Lời khuyên cho giám đốc điều hành

Bạn tôi, người chủ một công ty khoán ngoài phần mềm đang lo lắng về tương lai do cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời. Ông ấy nói: "Kinh doanh đang gặp vấn đề nghiêm trọng với nhiều khách hàng huỷ hợp đồng hay không có khả năng thanh toán cho dịch vụ. Kinh doanh bị chậm lại gần như đình trệ. Mọi thứ đều không chắc chắn. Tôi không có nhiều tiền để trả cho người của mình. Tôi không biết tôi có thể giữ kinh doanh này chạy được bao lâu. Trong nghề của mình, tôi chưa bao giờ thấy điều gì giống thế này."

Tôi bảo ông ấy: "Đây là trường hợp đặc biệt bởi vì toàn cầu hoá là nơi mọi công ty đều bị tác động. Tuy nhiên, lịch sử chỉ ra rằng các công ty được quản lí tốt hơn bao giờ cũng nổi lên mạnh hơn trong những thời kinh tế khó khăn. Không ai biết khi nào thời kì khó khăn này sẽ chấm dứt và nó sẽ kéo dài bao lâu. Tôi nghĩ phần lớn các công ty ở các nước đang phát triển có lẽ sẽ cải tiến chậm hơn các nước đã phát triển. Từ điều tôi biết, tất cả các công ty lớn hơn đều có kế hoạch tại chỗ để giảm thiểu rủi ro, giảm chi tiêu, tạo ra khác biệt với đối thủ cạnh tranh, và chuẩn bị cho thời phục hồi sẽ tới. Tuy nhiên, các công ty nhỏ hơn, được tổ quản lí trẻ quản lí lại có thể không có khả năng chuẩn bị cho thách thức này. Vấn đề then chốt là họ không có vốn dự trữ để trụ vững qua cuộc khủng hoảng này nếu nó còn tiếp tục thêm vài tháng nữa. Khi tiền trở nên khan hiếm, nhiều công ty bị rơi vào tình huống căng thẳng vốn.

Bạn tôi đồng ý: "Ông hiểu tình huống của chúng tôi rất rõ nhưng tôi không biết tôi phải làm gì nếu không có vốn trong vài tháng tới. Tôi rất lo. Ông có gợi ý gì không?"

Tôi bảo ông ấy: "Ông không thể lo quá nhiều được bởi vì đây là vấn đề toàn cầu chứ không phải lỗi của ông. Ông nên nhìn vào cuộc khủng hoảng kinh tế hôm nay như một cơ hội kinh doanh. Khi các công ty khác lấy thái đó "chờ và xem" và không làm gì thì ông phải có kế hoạch để chuẩn bị cho thời kì tốt hơn. Ông phải dùng sự suy sụp này để tạo ra khác biệt giữ công ty của ông và công ty của đối thủ cạnh tranh với ông. Điều này không dễ dàng nếu không có kế hoạch tốt nhưng ông phải chứng tỏ quyền lãnh đạo của mình bây giờ. Đầu tiên ông phải nhìn toàn công ty của mình và nhận diện mọi chi tiêu. Với mỗi đồng tiền chi ra ông đều phải hỏi "Chúng ta có thực cần tiêu đồng tiền đó không?" Việc tiêu nó có thực sự sinh ra việc kinh doanh tốt không? Nếu cầu trả lời là "không," thì nó cần bị cắt bỏ. Điều này sẽ giúp cho ông bảo tồn vốn của mình. Tuy nhiên giảm chi tiêu không phải là điều duy nhất. Ông cũng phải hỏi đầu tư nào ông có thể làm hôm nay để chuẩn bị cho vài năm tới. Những đầu tư đó có cho phép ông tạo ra khác biệt cho doanh nghiệp của mình trong thời hiện tại, cũng như vị thế của công ty của ông để thành công trong thời tốt hơn không?

Bạn tôi cười: "Là nhà chuyên nghiệp phần mềm ông khuyên như nhà tài chính. Ông học ở đâu ra loại lời khuyên thế?"

Tôi bảo ông ấy: "Là người quản lí cấp cao của một công ty lớn, tôi phải học mọi thứ về tài chính. Với trên 30 năm kinh nghiệm trong kinh doanh phần mềm, tôi đã học đủ để lãnh đạo nhóm của mình vượt qua các vấn đề và thành công. Người quản lí tốt phải biết cả kĩ thuật và kinh doanh.

