Năm đầu ở đại học
Mọi năm sinh viên mới vào đại học cứ tưởng họ đã sẵn sàng vì họ đã qua được kì thi và được nhận vào trường. Không may, không ai cảnh báo cho họ rằng, bất kể điều họ đã hoàn thành ở phổ thông, qui tắc và mong đợi là khác ở đại học. Một báo cáo năm 2011 của Ban đại học có tiêu đề "Năm thứ nhất" đã điều tra sinh viên để xem năm thứ nhất ở đại học của họ là như thế nào và họ cảm thấy trường phổ thông chuẩn bị cho họ tốt tới đâu đối với sự nghiêm ngặt của giáo dục đại học, đã thấy rằng: 64% sinh viên báo cáo rằng các môn đại học khó hơn nhiều so với họ mong đợi dưới dạng điều sinh viên cần được biết và điều được yêu cầu để có điểm tốt. 48% mô tả việc chuyển từ phổ thông lên đại học là thách thức và 74% sinh viên nói rằng trường phổ thông đã không chuẩn bị tốt cho họ vào đại học.
Là một giáo sư, tôi không ngạc nhiên vì tôi thấy điều này xảy ra mọi năm. Nhiều sinh viên năm thứ nhất không được chuẩn bị. Không phải là họ không thông minh hay không có động cơ nhưng có khác biệt lớn giữa bầu không khí ở trường phổ thông và kiểu cách sống của đại học. Những sinh viên này tới đại học cứ tưởng họ đã sẵn sàng khi không ai bảo họ các qui tắc đã thay đổi. Làm cho mọi sự tồi tệ hơn, nhiều giáo sư đại học hoặc không biết hoặc không chăm sóc tới kinh nghiệp đại học, điều hình thành nên tương lai và tính cách của những sinh viên này. Một giáo sư bảo tôi rằng ông ấy tin đại học là cạnh tranh cho nên người sống còn sẽ thắng và người không sống còn sẽ thua và bỏ học. Một giáo sư khác giải thích: “Khi thầy dạy năm thứ nhất, thầy có hàng trăm sinh viên hay hơn. Một số là nghiêm chỉnh về học tập nhưng nhiều người không nghiêm chỉnh. Nếu thầy không cho bài kiểm tra đủ khó để loại bớt một số người trong họ thì thầy sẽ phải dạy nhiều sinh viên hơn trong các năm sau. Điều đó sẽ làm cho thầy bận rộn và phải làm việc vất vả hơn. Bằng cách loại hầu hết họ đi và chọn chỉ vài sinh viên giỏi, thầy có ít việc hơn và có sinh viên giỏi hơn để dạy." Ở phổ thông, các thầy giáo thường biết rõ học sinh và thỉnh thoảng họ có thể khuyên nhủ hay giúp đỡ nhưng ở đại học, các giáo sư bận rộn, họ coi làm thêm cái gì phụ không phải là việc của họ. Ở trường phổ thông, thầy giáo thường kiểm tra việc lên lớp, nếu học sinh vắng mặt nhiều buổi, trường có thể liên hệ với phụ huynh. Ở đại học, các giáo sư không kiểm sự có mặt của sinh viên và nếu sinh viên bỏ lớp thì đó là việc của họ, vì họ được coi là người lớn và họ chịu trách nhiệm về hành động của họ. Ở trường phổ thông, việc cho điểm hầu hết dựa trên suy xét của thầy giáo cho nên có thể cho học sinh ở đường biên được đỗ. Nếu được 60% thì là được điểm đỗ, thầy giáo có thể cho học sinh 57% hay 58% cũng là được điểm đỗ. Ở đại học việc cho điểm hầu hết dựa trên đường cong chuẩn như 92% hay tốt hơn mới được điểm "A". 85% tới 91% được điểm “B”, 75% tới 84% được điểm “C”; và dưới 75% là điểm trượt. (Đây là chuẩn trong nhiều đại học Mĩ.)
Có nhiều điều làm sao lãng sinh viên đại học, đặc biệt sinh viên năm thứ nhất. Vì họ bắt đầu kinh nghiệm tự do cá nhân nào đó và ít bị giám sát từ bố mẹ, một số có thể hành động vô trách nhiệm do bản tính chưa chín chắn của họ. Ở trường phổ thông, họ bị giới hạn với số bạn bè mà họ biết trong nhiều năm nhưng ở đại học, họ gặp nhiều bạn mới người tới từ các chỗ khác với các nền tảng khác nhau. Một số tới đó để học tập, một số thì có thể không. Dễ dàng bị ảnh hưởng xấu và họ có thể bị sao lãng khỏi học tập. Sinh viên năm thứ nhất thường là nạn nhân của ma tuý, rượu và mang thai không mong muốn do nhiều tiệc tùng, nhảy múa và các thực nghiệm trong những hành vi nào đó. Với tất cả những thay đổi và sao lãng này, không có gì ngạc nhiên là nhiều sinh viên thế loạng choạng và thất bại. Vì cuộc sống đại học là khác với trường phổ thông tôi tin ai đó phải dạy cho họ về cách là sinh viên đại học.
