Môn học phụ đạo cho sinh viên

Môn học phụ đạo cho sinh viên

Trong số những người thất nghiệp ngày nay có một nhóm đặc biệt: những sinh viên bỏ đại học mà không có được bằng cấp.

Trong nền kinh tế toàn cầu hoá này, bằng cử nhân là con đường tốt nhất đi tới nghề nghiệp tốt. Ngay cả với những quan ngại về đào tạo lạc hậu trong nhiều đại học, những người tốt nghiệp gần đây có tỉ lệ thấp về thất nghiệp, thu nhập cao hơn và viễn cảnh nghề nghiệp tốt hơn là những người kém giáo dục so với họ. Nhưng khi nhiều sinh viên vào đại học, nhiều người bỏ học trước khi họ hoàn thành giáo dục của họ. Điều đó nghĩa là hàng triệu sinh viên từ bỏ giấc mơ đại học của họ. Người bỏ học nhiều hơn bốn lần người có khả năng bị thất nghiệp trong thời gian dài.

Theo một khảo cứu toàn cầu, sinh viên không tốt nghiệp là những người có vấn đề nhất trong xã hội. Nhiều người lâm vào rắc rối với nghiện rượu, ma tuý và tội phạm vì họ không có hi vọng nào về tương lai tốt hơn. Vì số người này vẫn đang tăng lên, họ có thể là vấn đề chính cho xã hội. Khảo cứu này thấy rằng có trên 84 triệu người trên 25 tuổi đã học một số môn học của đại học nhưng đã không nhận được bằng cấp, tỉ lệ này đã tăng lên nhanh chóng cứ mỗi năm thêm 1,2 triệu người. Vấn đề này sẽ có hệ luỵ kinh tế lâu dài vì mọi nước đều cần nhiều sinh viên đại học hơn để vẫn còn có tính cạnh tranh. Nhưng tăng số người tốt nghiệp nghĩa là hệ thống giáo dục cũng phải thay đổi để thích ứng với việc loại bỏ vấn đề này.

Ngay cả khi hoàn thành thành công, bằng đại học cũng không đảm bảo nghề nghiệp thành công, đặc biệt trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay và thay đổi nhanh chóng của nhu cầu công nghiệp. Khảo cứu này thấy rằng có 49 triệu người tốt nghiệp đại học thất nghiệp ở Mĩ và châu Âu, phần lớn trong họ trẻ hơn 30 vì họ tốt nghiệp trong các lĩnh vực không còn được cần tới và phần lớn trong họ sẽ vẫn còn hoặc là thất nghiệp hoặc bị buộc phải làm việc trong những việc làm thậm chí không cần bằng đại học. Tuy nhiên những người không tốt nghiệp thậm chí còn đối diện với viễn cảnh ảm đạm hơn. Tỉ lệ thất nghiệp cho bằng cử nhân là 3.1%, so với 12.4% cho những người chỉ có bằng tú tài phổ thông và 9.8% cho những người bắt đầu đại học nhưng không kết thúc.

Nếu chúng ta nhìn kĩ, chúng ta có thể thấy rằng một số sinh viên vào đại học mà không có tri thức và kĩ năng cần thiết để học tốt trong đại học. Đó là lí do tại sao nhiều người bỏ học trong năm đầu tiên và những người khác vật lộn rồi bỏ học trong năm thứ hai. Điều này là hoàn toàn phí hoài thời gian, công sức và tạo ra hình ảnh tiêu cực cho các sinh viên này. Như tôi đã nhắc tới trong blog trước đây, đại học KHÔNG dành cho mọi người, một số người nên vào trường hướng nghề hay đại học cộng đồng để học những kĩ năng nào đó thì tốt hơn. Tuy nhiên, để ngăn cản số người bỏ đại học, nhà trường phải tích cực đánh giá sinh viên sau khi họ vào trường để chắc rằng họ có thể học được. Nếu cần, nhà trường nên khuyên họ học thêm các môn phụ đạo trước khi cho phép họ học các môn chính qui. Điều này không dễ bởi vì sinh viên năm thứ nhất không thích học phụ đạo. Một số phụ huynh cũng chỉ trích các môn phụ đạo vì kéo dài thời gian con cái họ học ở đại học (Nếu đó là trường tư, họ nghĩ trường muốn làm thêm tiền). Vài người nhận ra tầm quan trọng của các môn phụ đạo như giải pháp để đảm bảo rằng sinh viên sẽ thành công trong giáo dục của họ.

Trong nhiều năm giảng dạy, tôi thường đánh giá năng lực của sinh viên khi họ ghi danh vào chương trình của tôi và nếu cần, khuyên rằng họ nên học vài môn phụ đạo. Tôi thấy rằng lí do một số người không học tốt trong lớp là vì họ đã không có nền tảng vững khi họ còn trong trường trung học. Bằng việc yêu cầu họ xây dựng lại các kĩ năng nền tảng, phần lớn trong họ cuối cùng đã học tốt các lớp chính qui, có khả năng tốt nghiệp, và có kĩ năng để thành công trong công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người không tin rằng học phụ đạo như toán và khoa học sẽ tạo ra khác biệt. Sinh viên và phụ huynh vẫn nghi vấn liệu những môn phụ đạo đó có giúp cho sinh viên cải thiện tri thức và kĩ năng của họ để hoàn thành thành công các môn chính qui không.

Tháng trước, đã có một nghiên cứu về các môn phụ đạo trong đó nhà nghiên cứu đã điều tra trên 100,000 sinh viên đăng tuyển vào môn toán trong trên 100 đại học. Để tìm ra các môn phụ đạo có tác dụng tốt thế nào, nhà nghiên cứu này nhìn vào việc đạt tới bằng cấp (Sinh viên đại học đăng tuyển vào các môn phụ đạo toán có lên tiếp các lớp chính qui và đạt tới bằng cấp không?). Dùng nhân tố này ông ấy theo dõi tiến bộ của sinh viên trong môn toán trong sáu năm và việc đạt tới mức hàn lâm sau tám năm.

Kết quả là hiển nhiên: Sinh viên học môn phụ đạo toán đã thành công qua được mọi môn chính qui khi so sánh với thành công của sinh viên đạt tới kĩ năng toán mà không cần phụ đạo. Phát hiện này nêu một sự thật thậm chí xuyên ngang qua các mức đa đạng của việc kém kĩ năng toán khởi đầu. Tác giả này kết luận rằng hai nhóm là “không phân biệt được” với nhau khi tới việc đạt bằng cấp. Đây là phát hiện đáng chú ý, vì nó chỉ ra rằng phụ đạo có khả năng giải quyết đầy đủ bất lợi hàn lâm về kém toán học. Các môn phụ đạo không chỉ có tác dụng, nó có tác dụng cực kì tốt.

Giải pháp là rõ ràng, nếu sinh viên không có nền tảng tốt ở trường trung học; điều quan trọng với họ là học thêm vài môn phụ đạo để đảm bảo rằng họ có thể bắt kịp và thu được tri thức và kĩ năng cần thiết để hoàn thành mục đích giáo dục của họ. Cho dù họ phải thêm vài tháng tới một năm ở đại học; điều đó vẫn còn tốt hơn là không hoàn thành và chấm dứt trong số người thất nghiệp.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com