Một bài học về công ty khởi nghiệp

Như một phần của lớp khởi nghiệp, tôi thường chia sẻ những câu chuyện của các nhà doanh nghiệp thành công với sinh viên để cho họ có thể học được cái gì đó từ kinh nghiệm của người khác. Câu chuyện này dựa trên một ghi chép từ bạn tôi, một giáo sư ở Ấn Độ, nơi Karam Elahrian tới và nói chuyện cho sinh viên của ông ấy.

Là một nhà doanh nghiệp, Karam Elahian đã khởi đầu mười công ty, trong đó sáu công ty đã rất thành công. Tuy nhiên, anh ta thích nói về thất bại "đầu tiên và to nhất" mà anh ta coi là quan trọng. Anh ta tới trong chiếc xa Ferrari đỏ với biển số: "Momenta", tên của công ty anh ta đã khởi đầu năm 1989, nhưng đã thất bại và tiêu tốn của anh ta nhiều tiền. Anh ta nói: "Tôi chưa bao giờ quên kinh nghiệm này, nó làm thay đổi đời tôi."

Elahian có bằng thạc sĩ về kĩ nghệ máy tính từ đại học Utah. Sau khi tốt nghiệp, anh ta được việc làm tại Hewlett Packard nhưng sau đó vài năm, anh ta bỏ và lập ra công ty khởi nghiệp riêng của mình có tên là CAE Systems năm 1981. Anh ta nói: "Tôi bao giờ cũng thích làm cái gì đó kích động. Sống ở thung lũng Silicon, tôi thấy nhiều nhà doanh nghiệp có công ty riêng của họ; điều đó khuyến khích tôi khởi đầu công ty riêng của tôi. Vào thời đó không có đào tạo, không có chia sẻ kinh nghiệm, và chúng tôi không biết cách khởi đầu công ty nhưng bạn nhìn vào những người như Steve Jobs và nghĩ nếu ông ấy có thể làm được, tôi cũng có thể làm được điều đó."

"Lúc ban đầu, chúng tôi có vài vấn đề vì chúng tôi không biết cách khởi đầu công ty nhưng chúng tôi học nhanh chóng. Sức mạnh của chúng tôi là ở chỗ chúng tôi có nhiều kĩ sư có kĩ năng cho nên qua thời gian công ty khởi nghiệp của chúng tôi đã làm tốt. Tôi tin kĩ năng doanh nghiệp có thể được học nhanh chóng nhưng kĩ năng kĩ thuật là cái gì đó xác định nên thành công hay thất bại của bạn. Nếu bạn muốn khởi đầu một công ty công nghệ, bạn phải có kĩ năng kĩ thuật và thuê nhiều người có kĩ năng, bằng không bạn sẽ không thành công. Công ty khởi nghiệp đầu tiên của chúng tôi đã tăng trưởng nhanh và bắt đầu cạnh tranh với người khổng lồ điện tử lớn hơn có tên Tektronix. Cạnh tranh có thể là tệ cho kinh doanh của cả hai cho nên họ quyết định mua công ty nhỏ của tôi và trả cho tôi $75 triệu đô la về nó. Năm 1984 đó là nhiều tiền và tôi đã rất sung sướng với thành công đầu tiên của tôi."

Anh ta cười: "Phần lớn mọi người sẽ nghỉ ngơi một chút nhưng "thành công nhỏ" này nhắc tôi nghĩ tới ý tưởng khác cho nên chỉ trong vài tháng, tôi khai trương công ty khởi nghiệp thứ hai có tên là Cirrus Logic. Từ kinh nghiệm trước trong công ty khởi nghiệp, tôi đã làm tăng trưởng công ty này nhanh chóng nhưng thay vì để nó bị mua, tôi quyết định bán cổ phần và đi vào thị trường chứng khoán niêm yết (IPO) nơi công ty đạt giá trị $150 triệu đô la. Trong khi quản lí Cirrus, một hôm tôi có giấc mơ trong đó tôi đọc tin tức và xem video trên máy tính nhỏ quãng kích cỡ cuốn sách. Đây là giấc mơ kì lạ vì vào thời đó Laptop và Tablet chưa tồn tại."

Anh ta tiếp tục: "Tôi thích ý tưởng này nhiều thế và quyết tâm rằng nó phải là "hứng khởi đặc biệt" cho nên tôi quyết định tạo ra công ty khởi nghiệp khác để làm cho giấc mơ đó thành thực tại. Tôi tin nó sẽ là thành công khác cho nên tôi thu thập tiền bạc của tôi và khai trương công ty khởi nghiệp thứ ba mà tôi nghĩ sẽ là một trong những công ty lớn nhất ở thung lũng Silicon. Hai thành công trước của tôi đã cho tôi cảm giác về không thể bị thất bại cho nên tôi đã đầu tư quãng $40 triệu đô la cho kinh doanh mới. Nhiều nhà đầu tư thấy thành công ban đầu của tôi và đã đầu tư tiền vào công ty mới của tôi nữa. Tôi khởi đầu công ty khởi nghiệp thứ ba có tên là "Momenta" với nhiều tiền.