Phần lớn các giáo sư đại học tin rằng việc của họ là dạy, không phải là khuyên nhủ. Phần lớn những cố vấn đại học tin rằng việc của họ là cung cấp lời khuyên hàn lâm như lựa chọn lĩnh vực học tập hay lớp nào cần học nhưng không về hành vi của sinh viên và cách họ làm trong thời gian của họ. Phần lớn những cố vấn nghề nghiệp tin rằng việc của họ là giúp cho người tốt nghiệp tìm việc làm, không giải quyết với sinh viên năm thứ nhất. Phần lớn phụ huynh không biết cái gì xảy ra ở đại học, họ không biết rằng có khác biệt giữa phổ thông và đại học. Cho nên vấn đề là ai phải chịu trách nhiệm để dạy cho sinh viên năm thứ nhất cách là sinh viên đại học thành công? Tôi đã hỏi nhiều người và câu trả lời hiển nhiên là: Không ai cả. Cho nên đó là trách nhiệm của sinh viên cho riêng họ.
Theo kinh nghiệm của tôi, năm thứ nhất là năm lẫn lộn nhất với bất kì ai. Bạn vào một môi trường mới, trường mới, gặp bạn bè mới nhưng bạn chưa đủ chín chắn để giải quyết với tất cả những thay đổi này. Chẳng thành vấn đề bạn có bao nhiêu lời khuyên, chẳng thành vấn đề bạn được chuẩn bị thế nào, bạn có thể vẫn bị lạc một thời gian cho tới khi bạn biết phải làm gì. Nó là quá trình khám phá rằng bạn phải làm điều đó một mình. Một số người tin "chỉ người giỏi nhất mới sống còn" vì đại học là cạnh tranh để là người giỏi nhất, ưu tú, người thông minh nhất trong lĩnh vực nào đó. Tôi không đồng ý với điều đó. Tôi nghĩ là nhà giáo dục, chúng ta có trách nhiệm với sinh viên của chúng ta và chúng ta phải làm hết sức để giúp họ trong bước đầu tiên của họ hướng tới thành người lớn vì chúng ta đang hình thành nghề nghiệp và tương lai của họ. Mọi sinh viên vào đại học với mong đợi cao và hi vọng cao, và chúng ta phải giúp nuôi dưỡng những điều quí giá này. Đại học là việc chuẩn bị cho cuộc sống; nó là bước đầu tiên cần nhiều hướng dẫn hơn bất kì cái gì khác. Năm thứ nhất không bao giờ nên là cạnh tranh nơi sinh viên cạnh tranh để sống còn nhưng nó phải là chỗ nơi chúng ta, những nhà giáo dục cung cấp lời khuyên chí tình nhất để giúp họ vượt qua mọi chướng ngại dẫn tới nghề nghiệp thành công như những người có trách nhiệm.
Tôi gợi ý rằng là nhà giáo dục, chúng ta phải dành thời gian để hiểu nền tảng hàn lâm của sinh viên và dùng thông tin đó để hội tụ vào việc dạy của chúng ta. Cho dù mọi sinh viên đã thi đỗ kì thi và được chọn vào đại học nhưng không phải mọi sinh viên có cùng mức hàn lâm. Một số có thể cần trợ giúp thêm; một số có thể cần học thêm lớp để xây dựng kĩ năng của họ trước khi học các lớp đại học bình thường. Chúng ta phải trao đổi về những mong đợi của chúng ta một cách rõ ràng cho sinh viên của chúng trong những ngày đầu tiên của lớp để tránh bất kì lẫn lộn nào và khuyến khích thay đổi tích cực trong sinh viên của chúng ta. Chúng ta phải đặt chính sách mong đợi về cho điểm để cho mọi sinh viên hiểu cách họ sẽ được cho điểm và nhắc nhở họ về cách duy trì chuẩn trong toàn môn học. Bằng việc đưa những nỗ lực phụ nào đó lên hàng đầu, chúng ta có thể giúp cho sinh viên của chúng ta bước bước đi đầu tiên trong đại học với sáng tỏ hơn và tự tin hơn trên cuộc hành trình giáo dục của họ.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com