Khía cạnh cá nhân của việc dạy

Phần lớn thầy giáo được đào tạo về khía cạnh truyền dạy như chuẩn bị bài giảng và tài liệu môn học để đáp ứng với mục đích giáo dục; họ muốn việc dạy của họ được hiệu quả. Mặc dầu những khía cạnh truyền dạy này là quan trọng, nhưng có khía cạnh khác cần được cân nhắc tới: “khía cạnh cá nhân” của việc dạy.

Mọi học sinh đều muốn các thầy giáo chăm sóc, người hiểu tình cảm của họ. Tất nhiên, thầy giáo có chăm sóc tới học sinh nhưng họ diễn đạt điều đó thông qua sự tận tình của họ cho khía cạnh truyền dạy. Họ tới lớp sẵn sàng để dạy, họ dành nhiều thời gian để chuẩn bị tài liệu truyền dạy, họ dành nhiều đêm để cho điểm bài kiểm tra của học sinh. Sự tận tình này với việc dạy có nghĩa là họ chăm sóc nhiều nhưng thường học sinh không nghĩ điều đó là chăm sóc. Phần lớn học sinh nói với tôi rằng họ ưa thích “khía cạnh cá nhân” như chăm sóc, khuyến khích, công nhận, và động viên hơn.

Tất nhiên, nhiều thầy giáo ngần ngại bày tỏ sự chăm sóc cá nhân cho học sinh vì họ phải duy trì biên giới chuyên nghiệp giữa thầy và trò. Họ giới hạn quan hệ của họ với học sinh bằng việc đặt các chính sách lớp học theo cách nhất quán với cách giáo dục đã được thiết lập trong hàng nghìn năm, chính là việc kính trọng quyền người thầy trong lớp học. Vì tôi đã dạy ở nhiều nước, tôi đã quan sát rằng phần lớn thầy giáo châu Á có xu hướng nghiêm khắc và kiểm soát tình cảm của họ nhiều hơn các thầy phương tây, những người có xu hướng thân thiện và tham gia. Khi tôi thảo luận với các thầy châu Á, nhiều người bảo tôi rằng: “Việc của tôi là dạy, không chăm sóc.” Họ tin chăm sóc có nghĩa là ít khắt khe hay hạ thấp chuẩn. Nhiều người nghĩ rằng chăm sóc nghĩa là tốt và dễ dàng với học sinh, không bao giờ trừng phạt học sinh một cách nghiêm khắc. Tôi giải thích cho họ rằng chăm sóc là một phần của vai trò truyền dạy vì học sinh sẽ được lợi nhiều khi họ làm vậy. Khi thầy giáo không bày tỏ mối quan tâm của họ với học sinh, học sinh cũng không chia sẻ tình cảm của họ với việc học. Khi học sinh không thích thầy giáo, họ phần nhiều sẵn lòng phá lớp và làm cho việc học thành khó khăn hơn cho mọi người.

Trong nhiều năm giảng dạy, tôi thấy rằng trong mọi lớp có 10% học sinh không cần sự giúp đỡ nào. Những học sinh này biết điều họ muốn và thầy không phải làm gì bởi vì họ bao giờ cũng là học sinh hàng đầu. Có 10% học sinh khác những người có thể không thuộc vào lớp. Những học sinh này không có động cơ để học cái gì; họ chỉ tạm thời ở đó nhưng sẵn sàng rời khỏi trường vì bất kì lí do gì, và có lẽ không thầy giáo nào có thể làm khác được. Tuy nhiên có phần còn lại hay 80% học sinh có thể trải qua khó khăn nà đó và cần giúp đỡ; không chỉ giúp đỡ trong giảng dạy mà còn cả chăm sóc cá nhân điều khuyến khích họ, động viên họ, và cho họ niềm tin vào thành công. Là thầy giáo, chúng ta phải hội tụ vào những học sinh này vì với ít “chăm sóc cá nhân” chúng ta có thể tạo ra khác biệt trong đời họ.

Tôi biết điều đó rất rõ bởi vì tôi đã là một trong những học sinh đó. Ở trung học tôi không giỏi gì mấy về toán, tôi sợ toán còn hơn sợ ma. Tôi bao giờ cũng bị điểm toán kém nhất trong lớp. Ở trường tiểu học, tôi được bảo là “ngu” vì tôi không thể nhớ được bảng cửu chương. Kể từ đó tôi không thích con số hay bất kì tính toán nào. Một cô giáo trung học để ý tới điều đó và bắt đầu giúp tôi bằng việc cho tôi bài tập phụ thêm để làm sau lớp. Cô ấy nói: “Em có thể làm được điều đó, đó là tâm trí em chứ không phải là tài năng của em. Cô biết em có tài.” Ban đầu, tôi không đồng ý với cô nhưng tôi phải làm bài thêm bởi vì cô ấy biết mẹ tôi. Tuy nhiên cô ấy cứ bảo tôi là tôi có tài và có đầu óc logic và cuối cùng tôi tin điều đó. Điểm của tôi được cải thiện và tôi đã không gặp vấn đề nào với toán học và khoa học thêm nữa. Vài năm sau, tôi trở về tới thăm cô vì tôi muốn cám ơn cô về điều cô đã làm. Cô vẫn còn nhớ tới tôi sau chừng ấy năm khi cô nói: “Cô biết rằng em có tài.” Đó là niềm tin mạnh mẽ của cô vào mọi học sinh của cô; tôi chắc có nhiều học sinh giống tôi đã được cô hình thành nên nữa. Chính sự chăm sóc cá nhân của cô, việc động viên, khuyến khích đã tạo ra khác biệt trong đời chúng tôi.

Là thầy giáo, tôi tin chúng ta có cả khía cạnh truyền dạy và khía cạnh cá nhân. Chúng ta muốn cho học sinh việc truyền dạy tốt nhất có thể được, nhưng chúng ta cũng phải bày tỏ rằng chúng ta chăm sóc cho việc học của họ nữa bởi vì đó là việc của chúng ta, đó là vai trò của chúng ta khi chúng ta chọn nghề này. Tâm trí của học sinh là cái gì đó mong mỏi học và thăm dò những điều mới và chính việc làm của chúng ta là mở nó ra với sự cống hiến và chăm sóc.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com