Anh ta giải thích "Ý tưởng của tôi là phát triển máy tính nhỏ mà có thể gửi và nhận fax nơi mọi người có thể mang chúng theo họ bất kì chỗ nào họ đi. Nó tương tự như máy tính bảng ngày nay nhưng vào thời đó Internet và công nghệ không dây vẫn còn mới và chưa chín. Tôi đã không nhìn vào những công nghệ này vì tôi là kĩ sư phần cứng và tôi rất kiêu ngạo. Tôi không nghĩ tôi có thể sai. Vấn đề là máy tính nhỏ của tôi không được kết nối với cái gì và không thể gửi hay nhận fax cho nên tôi thiết lập một trung tâm dữ liệu để nhận và chuyển tiếp fax cho thiết bị này. Ý tưởng điên rồ của tôi đã đi trước thời đại vì không có kết cấu nền và công nghệ chưa được phát triển đầy đủ nhưng tôi đã không bận tâm. Như kẻ đánh bạc, tôi chỉ muốn làm mọi sự theo ý tôi, tôi không nghe ai cả. Tôi mất nhiều tiền vì ý tưởng điên rồ này và nó đã làm thay đổi triết lí đời tôi."

Anh ta nói: "Một hôm tôi đi làm và thấy mọi nhà đầu tư tổ chức cuộc họp cổ đông. Tôi tự nhủ mình, tôi là giám đốc điều hành (CEO), chủ tịch và chủ toạ công ty, và tôi đã không triệu tập cuộc họp cổ đông cho nên tại sao họ ở đó. Họ nói, "Chúng tôi đã quyết định sa thải ông vì chúng tôi mất mọi tiền trong công ty khởi nghiệp này." Điều này tới như cú sốc lớn với tôi và tôi từ chối chấp nhận sự kiện rằng tôi đã thất bại. Tôi rất giận họ. Làm sao họ dám đuổi tôi vì tôi là người chủ?"

"Ngày hôm sau, tôi thức dậy và bắt đầu đi làm nhưng vợ tôi nói, "Anh đi đâu vậy? Anh mới bị đuổi việc. Anh không có công ty để vận hành và không có việc, anh cũng không còn tiền nữa." Tôi đã không tin rằng họ có thể đuổi tôi và tôi đã không chấp nhận sự kiện đó. Sau vài ngày từ chối và giận dữ, tôi bắt đầu chấp nhận thực tại nhưng tôi không chắc phải làm gì với đời tôi cho nên tôi quyết định "đi quanh" như thổ dân ở Australia."

"Tục lệ của những người Australia này là ở chỗ nếu họ bị lẫn lộn và không biết phải làm gì với đời họ, họ sẽ đi vào sa mạc và cứ đi loanh quanh và không về nhà chừng nào họ còn chưa đạt tới câu trả lời hay tìm ra chỗ an bình bên trong bản thân họ. Ở một mình trong sa mạc hay trong rừng riêng mình bạn trong nhiều ngày hay nhiều tháng sẽ làm sạch tâm trí bạn. Bạn không có ai để nói chuyện và không có ai để phụ thuộc cho nên bạn phải đương đầu với bản thân bạn. Bạn cứ bước đi và học cách tồn tại cho bản thân bạn trong tự nhiên và điều đó dạy cho bạn nhiều thứ mà bạn thậm chí không nghĩ tới. Nếu bạn không thể giải quyết được vấn đề thì bạn cứ đi nữa cho tới khi bạn chết và thổ dân coi rằng bạn không đáng sống."

Anh ta tiếp tục: "Tất nhiên, việc đi quanh của tôi không giống điều đó nhưng tôi đã lang thang từ chỗ nọ sang chỗ kia trong 13 tháng. Tôi đã đi qua nhiều nước, học các ngôn ngữ và tục lệ mới trước khi nhận ra điều tôi cần làm với đời tôi. Tôi quyết định tiếp tục khai trương công ty khởi nghiệp công nghệ mà có thể đem mọi người lại với nhau; tăng trưởng chúng lớn hơn, lấy công ty toàn cầu nhưng lần này tôi sẽ làm nó với thái độ khác. Từ giờ trở đi, tôi sẽ không tham lam và kiêu ngạo và tôi sẽ lắng nghe người khác và học từ họ. Cho nên tôi về nhà và khởi đầu Entopia, dịch vụ Internet để quản lí tri thức. Đó là thất bại khác và tôi lại mất tiền lần nữa nhưng tôi coi đó là phép thử cho sức mạnh của tôi cho nên sau vài tháng, tôi khởi đầu công ty khác có tên là Cahoots cho phép mọi người cộng tác và tương tác qua Internet. Cả hai công ty đều được thành lập năm 1999 và cũng thất bại. Nếu bạn nhớ rằng đó là thời của hiện tượng dot.com và nhiều công ty cũng thất bại nữa. Toàn thể ngành công nghiệp bị sụp đổ, mọi người đều giận dữ, các nhà đầu tư mất niềm tin vào công nghệ, thanh niên rời bỏ học khoa học máy tính và kinh tế là rất tồi tệ. Nhưng bằng cách nào đó tôi vẫn còn bình thản."

