Lời khuyên về Học tích cực

Lời khuyên về Học tích cực

Bất kì khi nào tôi dạy ở châu Á, tôi thường chia sẻ kinh nghiệm của tôi trong việc dùng phương pháp Học tích cực với các thầy giáo ở đó. Vì đây là phương pháp khác, phần lớn sinh viên không quen thuộc với nó, tôi khuyên các thầy dành nhiều thời gian hơn để giải thích phương pháp mới này và thực hiện nó từ từ, từng bước một mỗi lúc.

Vài năm trước, một thầy giáo trẻ bảo tôi rằng thầy đã quay video mọi bài giảng để đặt lên website cho sinh viên xem chúng bao nhiêu lần tuỳ họ cần. Thầy nói rằng thầy thích phương pháp này vì thầy đã không phải đọc bài giảng thêm nữa. Tôi hỏi thầy đó: “Bao nhiêu sinh viên xem bài giảng video của thầy? Làm sao thầy biết rằng họ đang học cái gì đó?” Thầy không thể trả lời được cho nên tôi giải thích: “Học tích cực KHÔNG phải là thay thế bài giảng trên lớp bằng video. Xây dựng bài giảng video cho sinh viên xem TRƯỚC KHI lên lớp chỉ là bước thứ nhất. Bước tiếp là thẩm tra rằng họ đang học cái gì đó từ video bằng việc có các cuộc thảo luận, bài tập tổ, và câu hỏi kiểm tra để đo việc học của họ. Từ những hoạt động này, thầy giáo có thể sửa lại bất kì hiểu lầm, lẫn lộn nào và giải thích tài liệu chi tiết hơn để đảm bảo rằng sinh viên đang học tài liệu.”

Phương pháp học tích cực bao gồm những thay đổi trong vai trò và trách nhiệm của sinh viên (người học) và thầy giáo (người dẫn việc học). Trong phương pháp này, sinh viên chịu trách nhiệm cho việc học riêng của họ bằng việc xem video hay đọc tài liệu TRƯỚC KHI tới lớp. Thời gian trên lớp được dùng để thảo luận (để thẩm tra rằng sinh viên có học tài liệu) rồi áp dụng khái niệm này vào các bài tập hay câu hỏi kiểm tra (để phát triển kĩ năng.) Sinh viên được khuyến khích làm việc trong cộng tác với người khác trong thảo luận trên lớp hay bài tập tổ nhưng họ phải làm việc về những câu hỏi kiểm tra và bài kiểm tra một cách cá nhân để chứng tỏ rằng họ đã học tài liệu. Theo phương pháp này, vai trò của thầy giáo đang đổi từ dạy sang dẫn quá trình học. Thầy giáo cung cấp tài liệu học tập và khuyến khích sinh viên học chúng trước khi lên lớp vì thời gian trên lớp được dành cho thảo luận nơi thầy nghe một cách chăm chú quan điểm của từng sinh viên và xác định liệu họ có hiểu tài liệu hay không. Thầy giáo sửa bất kì hiểu lầm nào và khuyến khích họ tham gia nhiều trong mức sâu hơn của thảo luận.

Thảo luận trên lớp là một trong những yếu tố then chốt trong phương pháp Học tích cực và thầy giáo phải xác định mục đích cho thảo luận hay họ muốn sinh viên học cái gì từ thảo luận? Thầy giáo phải lập kế hoạch và tổ chức mọi câu hỏi trước để thẩm tra rằng sinh viên hiểu các khái niệm cơ bản trước khi đi vào mức sâu hơn. Các câu hỏi không bao giờ nên ngẫu nhiên mà thiết kế cẩn thận để đạt tới hiệu quả tối đa. Sau từng thảo luận, thầy giáo phải tóm tắt mọi điểm then chốt của thảo luận.

Một thầy giáo có lần bảo tôi: “Tôi có vấn đề; nhiều phụ huynh tới trường và phàn nàn rằng tôi không dạy gì vì sinh viên phải dạy cho bản thân họ trong môn của tôi. Và người quản trị nhà trường rất không hài lòng.”

Tôi bảo thầy đó: “Trước khi dùng phương pháp Học tích cực, thầy cần giải thích cho sinh viên về cách tiếp cận này, mong đợi của thầy và dần dần để cho họ thích nghi với phương pháp mới. Không có giải thích rõ ràng này, sinh viên sẽ lẫn lộn. Tất nhiên, cả phụ huynh và sinh viên đều tin rằng thầy phải nói cho trò điều họ cần biết bằng việc đọc bài giảng. Bằng việc yêu cầu họ tự học điều đó có nghĩa là thầy không làm việc.”

