Lời khuyên cho sinh viên sắp tốt nghiệp/2

Lời khuyên cho sinh viên sắp tốt nghiệp phần 2

Khi một số trong các bạn sẽ tốt nghiệp trong năm 2015, các bạn nên biết rằng thay đổi để có việc làm là tốt hơn nhiều so với năm ngoái vì kinh tế toàn cầu đã phục hồi. Nhưng bạn phải bắt đầu sớm bởi vì cơ hội không chờ đợi. Bạn phải tích cực tìm việc làm mơ ước của bạn từ bây giờ: Bạn sẵn sàng chưa? Bạn có tích cực nhìn vào chỗ đúng không? Bạn có biết cách giải quyết việc bị bác bỏ không?

Như tôi thường nhắc tới trong blog này, chờ đợi cho tới khi tốt nghiệp rồi mới tìm việc làm là một sai lầm lớn vì điều đó là quá trễ. Bạn nên bắt đầu tìm việc làm lúc bắt đầu năm học cuối ở đại học vì đó là thời gian tốt nhất khi nhiều việc làm đang mở ra và ít người đi tìm. Trước khi bắt đầu, bạn phải tự hỏi bản thân mình những câu hỏi này để chắc bạn sẵn sàng.

Bạn có biết bạn muốn gì không? Tất nhiên bạn muốn có việc làm nhưng đôi khi bạn quá bận rộn với công việc nhà trường và mất cái nhìn về loại việc nào sẽ cho bạn nghề nghiệp có nghĩa. Điều bạn cần là nghiên cứu thị trường việc làm địa phương để nhận diện việc làm sẽ giúp bạn xây dựng nghề nghiệp kéo dài trong nhiều năm. Bạn cần mở rộng việc tìm việc làm của bạn bằng đọc các mô tả việc làm bên trong lĩnh vực học tập của bạn để xem liệu bạn có tìm thấy cái gì đó khớp với kĩ năng và mối quan tâm của bạn không.

Bạn có kĩ năng đúng không? Bạn nên viết ra một mô tả về việc làm mơ ước của bạn rồi liệt kê các kĩ năng bạn sẽ cần để theo đuổi việc làm đó. Bằng cách so sánh danh sách đó với các kĩ năng bạn hiện có, bạn có thể thấy liệu có kẽ hở không rồi học các môn học để khép lại kẽ hở này hay cải tiến tri thức kĩ thuật của bạn.

Bạn có tích cực đi tìm việc làm không? Tìm việc làm là việc toàn thời có nghĩa là bạn phải đưa nhiều nhất thời gian có thể có vào để tìm ra việc làm. Nếu bạn lười thì bạn chỉ làm phí thời gian của mình vì người khác tích cực và họ có thể có được việc làm mơ ước của bạn trước bạn.

Bạn có sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn việc làm không? Vì công ty đang thuê người cho nên bạn phải sẵn sàng. Vì thị trường việc làm có tính cạnh tranh cao và tăng trưởng nhanh chóng, các công ty đang mong đợi nhiều người tốt nghiệp đại học hơn trước đây. Bạn phải được chuẩn bị trong quá trình phỏng vấn để chắc rằng bạn sẽ làm tốt bằng việc làm cho bản thân bạn quen thuộc thực với nhu cầu của công ty. Biết cái gì đó về doanh nghiệp của họ, làm tìm kiếm Google về tin tức công ty và biết về chiều hướng và công nghệ mà công ty đang dùng. Nếu bạn có thể nói, “Tôi biết rằng công ty các ông đang dùng công nghệ XYZ và tôi đã học hai môn trong chủ đề đó.” Thì điều đó sẽ giúp cho bạn chứng tỏ rằng bạn quan tâm tới làm việc cho họ và đó là điều tích cực làm phân biệt bạn với người khác.

Không cuộc phỏng vấn nào là hoàn hảo, đặc biệt vài cuộc phỏng vấn đầu tiên vì bạn có thể bồn chồn lo lắng. Nếu bạn không làm tốt cuộc phỏng vấn thì cũng được nhưng bạn phải học từ những sai lầm này. Bạn phải tự hỏi bản thân bạn cái gì có tác dụng. Cái gì không? Kiểm điểm về vài việc làm quá khứ đã qua của bạn và nhận diện điểm mạnh cũng như điểm yếu của bạn. Bạn đã làm gì đưa tới một đề nghị hứa hẹn? Bạn đã làm gì đưa tới thất bại? Bị nói cho rằng bạn đã bị bác bỏ đối với một việc làm chưa bao giờ là kinh nghiệm dễ chịu. Điều đó có thể là khó khi nó xảy ra lặp đi lặp lại mãi. Cách tốt nhất để giải quyết việc bị bác bỏ là gì?

Bước thứ nhất trong việc vượt qua sự kiện không được thuê là chia sẻ thất vọng, chán nản với bạn bè, cố vấn hay người trong gia đình. Bạn phải thừa nhận rằng phần lớn việc tìm kiến việc làm đều có tính cạnh tranh, và nhiều người tốt nghiệp giỏi bị bác bỏ vì chỉ một người có thể có được việc đó. Điều rất có thể là người sử dụng lao động thực tế không bác bỏ bạn, nhưng thay vì thế đã thấy ứng cử viên khác khớp tốt hơn. Vì quyết định thuê người điển hình hoàn toàn có tính chủ quan, điều hoàn toàn có thể là người tuyển mộ khác có thể đã chọn bạn.

Bạn cần suy nghĩ về cách tiếp cận của bạn tới quá trình thuê người để xem liệu có cái gì bạn có thể cải tiến thêm trong tương lai không. Bước lùi lại và kiểm điểm lại bản lí lịch của bạn, thư giới thiệu, phỏng vấn và hoạt động theo dõi tiếp. Nếu bạn có được phỏng vấn điều đó nghĩa là bản lí lịch của bạn là tốt thì kiểm điểm quá trình phỏng vấn để xác định cái gì đi sai. Với điều bạn đã biết về cuộc phỏng vấn việc làm và những người có tham gia, tự hỏi bản thân bạn liệu bạn có thể đã làm cái gì đó khác đi để trình bày bản thân bạn một cách hiệu quả hơn không. Nhớ rằng từng sai sót tronh phỏng vấn sẽ làm cho bạn lại gần cuộc phỏng vấn thành công vào lần sau vì bạn thu được nhiều tự tin hơn.

Nhiều sinh viên thường mất đà với việc tìm việc trong khi chờ đợi nghe tin tức liệu họ có nhận được lời đề nghị không. Tuy nhiên, một ý tưởng không hay là dừng việc tìm chừng nào bạn chưa chấp nhận một đề nghị. Bạn chỉ dừng tìm SAU KHI bạn chấp nhận một đề nghị việc làm.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem