Là nhà doanh nghiệp/2
Với công nghệ, toàn thế giới đang mở rộng với nhiều cơ hội hơn bao giờ trước đây nhưng bạn phải nắm lấy chúng trước khi ai đó khác lấy chúng đi. Đó là lí do tại sao sinh viên công nghệ nên được dạy về khởi nghiệp ở đại học để tận dụng ưu thế của những cơ hội này. Với đào tạo đúng, sinh viên có thể tạo ra các công ty khởi nghiệp, thuê người và làm tăng trưởng công ty của họ. Nếu thành công, công ty có thể tạo ra nhiều việc làm hơn với lương tốt hơn cho người khác và cải tiến nền kinh tế của đất nước. Bởi lí do này các đại học nên cung cấp đào tạo khởi nghiệp và khuyến khích thanh niên khởi đầu doanh nghiệp riêng của họ.
Sinh viên đại học rất sáng tạo và có thể làm được nhiều hơn mong đợi nhưng họ cần môi trường để chứng tỏ tài năng của họ. Nếu bạn nhìn vào những công ty khởi nghiệp thành công trong ba mươi năm qua, trên 80% số họ đã được tạo ra bởi các sinh viên. Bill Gates đã bắt đầu Microsoft khi ông ấy còn là sinh viên ở Harvard. Mark Zuckerberg cũng đã tạo ra Facebook khi là sinh viên ở Harvard. Sergey Brin và Larry Page đã phát triển Google khi họ còn ở Stanford. Ngày nay trong mọi đại học, sinh viên đang làm việc về những phát kiến và nhiều người đã thành công. Chẳng hạn Kevin Systrom đã tạo ra Instagram, một app chia sẻ ảnh di động giá trị nhiều tỉ đô la, Naveen Selvadurai đã phát triển foursquare, một app định vị xã hội trị giá trên $500 triệu đô la, David Karp người đã tìm ra Tumblr, một nền tảng làm blog xã hội trị giá trên $900 triệu đô la. Sự kiện thú vị là những nhà doanh nghiệp đại học này thậm chí còn chưa quá 30 tuổi.
Nếu chúng ta nhìn ra ngoài giá trị tiền bạc, các công ty khởi nghiệp cũng đóng góp lớn cho kinh tế. Người ta ước lượng rằng ở một mình nước Mĩ, các công ty khởi nghiệp đã tạo ra trên một triệu việc làm mới và tất cả số đó đều là việc làm trả lương cao. Một nhà kinh tế viết: “Mĩ đã vượt qua sự sụp đổ kinh tế tài chính chỉ trong năm năm bởi vì các công ty khởi nghiệp trong khi châu Âu và châu Á vẫn còn đang vật lộn. Nhật Bản đã cố gắng cải tiến kinh tế của nó trong 20 năm mà không thành công vì kinh tế của nó vẫn bị chi phối bởi những công ty lớn và những công ty này vẫn đang giảm việc làm. Trong nền kinh tế được dẫn lái bởi công nghệ này, những công ty lớn với bao cấp của chính phủ và ích lợi thuế là giải pháp sai. Giải pháp thực là công ty khởi nghiệp với công nhân công nghệ được trả lương cao và để làm điều đó, giáo dục công nghệ và khởi nghiệp phải được coi là ưu tiên cao nhất.”
Đào tạo khởi nghiệp khuyến khích sinh viên dùng kĩ năng công nghệ của họ để đi tới ý tưởng mới nhưng một mình ý tưởng không tạo ra tiền chừng nào nó chưa giải quyết được vấn đề hay đáp ứng cho một nhu cầu. Trong lớp khởi nghiệp của tôi, sinh viên bắt đầu bằng việc nhận diện vấn đề đầu tiên trước khi phát triển ý tưởng hay giải pháp. Chỉ biết vấn đề đủ rõ sẽ cho phép họ tạo ra giải pháp mà có thể phát triển thành công ty khởi nghiệp mạnh. Chỉ với tri thức về công nghệ, họ có thể quyết định công nghệ nào có thể được áp dụng như các giải pháp tốt. Không biết vấn đề mà bắt đầu với một ý tưởng là sai lầm chung trong những sinh viên nhiệt tình. Mọi lúc họ gợi ý một ý tưởng, tôi bao giờ cũng hỏi: “Em định giải quyết vấn đề gì?” hay “Em có biết đủ rõ về vấn đề không?”, “Có nhu cầu về nó không?” “Làm sao em biết có nhu cầu? Em hỏi ai đó hay chỉ đoán?” Tất nhiên, sinh viên cảm thấy không thoải mái lúc đầu nhưng khi họ tiến hành nhiều nghiên cứu hơn và hỏi nhiều người hơn, họ biết rằng hoặc ý tưởng của họ là không đủ tốt hoặc không có nhu cầu cho thứ như vậy. Trong trường hợp đó họ không phạm phải sai lầm về “Tạo ra giải pháp rồi tìm vấn đề để giải quyết.”
Sinh viên phải được dạy về cạnh tranh chiến lược hay cách phát triển các thế mới để lấy được khách hàng từ người khác hay có được khách hàng mới trong thị trường. Chẳng hạn, cửa hàng trực tuyến cung cấp những sản phẩm chuyên biệt có thể lấy được thị phần từ các cửa hàng bán lẻ lớn mà thường cung cấp sản phẩm chung và dụ những khách hàng muốn thuận tiện về mua bán trực tuyến thay vì đi tới cửa hàng. Sinh viên phải được dạy về “Rào chắn lối vào” hay các nhân tố cạnh tranh ngăn cản công ty khởi nghiệp đi vào một thị trường đặc thù. Sinh viên phải hiểu những rào chắn này hay các yếu tố phòng thủ trước khi đi vào bất kì thị trường nào. Nếu họ đi vào thị trường với những rào chắn mạnh, họ sẽ bị yếu thế vì khó vượt qua họ. Chẳng hạn, rất khó cạnh tranh với “thương hiệu” nổi tiếng như Apple, Microsoft hay Google do tính phổ cập của họ và chi phí cao về quảng cáo. Bằng việc nhận diện các cơ hội trong thị trường mới nơi các lực rào chắc còn yếu, thì dễ đi vào và nhanh chóng xây dựng rào chắn để cho người khác không thể vào được. Họ phải hiểu rằng khách hàng cũng có thể buộc họ hạ thấp giá bằng việc thao túng họ và đối thủ cạnh tranh của họ để đi vào trong cuộc chiến giá cả chống lẫn nhau. Để duy trì thế, họ phải biết cách đặt rào chắn đi vào bằng việc ngăn cản các đối thủ cạnh tranh khác vào trong thị trường của họ. Họ phải biết rằng các nhà doanh nghiệp khác với những ý tưởng mới hay sản phẩm mới có thể dụ khách hàng đi và những khách hàng đang tìm giá hời nhất có thể thay đổi thói quen mua của họ.
Trong một thế giới được kết nối toàn cầu, những công ty khởi nghiệp mới đi vào thị trường trong một luồng thường xuyên với những ý tưởng mới, sản phẩm mới và giải pháp mới. Bằng việc phân tích những lực cạnh tranh này, sinh viên học cách hiểu toàn thể thị trường và có khả năng nhận diện những xu hướng mới dễ dàng, cho nên họ có thể tận dụng ưu thế của chúng trước khi ai đó khác làm. Sinh viên phải học tất cả những yếu tố này cũng như những sai lầm của họ trong lớp để cho đến lúc họ tốt nghiệp; họ đã sẵn sàng có đủ tri thức không chỉ về cách tạo ra công ty khởi nghiệp, mà còn về điều được cần để thành công. Bằng việc học từ những sai lầm trong trường, họ tránh phạm sai lầm trong cuộc sống và xây dựng niềm tin của họ rằng họ có thể xây dựng cái gì đó trong các công ty khởi nghiệp thành công.
Trong nhiều năm dạy về khởi nghiệp, tôi thấy rằng sinh viên đại học có vô hạn ý tưởng phát kiến. Họ cũng có nhiều nhiệt tình và dũng cảm để đạt tới mục đích của họ và sẵn lòng bầy tỏ điều họ có thể làm được. Ích lợi then chốt của việc là nhà doanh nghiệp trong khi vẫn ở trường là họ có truy nhập vào nhiều tài nguyên để giúp cho họ thành công. Trường cung cấp việc dùng máy tính tự do với kết nối internet; các giáo sư sẵn lòng cho họ lời khuyên về cả khía cạnh kĩ thuật và doanh nghiệp; họ cũng có nhiều bạn bè mà họ có thể nói chuyện và trao đổi ý tưởng. Là nhà doanh nghiệp nghĩa là họ làm việc cho bản thân họ và không cho ai khác và bất kì thành công nào họ tạo ra cũng là của họ. Là sinh viên cho họ nhiều cơ hội để bắt đầu công ty riêng của họ và mọi điều họ cần là đào tạo, hướng dẫn và hỗ trợ đúng từ nhà trường.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com