Thầy đó phàn nàn: “Phần lớn sinh viên không thích phương pháp này. Họ muốn đọc bài giảng truyền thống để cho họ có thể chỉ ngồi và nghe. Khi họ phải tìm câu trả lời một cách tích cực để trả lời hay tham gia vào thảo luận trên lớp, họ ghét điều đó và phàn nàn với người quản trị nhà trường nên tôi không chắc liệu tôi có nên tiếp tục dùng phương pháp này hay không.”

Tôi khuyên: “Khi thầy làm cái gì đó mà không như mong đợi, sinh viên sẽ nghĩ rằng thầy lười hay không biết câu trả lời. Dùng phương pháp Học tích cực thầy không thể chạy xô được. Thầy có thể bắt đầu bằng việc cho họ cái gì đó để đọc trước khi tới lớp rồi hỏi họ các câu hỏi trong lớp để thẩm tra rằng họ có đọc tài liệu không hay ít nhất biết cái gì đó về điều đó. Thầy phải nói cho họ rằng thầy sẽ giải thích thêm nữa nhưng chỉ khi họ tham gia vào thảo luận trên lớp trước hết. Thay vì làm cho họ học mọi thứ theo cách riêng của họ, bạn có thể cho họ vài hướng dẫn nào đó và để họ hình dung ra phần còn lại. Chung cuộc sinh viên sẽ hình dung ra tại sao thầy đang làm điều đó và bắt đầu dịch chuyển việc học của họ sang tích cực hơn.”

“Sinh viên sẽ thường chống lại lúc đầu nhưng đừng phản ứng lại họ. Nếu thầy chuyển ngược lại phương pháp đọc bài giảng, thầy sẽ làm mạnh thêm cho cách nhìn của họ về thầy như một thầy giáo kém. Tôi gợi ý rằng thầy giải thích cho họ rằng việc học là quá trình xây dựng nơi họ phải xây dựng tri thức và kĩ năng riêng của họ. Việc học không phải là quá trình hấp thu nơi họ ghi nhớ điều gì vì họ sẽ quên và không bao giờ phát triển các kĩ năng được cần. Do đó, sinh viên phải học có trách nhiệm nhiều hơn cho việc học riêng của họ vì họ phải cạnh tranh về ít vị trí hơn và làm tốt trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ.

Phương pháp đọc bài giảng truyền thống là hiệu quả trong quá khứ khi phần lớn mọi thứ đều ổn định và chậm nhưng có thể không hiệu quả ngày nay vì công nghệ dẫn lái mọi thứ với tốc độ của Internet. Trong quá khứ, môn sinh đạt tới thành công bằng việc ghi nhớ nội dung, nhai lại thông tin đó vào các kì thi, lấy bằng cấp và việc làm rồi sau đó quên hầu hết về nó. Trong thế giới công nghệ thay đổi thường xuyên, tài liệu mới là việc dựng lên trên tài liệu từ các lớp trước đó; tri thức là kết cấu của việc dựng và áp dụng liên tục. Điều mấu chốt đối với sinh viên là phát triển những kĩ năng học mới này vì việc học không bao giờ dừng vì công nghệ thay đổi, doanh nghiệp thay đổi và việc làm sẽ thay đổi nữa. Đó là lí do tại sao chúng ta đổi sang cách tiếp cận mới trong việc dạy khi sinh viên có trách nhiệm cho việc học riêng của họ. Là thầy giáo, vai trò của thầy là cung cấp cho họ tài liệu để học rồi hỏi các câu hỏi và phân công các nhiệm vụ kích thích suy nghĩ của họ ra ngoài cách ghi ghớ cũ rích. Thầy giúp họ tăng tiến việc học của họ từ cơ sở tới sâu sắc hơn và hỗ trợ họ trong phát triển các kĩ năng bằng việc áp dụng chúng vào giải quyết vấn đề. Giống như bất kì cái gì mới, điều khó là lúc ban đầu nhưng qua thời gian nó sẽ có tác dụng tốt vì sinh viên sẽ trở nên quen thuộc hơn với phương pháp mới và họ sẽ đánh giá cao nó.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com