạn cần là hiểu khác biệt giữa nghề nghiệp và việc làm. Việc làm chỉ là cái gì đó bạn làm để được trả tiền, trong khi nghề nghiệp là cái gì đó bạn thích thú làm trong thời gian dài, điều cho phép bạn hỗ trợ cho bản thân bạn và gia đình bạn. Việc làm thường không yêu cầu giáo dục rộng nhưng nghề nghiệp bao giờ cũng yêu cầu nhiều giáo dục hơn, và ngày nay nó ngụ ý giáo dục đại học. Với nghề nghiệp, bạn phải dùng tri thức và kĩ năng của bạn để làm việc trong khu vực thuộc mối quan tâm của bạn. Với định nghĩa đơn giản này, bạn phải biết cái gì là quan trọng với bạn.

Điều thứ hai mà bạn cần là đặt mục đích cho nghề nghiệp của bạn. Sẽ khó tìm được phương hướng nghề nghiệp nếu bạn không biết mục đích của bạn. Nếu bạn đi du lịch, bạn phải biết nơi bạn muốn đi hay đích đến. Cùng điều này áp dụng khi xây dựng nghề nghiệp, bạn cần có mục đích. Mục đích phải là cái gì đó thực tế và đạt tới được; bằng không chúng chỉ là mơ hay ảo tưởng. Chẳng hạn, nếu mục đích của bạn là người phát triển phần mềm chuyên nghiệp, có việc làm tốt, có khả năng hỗ trợ cho gia đình, và đóng góp cho xã hội của bạn thì bạn đã bắt đầu bước đầu tiên.

Mặc dầu bạn viết rằng bạn không biết phải làm gì nhưng có lẽ bạn biết bạn thích gì. Bạn có thể bắt đầu bằng việc nghĩ về ba điều mà bạn thực sự thích khi bạn còn trẻ, trước khi bạn đạt tới tuổi 16? Chúng có thể là việc đọc tiểu thuyết, chơi videogames, hay đi du lịch tới chỗ mới v.v. Rồi nghĩ tới ba điều đã xảy ra giữa tuổi 16 và bây giờ. Chúng có thể là những điều như qua được kì thi vào đại học, gặp gỡ mọi người, hay tham gia vào hoạt động từ thiện. Từ sáu điều này, tự hỏi bản thân bạn: “Những điều này có gì chung? Cái gì là tương tự? Cái gì là điều bạn thích nhất? Cái gì làm cho chúng đặc biệt thế trong mọi biến cố khác trong cuộc đời bạn? Dựa trên mối quan tâm riêng của bạn, bạn có thể xác định lĩnh vực nào bạn thích làm việc. Là sinh viên, bạn cần thăm dò miền rộng các lĩnh vực để chọn lĩnh vực khớp nhất. Tất nhiên, bạn có thể làm các điều chỉnh cần thiết vì mọi sự thay đổi và ưa thích của bạn cũng thay đổi.

Nhớ rằng nghề nghiệp không chấm dứt khi bạn có việc làm mà nó là nỗ lực học cả đời. Có được việc làm chỉ mới là bắt đầu, bạn phải nắm quyền kiểm soát nghề nghiệp của bạn bằng liên tục cải tiến tri thức và kĩ năng của bạn. Bạn có thể cần tìm lời khuyên từ những người quản lí, bạn bè, và đồng nghiệp v.v. Nhưng chỉ bạn mới có thể quyết định nghề nào và chọn lựa nào là tốt nhất cho bạn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem