Lời khuyên cho cô giáo trẻ
Kristen học về giáo dục, nhưng cô ấy ghi danh vào lớp kĩ nghệ phần mềm của tôi. Tuần trước cô ấy tới văn phòng của tôi và hỏi: “Tháng sau em sẽ tốt nghiệp và có việc giảng dạy ở trường trung học. Em sẽ dạy máy tính và công nghệ cho lớp 10 và 11. Em muốn động viên học sinh của em học nhiều hơn về công nghệ, cũng như thầy đã động viên chúng em. Em muốn là giáo viên giỏi ở trường trung học. Thầy có lời khuyên nào cho em không?”
Tôi bảo cô ấy: “Thầy rất mừng là em đã chọn nghề dạy học. Đó là việc làm khó, đặc biệt ở trường phổ thông nơi học sinh vẫn còn trẻ và chưa chín chắn. Nhưng với nỗ lực và cống hiến của em, em có thể tạo ra khác biệt trong cuộc sống của học sinh. Để động viên học sinh phổ thông, em cần chỉ cho họ rằng em thích điều em dạy. Nhiệt tình của em và thái độ chăm nom của em sẽ ảnh hưởng tới việc học của học sinh. Học sinh trung học hay tò mò, và họ thích thăm dò nhiều thứ cho nên em nên chia sẻ với họ kinh nghiệm của em trong lĩnh vực công nghệ thông tin và tại sao em muốn dạy nó. Chẳng hạn, em có thể giải thích cách máy tính thay đổi cuộc đời em. Em có thể kể những câu chuyện về cách em học máy tính, hay cách em vật lộn với các ngôn ngữ lập trình. Học sinh trẻ có thể nhận diện kiểu kinh nghiệm này.”
“Ngày nay phần lớn học sinh trung học đều đã dùng công nghệ, nhiều người có laptop hay điện thoại thông minh, cho nên em không cần dạy họ cái gì đó họ đã biết. Họ quen thuộc với phương tiện xã hội như Facebook, Twitter, hay Snapchat, nhưng họ là người tiêu thụ công nghệ, không phải là người sáng tạo công nghệ. Họ cần biết cách công nghệ tác động lên doanh nghiệp, cách chúng làm thay đổi doanh nghiệp, và cách chúng làm thay đổi thế giới. Chỉ khi biết những điều này, họ sẽ học về vấn đề trong doanh nghiệp và bắt đầu nghĩ về phát triển giải pháp phát kiến.”
“Công nghệ thay đổi nhanh chóng, em không cần đi theo chương trình đào tạo cứng nhắc mà phải linh hoạt. Học sinh cần thông tin mới nhất vì họ đọc chúng qua các website kĩ thuật, qua Facebook, hay từ bạn bè của họ. Em nên giới thiệu cho học sinh về tiến bộ của công nghệ trong công nghiệp và yêu cầu họ nghiên cứu về các vấn đề trong công nghiệp rồi tới lớp và thảo luận. Em nên để học sinh tham gia vào trong những điều mới nhất đang xảy ra trong thế giới công nghệ. Điều đó sẽ động viên họ học nhiều hơn vì đó là những điều mà học sinh thường nói chuyện với người khác. Em nên hội tụ vào việc áp dụng công nghệ để giải quyết vấn đề khi em tạo điều kiện cho cảm giác tò mò nảy sinh trong họ.”
“Ngày nay, học sinh có tính chủ động; họ không muốn nghe bài giảng dài mà muốn tham gia, chia sẻ ý kiến, tham gia vào thảo luận, và em nên tạo ra lớp học động nơi học sinh chia sẻ các ý tưởng mới giữa họ. Đôi khi em có thể tham gia vào thảo luận bằng việc hỏi sinh viên các câu hỏi mà ngay cả em cũng không biết câu trả lời và xem cách họ có thể đi tới câu trả lời. Em không phải là người có thẩm quyền và biết mọi thứ nhưng là ai đó giúp họ học vì em sẽ hội tụ vào việc tạo điều kiện thay vì đọc bài giảng. Học sinh bao giờ cũng kính trọng thầy giáo “chân thực” và cảm thấy gần gũi em. Ngày nay việc dạy không phải là nói chuyện một chiều mà là trao đổi ý tưởng nơi cả thầy và trò đều học cùng nhau. Là người thầy, em có thể viết ra vấn đề trên bảng và nói về quá trình giải quyết nó. Em có thể chỉ ra cho họ rằng có nhiều cách giải quyết vấn đề và thảo luận vài phương án. Bằng việc đi theo giải thích của em, học sinh bước vào biết quá trình giải quyết vấn đề của em.”
“Ngày nay học sinh không thích tuân theo sách giáo khoa; họ thích các trường hợp học tập thực. Em cần dùng các ví dụ thực trong công nghiệp như một phần việc dạy. Em cần đọc nhiều hơn và đi theo xu hướng công nghệ đang xảy ra và dùng các trường hợp này như một phần của thảo luận trên lớp. Học sinh bao giờ cũng muốn biết về những điều này vì họ có thể nói chuyện với bạn bè của họ về những điều nhiều người khác có thể không biết, và điều đó sẽ khuyến khích họ học nhiều hơn. Em có thể mang những chủ đề nào đó cho lớp và yêu cầu họ phân tích nó như một phần của thảo luận trên lớp. Chẳng hạn, em có thể hỏi “Tại sao Amazon không chỉ là nhà bán lẻ trực tuyến mà còn là nhà cung cấp dịch vụ tính toán mây? Tại sao Google không chỉ là công ti “động cơ tìm kiếm” mà còn là công ti công nghệ xe tự lái? Hay Tại sao Steve Jobs bị đuổi khỏi Apple khi ông ấy là người sáng lập? Tại sao Bill Gates và Marck Zuckerberg hiến phần lớn tài sản của họ cho từ thiện? Tại sao Apple thành công thế khi các công ti khác không thành công? Tại sao các công nghệ SMAC được coi là còn lớn hơn nhiều so với Internet? Sinh viên học về công nghệ cần hiểu việc áp dụng công nghệ và nó làm cái gì.”
“Là thầy giáo, mục đích của em là giáo dục học sinh và tạo ra sự khác biệt trong cuộc đời của họ. Nhưng tri thức chỉ là một phần của điều đó. Khi em giáo dục tâm trí họ, em cũng phải giáo dục tinh thần họ để cho họ sẽ có nền tảng vững chắc để là con người toàn diện. Khi họ đi làm trong tương lai, họ sẽ đặt hành động của họ lên đạo đức, luân lí và là hữu dụng cho xã hội và thế giới. Để phát triển nền kinh tế mạnh, mọi thứ phải bắt đầu với giáo dục đúng. Khi mà mọi thầy giáo đều đưa nỗ lực của mình vào đặt nền tảng tốt trong giáo dục, đất nước sẽ hùng mạnh và thịnh vượng. Việc bảo vệ đất nước tốt nhất là nền giáo dục mạnh mẽ, nếu chúng ta thất bại trong giáo dục, việc bảo vệ đất nước cũng sẽ thất bại. Là thầy giáo, em có tư cách duy nhất để không chỉ tạo hình tâm trí họ bằng tri thức mà còn tạo hình tính cách của họ, nhân cách của họ và tương lai của đất nước.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com