Nghề nghiệp và việc làm
Một sinh viên gửi cho tôi một email: “Em thích lời khuyên thực tế của thầy trong website SEGVN, đặc biệt là bài “Tại sao vào đại học?” tuy nhiên thị trường việc làm hiện thời chỉ cần người kiểm thử và người lập trình, KHÔNG cần kĩ sư phần mềm hay các vị trí mức cao hơn. Em hiểu rằng giáo dục đại học là quan trọng nhưng em vẫn bị lẫn lộn về chọn lựa của em khi kết thúc giáo dục bậc đại học rồi đi làm cùng việc làm như mọi người có sáu tháng đào tạo lập trình. Xin thầy lời khuyên.”
Câu trả lời của tôi: “Xin đọc lại vài bài cũ trong website này. Có khác biệt lớn giữa người có bằng đại học và người có bằng hướng nghiệp liên quan tới nghề nghiệp và việc làm. Nếu em chỉ muốn việc làm thì vài tháng đào tạo lập trình trong C++ hay Java sẽ là đủ để cho em có tư cách làm việc như người lập trình. Điều gì sẽ xảy ra nếu vài năm nữa kể từ giờ thị trường việc làm thay đổi sang ngôn ngữ lập trình khác như Ruby hay Ajax? Vậy em sẽ phải trở lại và học các ngôn ngữ này. Trong trường hợp này, em bao giờ cũng phản ứng với thị trường việc làm bởi vì mọi điều em muốn là “việc làm” chứ KHÔNG phải là “nghề nghiệp”. Với nghề phần mềm, em sẽ bắt đầu như người lập trình hay kiểm thử nhưng em sẽ đi lên các vị trí khác và tiếp tục xây dựng nghề nghiệp dựa trên tri thức và kinh nghiệm của mình. Em sẽ KHÔNG làm việc như người lập trình hay kiểm thử lâu nhưng em có thể là người quản lí dự án, kiến trúc sư, người phân tích nghiệp vụ, người quản lí hệ thống hay giám đốc thông tin (CIO). Việc làm là tạm thời mà có thể thay đổi dựa trên nhu cầu thị trường nhưng nghề nghiệp là cái gì đó kéo dài cả đời.
Vài năm trước, khi viếng thăm Ấn Độ, tôi thấy rằng đã có nhiều trường hướng nghề cho ra hàng trăm nghìn người lập trình và kiểm thử. Những người này có việc làm tốt bởi vì kinh doanh khoán ngoài của Ấn Độ đã làm rất tốt. Gần đây xu hướng thị trường đang thay đổi vì chi phí làm kinh doanh ở Ấn Độ đang tăng lên. Nhiều công ti Ấn Độ bắt đầu khoán ngoài công việc lập trình và kiểm thử cho các nước có chi phí thấp hơn để tập trung vào các vị trí cao hơn và sinh lời nhiều hơn như kiến trúc sư, người phân tích hệ thống, người quản lí dự án v.v. Điều đó nghĩa là những người có đào tạo hướng nghề sẽ bị mất việc vì lương của họ (trung bình $800/tháng) KHÔNG thể cạnh tranh được với các nước có lương thấp như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia (trung bình $450/tháng) hay các nước châu Phi (trung bình $200/tháng). Điều gì sẽ xảy ra cho những người lập trình và kiểm thử Ấn Độ này? Họ phải hoặc giảm lương của họ hoặc không có việc làm. Tuy nhiên, với chi phí sống cứ tăng lên nhanh chóng, họ không thể chịu được việc sống với lương thấp hơn cho nên tương lai của họ vẫn không được biết. Xu hướng khoán ngoài sẽ tiếp tục chuyển việc làm tới nơi chi phí lao động thấp nhất, nhiều việc làm cũng sẽ chuyển đi nhanh chóng vì thị trường thay đổi. Theo ý kiến của tôi, không ai có thể phụ thuộc vào loại việc làm này lâu được. Điều bản chất là xây dựng nghề nghiệp cả đời dựa trên giáo dục tốt hơn là chỉ vị trị ngắn hạn.
Lời khuyên của tôi: Xin ở lại trường và kết thúc bằng đại học của em. Tương lai của em còn sáng lạn hơn em nghĩ. ĐỪNG tập trung quá nhiều vào thị trường việc làm hiện thời, nó sẽ thay đổi. Tôi chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội hơn cho kĩ sư phần mềm, nhà khoa học máy tính và người quản lí hệ thông tin. Em nên hội tụ vào dài hạn chứ ĐỪNG vào ngắn hạn vì em vẫn còn trẻ với nhiều năm phía trước. Nhân tiện, nếu em có bằng đại học về phần mềm và có kĩ năng ngoại ngữ, cơ hội cho em ra nước ngoài, làm việc trong công ti nước ngoài, kiếm được lương tốt, cũng sẽ rất tốt vì thế giới đang trải qua việc thiếu hụt trầm trọng nhà chuyên nghiệp phần mềm.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com