Kinh nghiệm dạy của tôi

Kinh nghiệm dạy của tôi

Hai mươi năm trước, khi tôi bắt đầu dạy, tôi đã đi theo phong cách của các giáo sư mà tôi ngưỡng mộ khi tôi còn là sinh viên. Tôi tổ chức bài giảng của mình một cách cẩn thận từng ngày trước khi tới lớp. Một năm sau, tôi học một môn học về phương pháp học chủ động và bắt đầu thay đổi cách tôi dạy, và cuối cùng trở nên thành thạo với phương pháp này. Tuy nhiên, sau nhiều năm dạy, tôi đã đổi cách tôi dạy tương ứng theo mức độ của học sinh.

Phần lớn sinh viên năm thứ nhất đều không quen thuộc với cách học ở đại học, và nhiều người không đủ trưởng thành để chịu trách nhiệm cho việc học tập của họ. Có khác biệt giữa việc học ở trung học và đại học, nhưng nhiều sinh viên không được chuẩn bị, cho nên tôi tập trung vào việc giảng bài và cho họ chỉ dẫn rõ ràng để đi theo. Tôi bảo họ đích xác điều cần làm, cách làm nó, và khi nào họ phải hoàn thành công việc. Sinh viên học bằng việc lắng nghe, ghi chép, tuân theo chỉ dẫn, và áp dụng các khái niệm vào giải quyết vấn đề trong các bài tập và câu hỏi hàng tuần. Một trong những hoạt động then chốt cho sinh viên năm thứ nhất là phải chắc rằng họ phát triển kĩ năng đọc tốt. Tôi phân công nhiều bài đọc, nhưng phần lớn về tin tức công nghệ, để mở rộng tri thức của họ và để cho họ biết điều đang xảy ra trong công nghiệp, và cách nghề nghiệp của họ có liên quan tới thị trường việc làm. Sinh viên năm thứ nhất cần các chỉ dẫn chính xác vì họ dễ dàng bị lẫn lộn hay bị sao lãng bởi các hoạt động khác. Họ cần biết điều họ phải làm để thành công và phát triển thói quen học tốt để xây dựng nền tảng cho các năm tiếp sau. Quan điểm của tôi về dạy cho sinh viên năm thứ nhất là về xây dựng động cơ và giúp họ phát triển kĩ năng học tốt.

Đến lúc sinh viên lên năm thứ hai, tôi bắt đầu hội tụ nhiều hơn vào thảo luận trên lớp để thúc đẩy việc học qua tương tác. Sinh viên phải đọc phân công môn học trước khi tới lớp, và chuẩn bị cho thảo luận trên lớp. Lúc bắt đầu, tôi thường cho bài giảng ngắn để cho một tổng quan về chủ đề để làm cho họ nghĩ. Rồi tôi bắt đầu việc thảo luận bằng việc yêu cầu sinh viên đáp lại các câu hỏi của tôi. Bằng việc lắng nghe đáp ứng của sinh viên, tôi biết họ hiểu khái niệm thế nào và xác định liệu họ vẫn còn bị lẫn lộn về tài liệu không và trả lời các câu hỏi của họ. Mục đích ở mức này là khuyến khích họ phát triển tư duy phê phán bằng việc hội tụ vào sự kiện và dữ liệu. Là sinh viên khoa học và công nghệ, họ phải học cách dùng sự kiện để hỗ trợ cho quan điểm của họ. Tôi thường bảo họ: “Nếu các em không thể chứng minh điều đó bằng sự kiện và dữ liệu, ý kiến của các em không có giá trị,” hay “Các em phải chứng minh giả thuyết của các em bằng sự kiện, nếu không nó chỉ là đoán mò.” Trong thời gian này, tôi muốn chắc rằng mọi sinh viên đều tham gia vào trong thảo luận trên lớp, và không ai chi phối thảo luận. Tôi thường gọi các sinh viên không tham gia lên trả lời câu hỏi và khuyến khích họ nói nhiều hơn. Bằng việc lắng nghe thảo luận của họ, tôi biết cách sinh viên nghĩ và cách họ đưa logic vào trong lập luận và sửa cho họ khi cần thiết.

Khi sinh viên lên năm thứ ba, họ phải sẵn sàng để tự học với hướng dẫn tối thiểu từ giáo sư. Đến lúc này, nhiều sinh viên đã phát triển kĩ năng đọc tốt, và họ cởi mở hơn, tò mò và quan tâm tới việc học từ tài liệu mà tôi đã phân công. Thay vì hỏi câu hỏi, tôi để sinh viên tạo ra câu hỏi riêng của họ và để họ thảo luận với nhau. Tôi bảo họ rằng họ sẽ phải nói nhiều hơn vì tôi chỉ nghe thảo luận của họ. Tôi phân chia lớp thành nhiều tổ nhỏ từ ba tới năm sinh viên, để từng tổ chọn người lãnh đạo tổ, xác định vai trò và trách nhiệm cho từng thành viên. Tôi phân công “trường hợp khảo cứu” cho từng tổ và để cho tổ trình bày trường hợp này cho lớp và để cho họ thách thức lẫn nhau để thảo luận. Bằng việc để cho sinh viên hỏi câu hỏi và trả lời giữa họ, tôi khuyến khích họ phát triển “tư duy phê phán” và kĩ năng “giải quyết vấn đề.”. Bằng việc cho phép họ làm việc độc lập hơn, họ cũng bắt đầu phát triển kĩ năng “Học cả đời.”

Năm thứ tư được hội tụ vào dự án capstone nơi sinh viên biểu lộ cho bạn điều họ có thể làm khi làm việc một cách độc lập trên dự án được thầy kèm từ công nghiệp phân công cho. Đây là cơ hội đầu tiên của họ để làm việc với những người bên ngoài khu vực hàn lâm nơi họ học lập kế hoạch và quản lí dự án của họ tương ứng theo mong đợi nào đó. Sinh viên học cách lập lịch biểu, cột mốc và phân chia công việc giữa họ với nhau. Họ cũng phải tương tác với những người từ công nghiệp để nhận câu trả lời cho các câu hỏi của họ và biết thêm về cách doanh nghiệp vận hành. Là giáo sư, tôi theo dõi tiến bộ và sửa bất kì sai lầm nào khi được cần, nhưng mục đích của mức này là để thấy cách sinh viên có thể tự biến đổi bản thân họ thành các nhà chuyên nghiệp và thành công trong nghề nghiệp của họ.

Từ kinh nghiệm của mình về việc dùng các phong cách dạy khác nhau ở từng mức, tôi có thể giúp sinh viên học, trưởng thành, phát triển thói quen học tập tốt, trở nên độc lập hơn và sẵn sàng làm việc trong công nghiệp. Nếu chúng ta tiếp tục dùng một phong cách dạy như đọc bài giảng, sinh viên có thể mất hứng thú học hay trở nên chỉ phụ thuộc vào giáo sư để có hướng dẫn và không đủ trưởng thành khi họ tốt nghiệp. Bằng việc thay đổi phong cách dạy từng năm, bạn buộc sinh viên phải điều chỉnh và thích nghi với môi trường học tập và có trách nhiệm hơn cho việc học của họ.

Tất nhiên, không có phong cách dạy nào là hoàn hảo, và từng giáo sư sẽ ưa thích phong cách nào đó hơn các phong cách khác. Nhưng tôi tin sinh viên sẽ học được nhiều khi họ được thách thức. Và mục đích của chúng ta là giúp họ là “người học độc lập” nơi họ phát triển tri thức và kĩ năng và đóng góp cho xã hội của chúng ta.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com