Khuyên sinh viên
Thành công hay thất bại của sinh viên đại học không chỉ phụ thuộc vào quá trình học tập mà còn vào cả việc cố vấn đúng cho sinh viên. Với sinh viên năm đầu, điều này là mấu chốt không chỉ vào lĩnh vực vực học tập nào, môn học nào cần học, chiều hướng nghề nghiệp nào cần đi theo, mà còn về cách “sống sót và làm tốt” trong môi trường dạy học.
Ở Mĩ và một số nước châu Âu, việc định hướng đại học kéo dài một tuần nơi sinh viên nhận được những đào tạo và cố vấn nghề nghiệp “sống còn cho đại học”. Trong tuần này (thường trước khi năm học chính thức bắt đầu) sinh viên mới sẽ nhận được nhiều lời khuyên. Có họp và thảo luận giữa sinh viên mới và sinh viên cũ nơi họ chia sẻ kinh nghiệm và làm bạn. Có những lớp tập huấn giữa các sinh viên và những người từ công nghiệp, nơi sinh viên có thể hỏi các câu hỏi về mục đích nghề nghiệp của họ và cảnh quan thị trường việc làm. Có gặp gỡ giữa gia đình của sinh viên và quan chức nhà trường liên quan tới việc xây dựng quan hệ giữa trường học và gia đình và trả lời bất kì câu hỏi nào mà cha mẹ sinh viên có thể có v.v. Về căn bản, trước khi bắt đầu đại học, nhiều sinh viên được chuẩn bị tốt và sẵn sàng cho thách thức này. Tôi không thấy loại hoạt động cố vấn này ở châu Á, việc định hướng của nhiều đại học kéo dài vài giờ hay một ngày khi trường đón chào sinh viên mới bằng diễn văn từ các quan chức của trường
Phần lớn các trường hàng đầu đặt nhiều nỗ lực vào vào việc cố vấn cho sinh viên. Điều đó được nêu rõ ràng trong sứ mệnh, mục đích, chính sách và thủ tục. Trong những trường hàng đầu này, tỉ lệ giữa sinh viên và giáo sư là rất sát nhau, chẳng hạn 20 sinh viên trên một giáo sư. Tại sao nó như vậy? Bởi vì họ muốn chắc rằng sinh viên của họ nhận được sự chú ý tốt nhất và sẽ thành công. Logic của họ là đơn giản: Sinh viên càng thành công, danh tiếng của trường càng tốt hơn, và sinh viên giỏi nhất sẽ muốn tới đó. Đó là lí do tại sao ở Mĩ phần lớp các trường hàng đầu là trường tư chứ KHÔNG là trường công. Nếu bạn nhìn vào Harvard, Stanford, MIT hay Carnegie Mellon, họ tất cả đều có nhiều người xin vào hơn là họ có thể nhận cho nên điều đó cho phép họ chọn lọc sinh viên giỏi nhất có thể được. Sau khi sinh viên được chấp nhận, có nhiều điều trường sẽ phải làm để đảm bảo rằng sinh viên của họ sẽ thành công. Sinh viên sẽ được phân công đi cùng một cố vấn học đường về học tập của họ và một cố vấn nghề nghiệp cho việc chuẩn bị của họ để vào lực lượng lao động. Tỉ số giữa sinh viên và giáo sư được giữ tương đối nhỏ để có tương tác tốt hơn, kể cả vài hoạt động hỗ trợ để “nuôi dưỡng” họ để chắc chắn rằng họ sẽ thành công. Có sinh viên giỏi nhất, có đào tạo tốt nhất, có mối quan hệ chặt giữa sinh viên và giáo sư là yếu tố then chốt làm cho các trường này có danh tiếng của họ. Hơn nữa, những trường này cũng giữ mối quan hệ chặt với các sinh viên ngay cả sau khi họ tốt nghiệp. Khi nhiều người làm việc và đi lên trong nghề nghiệp của họ, họ có thể vẫn nhận được lời khuyên từ trường của họ, các giáo sư của họ, và các sinh viên khác đã tốt nghiệp. Đó là lí do tại sao họ chưa bao giờ quên trường của mình và khi họ trở thành người chủ của các công ti, hay người quản lí cấp cao họ bao giờ cũng trở về trường và thuê sinh viên từ trường của họ.
Trong các trường hàng đầu, việc cố vấn cho sinh viên là một trong ba yếu tố then chốt để thừa nhận và thưởng trong quá trình thăng cấp và bổ nhiệm. Về mặt truyền thống, bổ nhiệm được trao cho các giáo sư với nhiều nghiên cứu được xuất bản nhưng mọi sự đã thay đổi bởi vì việc xếp hạng của trường bây giờ hội tụ vào số sinh viên tốt nghiệp và tìm được việc làm có liên quan tới lĩnh vực của họ. Một trường có nhiều nghiên cứu viên có thể KHÔNG là trường sinh viên muốn vào, trừ phi họ muốn theo đuổi bằng Tiến sĩ PhD. Ngày nay, trường hàng đầu được xếp hạng theo tỉ số sinh viên giảng viên khoa (20:1 hay 30:1 là tốt nhất) và trường có kết nối công nghiệp tốt nhất nơi sinh viên có cơ hội việc làm tốt hơn.
Với trường muốn là trường tốt nhất, trường “được thừa nhận quốc tế”, và có tên được liệt kê như xếp hạng trường hàng đầu, câu hỏi của tôi là: Ai chịu trách nhiệm về việc cố vấn ở trường của bạn? Việc cố vấn cho sinh viên có là một nghĩa vụ quan trọng trong trường của bạn không? Việc thăng cấp và lên lương có gắn với nghĩa vụ cố vấn không? Mọi giáo sư và người cố vấn có nhận được cùng thông tin và đào tạo trong cả đại học không? Giáo sư và người cố vấn có hiểu lí thuyết về phát triển sinh viên và có kĩ năng để nói với sinh viên một cách hiệu quả không? Họ có tri thức về thị trường việc làm, nhu cầu công nghiệp để hỗ trợ cho sinh viên trong việc đặt mục đích nghề nghiệp không?
Nhiều giáo sư tin rằng việc làm của họ là dạy còn giúp sinh viên là việc của người cố vấn sinh viên. Điều này là KHÔNG đúng bởi vì cả giáo sư và người cố vấn đều là những người mà sinh viên phụ thuộc vào để giúp đỡ họ. Việc cố vấn sinh viên phải là trách nhiệm của cả hai loại người này và họ phải làm việc cùng nhau để hoàn thành nghĩa vụ này. Cùng nhau họ có thể cố vấn về những kĩ năng học tập quan trọng, cho chiều hướng nghề nghiệp đúng, và làm tăng cơ hội thành công của sinh viên. Là người giáo dục, nếu bạn coi trọng thành công của sinh viên, bạn phải coi trọng việc cố vấn.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com