Anh ta dừng lại một chốc và nói: "Nếu tôi khởi đầu công ty khác, mọi người sẽ coi tôi là điên sau tất cả những thất bại này nhưng tôi vẫn làm. Nhà doanh nghiệp không bao giờ bỏ cuộc, người đó phải học từ sai lầm của mình và tiếp tục. Tôi kiểm điểm mọi sai lầm của mình và dõi vết lại mọi bước để xác định điều tôi đã làm sai và tại sao mọi sự không làm việc như mong đợi. Ngày nay nhiều người trong các bạn chắc sẽ nghĩ điều đó là đơn giản vì các bạn được dạy về khởi nghiệp nhưng trong năm 1999, chẳng ai biết gì về công ty khởi nghiệp cả. Không có lớp, không có giảng dạy, và không có đào tạo cho nên bạn tự học mọi thứ."

"Tôi bắt đầu thu thập thông tin và tự hỏi mình: Ai có thể là khách hàng? Thị trường lớn tới mức nào? Ai là kẻ cạnh tranh của tôi? Tôi nên đặt giá bao nhiêu? Tôi vươn tới khách hàng nào? Làm sao tôi có được khách hàng mới? Làm sao tôi giữ được khách hàng? Làm sao tôi tăng trưởng doanh nghiệp của tôi? Làm sao tôi đưa công ty của tôi ra toàn cầu?

Anh ta cười to: "Tôi thấy một số trong các bạn mỉm cười vì các bạn đã học về điều đó trong lớp này nhưng mười hai năm trước, không có lớp như vậy. Tôi đã làm mọi thứ dựa trên việc học từ thất bại của tôi. Cho nên tôi đã khai trương công ty thứ sáu có tên là Centillium Communications, đi ra công khai với giá trị $700 triệu đô la năm 2000 và đạt tới tổng giá trị cổ phiếu thị trường là trên $4 tỉ đô la. Điều này chỉ sau thất bại dot.com nhưng công ty của tôi đã làm tốt vì nó được lập kế hoạch cẩn thận với mọi chi tiết về cách làm ra tiền và cách sinh lời được. Các bạn đã học đi theo qui trình, các bạn đã học làm mọi thứ một cách logic và các bạn học cách là nhà doanh nghiệp thành công."

Anh ta tiếp tục: "Nhưng mọi thứ tôi đã làm, tôi đã học từ thất bại đầu tiên của tôi: Tôi đã học cách khiêm tốn, tôi đã học cách kiên nhẫn, tôi đã học cách tử tế với người khác, tôi đã học cách ca ngợi mọi người ngay cả với những người không tốt với tôi. Về căn bản, tôi đã học là con người tốt hơn. Là người trẻ và thành công, tôi đã phạm nhiều sai lầm, tôi đã kiêu căng, tôi đã đối xử tệ với mọi người, tôi cứ tưởng rằng tôi là không thể thất bại được và tôi bỏ qua họ. Thất bại của tôi về việc bị đá ra khỏi công ty mà tôi đã thành lập dạy cho tôi bài học lớn. Không có bài học nào quí giá hơn thất bại và bạn phải mở hội mừng thất bại. Nó có thể làm dịu đi nhân cách của bạn và lát đường cho thành tựu lớn về sau."

Anh ta kết luận: "Cho nên bạn có thể hỏi ai đó như tôi làm gì sau khi khai trương công ty rất thành công? Tôi đã khởi đầu ba công ty nữa theo cùng qui trình và chúng tất cả đều thành công. Điều đó đưa tôi tới của cải và giầu có nhưng tôi đã không dừng ở đó. Tôi chắc rằng bạn nghĩ tôi tham. Vâng, tôi rất tham nhưng đây là tham khác. Tôi đã khởi đầu công ty thứ mười của tôi có tên là iEinstein, một công ty về học điện tử e learning được thiết kế dành cho người nghèo người không thể đảm đương được việc tới trường. Tôi tới Ấn Độ và thấy toàn người nghèo ở đây mà không hi vọng nào cho nên mục đích của tôi là đầu tư vào kinh doanh mới này và những công nghệ mà trao quyền cho thanh niên và người nghèo. Tôi muốn làm ra khác biệt trong thế giới này vì tôi tin vào khởi nghiệp và bằng việc tạo ra nhiều công ty khởi nghiệp là "cách nhanh nhất để giảm nghèo" trong bất kì nước nào.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem