Lời khuyên về trường sau đại học
Nhiều người tốt ngiệp đại học chờ đợi vài tháng trước hay sau khi tốt nghiệp để xin vào trường sau đại học. Đó là sai lầm lớn vì thế thì quá trễ do hạn chót cho nộp đơn vào trường sau đại học ở Mĩ điển hình tới hạn vào tháng 12 hay tháng giêng. Một số trường bắt đầu chấp nhận các đơn xin học ngay từ tháng 11. Nếu bạn muốn vào trường sau đại học, bạn phải chuẩn bị đơn xin học vào tháng 9 của năm cuối TRƯỚC KHI tốt nghiệp. Phần lớn các đại học đều có websites với mọi chi tiết thông tin nhập học cho nên bạn phải đọc chúng cẩn thận và được chuẩn bị trước khi nộp đơn xin vào.
Vì việc vào trường sau đại học là rất cạnh tranh, bạn nên xin sớm, ít nhất là năm tới bẩy trường, để có cơ hội tốt hơn được vào. Mẫu đơn xin vào là đơn giản nhưng phần quan trọng nhất của đơn là "Phát biểu về mục đích" nơi bạn giải thích tại sao bạn muốn vào trường sau đại học và tại sao bạn quan tâm tới một khu vực đặc biệt. Đây là phần quan trọng nhất của đơn của bạn vì nó được dùng để xác định mối quan tâm của bạn, đam mê của bạn, và ý tưởng của bạn về điều bạn muốn làm với nghề nghiệp của bạn hay kiểu nghiên cứu nào bạn muốn tiến hành. Là thành viên của ban xét tuyển tại Carnegie Mellon, tôi đã kiểm hàng trăm nếu không nói là hàng nghìn đơn xin học, và tôi có thể nói rằng “Phát biểu mục đích” là một trong các yếu tố then chốt để chấp nhận hay bác bỏ một người xin học cho nên bạn cần để thời gian viết phần này một cách cẩn thận. Bạn nên có cố vấn trường học hay giáo sư, người sẽ viết thư giới thiệu cho bạn để đọc kiểm nó và cho bạn lời khuyên. Có thể là bạn phải viết lại nó vài lần để làm cho nó đúng. "Phát biểu mục đích" của bạn phải giải thích rõ ràng điều bạn muốn làm với nghề nghiệp của bạn, kiểu công việc nào mà bạn muốn theo đuổi cho tương lai của bạn (Liệu bạn muốn làm nghiên cứu hay làm việc trong công nghiệp v.v.). Tất nhiên, một số sinh viên có thể chưa biết họ thực sự muốn gì và có vấn đề về điều phải viết. Lời khuyên của tôi là nhìn vào các website của các khoa mà bạn muốn xin vào và đọc viễn kiến hay phát biểu sứ mệnh của chương trình trong lĩnh vực học tập mà bạn đang xin vào rồi sửa đổi nó thành phát biểu mục đích của bạn. Bạn có thể bắt đầu với vài câu hay đoạn dựa trên viễn kiến hay sứ mệnh của chương trình này và soạn thảo nó cho khớp với hồ sơ của bạn. Tuy nhiên, ĐỪNG nói về gia đình bạn, quan điểm cá nhân của bạn, hay bất kì mối quan tâm không chuyên nghiệp. (Bạn nghĩ các thành viên của ban xét tuyển, người phải đọc hàng trăm đơn, đang tìm gì ở bạn? Làm sao họ đọc qua các phát biểu này và chọn người thực sự nổi bật hay khớp với mối quan tâm của họ?).
Phần lớn các trường sau đại học đều yêu cầu có hai tới bốn thư giới thiệu từ ai đó biết bạn. Điển hình những thư này phải tới từ các giáo sư ở trường của bạn hay người quản lí trong công ty nơi bạn làm việc. Điều quan trọng là bạn phải có được thư từ những người thực sự biết khả năng của bạn và nhiệt thành giới thiệu bạn. Thư tốt nhất bao giờ cũng tới từ các giáo sư người biết về công việc của bạn và người viết một cách thuận lợi về công việc của bạn. Tất nhiên, nếu các giáo sư không biết rõ bạn, họ có thể viết những bức thư "làng nhàng" mà sẽ không ích gì như tôi đã thấy nhiều bức thư kiểu đó. Lời khuyên của tôi là nếu bạn muốn có những bức thư giới thiệu tốt thì bạn nên biết một số giáo sư bằng việc cố gắng tham gia vào trong nghiên cứu của họ vì họ sẽ có khả năng viết cái gì đó ấn tượng về bạn thay vì cái gì đó mà bất kì ai cũng có thể viết được. Có thể có được thư giới thiệu tốt từ các giáo sư dạy lớp mà bạn học tốt nếu họ biết đủ rõ bạn để viết ra cái gì đó có nghĩa về bạn. Tuy nhiên, đừng gửi thư giới thiệu từ họ hàng của bạn, bạn gái hay bạn trai của bạn cho dù họ có thể biết rõ bạn vì các kiểu thư này không được coi là thuận lợi.
Điểm trung bình Grade Point Averages (GPA) là yếu tố khác để xác định việc nhập học của bạn nhưng từng trường nhìn vào GPA một cách khác nhau. Mặc dầu điểm tốt là quan trọng nhưng các thành viên ban xét tuyển thường nhìn kĩ vào các môn học liên quan tới chuyên ngành của bạn hay tới lĩnh vực bạn đang xin vào thay vì mọi môn học. Một số người sẽ coi GPA của bạn trong hai năm cuối là quan trọng hơn và có thể bỏ qua các môn mà bạn có ở năm thứ nhất hay năm thứ hai. Về toàn thể GPA được dùng nhiều nhất để xác định liệu bạn có hoàn thành chương trình sau đại học thành công hay không. Điểm 3.0 tới 3.2 (trên thang 4.0) là yêu cầu tối thiểu cho hầu hết các trường sau đại học.
Các kì thi vào trường sau đại học như GRE, GMAT v.v. là yếu tố khác được dùng để xác định việc nhập học của bạn. Điều quan trọng là bạn lấy các kì thi này sớm TRƯỚC KHI tốt nghiệp bởi vì bạn phải có điểm này trước khi xin vào trường sau đại học. Phần lớn các đơn xin vào đều yêu cầu rằng bạn có điểm chính thức được gửi tới họ cũng như bạn phải điền các điểm vào mẫu đơn. Bạn có thể lấy các chi tiết về kì thi nào được yêu cầu từ website hay thông tin quảng cáo của nhà trường từ chương trình sau đại học bạn muốn xin vào.
Nếu bạn là sinh viên nước ngoài, bạn sẽ cần làm chủ tốt tiếng Anh bởi vì nó có quan hệ chặt với thành công hàn lâm. Phần lớn các chương trình sau đại học đều có yêu cầu điểm năng lực tiếng Anh tối thiểu tuỳ theo trường. Về trung bình, điểm TOEFL iBT toàn bộ là 95 (với các điểm con không ít hơn 23) hay điểm IELTS ít nhất là 7.5 là được ưa chuộng.
Phần lớn các trường kiểm đơn xin học từ tháng 1 tới tháng 3 cho nên trước tháng 3, bạn phải có được thư chấp nhận hay bác bỏ. Một số chương trình sau đại học có cung cấp học bổng, tiền thưởng, hay hỗ trợ tài chính và bạn nên kiểm với trường để xem liệu bạn có đủ tư cách nhận chúng hay không. (Phần lớn các trường dành cho công dân của họ hay cư dân thường trú nhưng một số trường có cấp cho sinh viên nước ngoài nữa). Cách khác là đề nghị làm việc trợ giúp kĩ thuật (TA) thường là việc làm bán thời mà có thể giúp cho bạn trả một phần phí học của trường. Với chương trình thạc sĩ, TA thường được cung cấp trong năm thứ hai sau khi bạn đã đạt tới mức độ năng lực hàn lâm. Với chương trình tiến sĩ, phần lớn các trường cung cấp việc trợ giúp nghiên cứu (RA) hay tiền thưởng để trả cho trường của bạn nhưng nó thường bao gồm các công việc làm cho một số giáo sư trong thời gian của bạn ở đó. Tiền thưởng, học bổng, TA và RA có tính cạnh tranh cho nên đừng mong đợi có được chúng một cách tự động vì một số sinh viên tin rằng họ có thể có được chúng như một phần của việc chấp nhận vào học. Điều quan trọng là ở chỗ bạn nên kiểm với trường về những điều này trước khi chấp nhận.
Nếu bạn nhận được nhiều đề nghị, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các giáo sư nhà trường. Nhiều sinh viên thường ra quyết định về một mình khía cạnh tài chính và điều đó có thể là sai lầm. Có khác biệt lớn giữa nhận học bổng từ một trường ít tên tuổi hơn và cơ hội học tập ở trường hàng đầu cho dù không có hỗ trợ tài chính vì điều đó có thể xác định ra nghề nghiệp tương lai của bạn. Lời khuyên của tôi là xem xét cẩn thận mọi yếu tố và hỏi lời khuyên từ các giáo sư của bạn hay cố vấn nhà trường vì họ có lẽ sẽ có khả năng giúp bạn ra quyết định. Bạn cũng nên kiểm về danh tiếng và xếp hạng hàn lâm của trường sau đại học như một phần của quá trình quyết định của bạn. Tìm ra thêm về chương trình, nghiên cứu của họ cũng như xếp hạng có việc làm của sinh viên. Làm ra một danh sách các câu hỏi và liên hệ với họ để có được câu trả lời để giúp bạn ra quyết định. Nếu có thể, tới thăm họ và gặp các giáo sư những người sẽ dạy bạn để hiểu thêm về chương trình trước khi ra quyết định. Liên hệ với những sinh viên đang học trong chương trình để biết thêm và lấy ý kiến của họ trước khi ra quyết định. Đó là tương lai của bạn, đó là nghề nghiệp của bạn và bạn cần có mọi sự kiện trước khi quyết định. Tất nhiên, các trường sau đại học bao giờ cũng muốn bạn ra quyết định vì nếu bạn bác bỏ họ, họ sẽ dành chỗ của bạn cho ai đó khác đang xin vào. Tuy nhiên, để thời gian của bạn để làm nghiên cứu riêng của bạn và biết thêm về trường vì đó là quyết định của bạn và quyết định đúng sẽ xác định ra nghề nghiệp tương lai của bạn.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com