Là người lãnh đạo, ông phải trao đổi kế hoạch của mình một cách rõ ràng cho mọi người trong công ty ông. Đầu tiên, toàn bộ công ty phải hội tụ vào việc giữ các khách hàng cũ và thu nhận khách hàng mới để giữ cho kinh doanh ổn định và tăng trưởng và trong cuộc khủng hoảng này mọi người đều cần tham gia vào tiếp thị cho công ty của ông. Ông phải liên hệ với mọi khách hàng và thảo luận các dịch vụ của ông với họ, hiểu vấn đề của họ, giúp họ vượt qua vấn đề của họ. Phần lớn tất cả những điều đó, ông cần hiểu rằng họ có thể không có tiền để trả trong thời gian này cho nên ông có thể cho họ vay tín dụng với việc thanh toán được thu xếp. Ngay cả trong thời kì khó khăn này, họ vẫn cần sự hỗ trợ của ông và đó là lí do tại sao ông vẫn cần giữ các khách hàng cũ để cho kinh doanh tiếp tục. Trong cuộc khủng hoảng này, mọi công ty trên khắp thế giới đều được hướng tới việc cắt giảm chi phí cho nên thông điệp then chốt là dịch vụ của ông sẽ giúp họ được bao nhiêu để giảm chi phí và cải thiện tình hình tài chính của họ. Khoán ngoài là giải pháp tốt nhất cho tiết kiệm chi phí bây giờ nên nếu ông có thể giúp họ giảm chi phí, ông là giải pháp. Thay vì thảo luận bất kì cái gì khác; ông phải hội tụ vào giải pháp cho vấn đề của họ bằng cách giúp họ giảm chi phí của họ. Khi các công ty khác đang "đông cứng", ông phải tích cực đi tới nhiều doanh nghiệp hơn, thu nhận khách hàng mới để cho khi mọi sự cải thiện lên, ông sẽ có thị phần lớn. Điều này sẽ giúp cho kinh doanh của công bằng cách lái những đối thủ cạnh tranh yếu hơn của ông ra khỏi kinh doanh. Ông phải nhìn vào tất cả các khách hàng của mình và nhận diện ai sẽ tồn tại và ai sẽ không tồn tại. Hội tụ vào những khách hàng mạnh hơn và chấm dứt với các khách hàng yếu hơn, những công ty đang vật lộn để duy trì kinh doanh vì họ có thể không có khả năng trả tiền cho ông. Tốt hơn cả là duy trì tập trung vào kinh doanh và giảm rủi ro.

Bạn tôi đồng ý: "Tôi thích lời khuyên của ông nhưng tôi cũng phải giảm chi phí bằng việc giảm một số người của tôi. Ông nghĩ thế nào?"

Tôi bảo ông ấy: "Là người chủ công ty, ông phải rất cẩn thận về tinh thần trong công ty. Các nhân tố thành công then chốt của công ty nhỏ là sự trung thành và nỗ lực chung cho nên điều quan trọng là nuôi dưỡng tinh thần này và không phá huỷ nó. Nếu ông phải giảm người thì ông phải làm điều đó với xem xét thận trọng để duy trì môi trường làm việc, thay vì làm hại nó. Cái nhìn của tôi là mọi người trong công ty ông đều hiểu tình huống kinh doanh của công ty ông và họ cũng lo lắng cho nên thay vì để vài người, những người có thể không có kĩ năng đúng phải ra đi; ông có thể cần chứng tỏ quyền lãnh đạo của mình bằng việc đầu tư vào huấn luyện thêm cho họ. Như tôi đã nhắc ông rằng thời kì khó khăn này cũng là cơ hội cho thời kì tốt. Lời khuyên của tôi dành cho ông là kinh tế chậm lại là thời gian tốt để thuê người chứ không phải thải người. Khi các công ty khác bắt đầu suy yếu, những người có hiệu năng hàng đầu của họ có thể muốn ra đi và tìm cơ hội an toàn hơn. Nếu họ thấy công ty của ông cung cấp nhiều huấn luyện hơn và không sa thải người thì họ có thể muốn làm việc với ông. Những người có hiệu năng hàng đầu về căn bản không bỏ công ty họ và khó mà tuyển mộ họ được cho nên đây là cơ hội vàng cho ông thuê những người giỏi nhất.

Tất nhiên, ông sẽ cần vốn để làm điều đó. Gợi ý của tôi là mở rộng kinh doanh của ông vào thị trường mới. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng toàn cầu này, vẫn có một số thị trường, đặc biệt ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, những nước vẫn đang làm tốt trong công nghệ thông tin. Ông có thể cần mở rộng kinh doanh của mình ở đó. Đây là thời gian tốt để tự hỏi mình chỗ nào nên làm kinh doanh, thị trường địa lí nào ông nên tập trung vào. Làm sao nỗ lực toàn cầu của ông khớp vào chỗ này? Thị trường Trung Quốc còn lành mạnh hơn thị trường Mĩ hay châu Âu. Nếu công ty của ông có thể làm kinh doanh ở đó, nó có thể là một xem xét xứng đáng nghiêm chỉnh. Là người chủ thành công của một công ty tốt, ông cần lãnh đạo công ty của mình ra khỏi cuộc khủng hoảng này bằng việc không hoảng hốt, không phản ứng vội vàng với nhân tố bên ngoài mà lãnh đạo với tầm nhìn rõ ràng về tương lai về cách công ty của ông sẽ tăng trưởng mặc cho kinh tế gay go. Ông phải lãnh đạo bằng việc luôn ở phía trước của khách hàng và nhân viên, đảm bảo cho họ rằng công ty của ông sẽ mạnh, sẽ tồn tại và sẽ phát đạt với thành công. Đây là lúc mọi người sẽ tìm người lãnh đạo và ông phải là một người như vậy.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem