Hội thoại ở Harvard

Tuần trước tôi tham dự một cuộc hội nghị tại Boston cho nên tôi dừng lại ở Harvard để thăm một số người bạn giáo sư ở đó. Đại học Harvard là một trong những trường danh giá nhất nơi nhiều nhà lãnh đạo thế giới và quan chức điều hành hàng đầu đã được giáo dục. Điều họ đã học tại Harvard thường có ảnh hưởng lớn tới thế giới bởi vì nhiều người trong số họ giữ các vị trí ra quyết định trong chính phủ và công nghiệp. Điều tôi quan sát ở đó đã làm cho tôi hoàn toàn ngạc nhiên: Hiện thời có những lớp phổ cập nhất có số sinh viên ghi danh cao nhất: Các nguyên lí kinh tế, Nhập môn vào Khoa học máy tính, và Lí thuyết đạo đức Trung Hoa cổ. Bạn có thể dễ hiểu về hai môn đầu là kinh tế và máy tính là phổ biến nhưng về đạo đức Trung Hoa cổ sao? Thực ra, học kì này có trên 500 sinh viên ghi danh vào môn này và nó đã tăng trưởng phổ biến hơn trong vài năm qua.

Theo một quan chức nhà trường, lớp Lí luận đạo đức 18: “Đạo đức Trung Hoa cổ và Lí thuyết chính trị” là lớp phổ biến thứ ba với 532 sinh viên ghi danh trong năm học 2013. (Xin lưu ý rằng ở Mĩ trung bình một lớp đại học là quãng 25 tới 50 sinh viên, trên 100 sinh viên là lớp lớn và trên 500 là rất hiếm.) Bạn có thể nghĩ lí do mà sinh viên Mĩ quan tâm tới Trung Quốc là vì sự tăng trưởng của nó thành cường quốc kinh tế và chính trị nhưng nếu bạn nhìn kĩ vào môn này, nó chẳng liên quan gì với Trung Quốc ngày nay mà liên quan tới Trung Quốc hàng nghìn năm trước. Trong lớp này sinh viên học về các lí thuyết đạo đức cổ điển của các hiền nhân như Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử và Tuân Tử v.v. cũng như các đạo lí của họ mà có ảnh hưởng quan trọng lên các hoàng đế và người cai trị thời cổ.

Bạn tôi, một giáo sư về Khoa học máy tính giải thích: “Lớp này rất phổ biến trong các sinh viên Harvard. Nhiều sinh viên khoa học máy tính cũng học nó vì họ đang tìm cái gì đó giúp cho họ nghĩ khác về việc làm, chọn lựa đạo đức trong nghề nghiệp và cuộc sống của họ từ cảnh quan rộng hơn. Trong nhiều năm sinh viên Mĩ được bảo rằng mục đích trong cuộc sống là làm ra tiền, càng nhiều càng tốt, vì tiền là nguồn gốc của hạnh phúc. Từ niềm tin này một số người trở nên tham và cư xử theo cách vô đạo đức. Cuộc khủng hoảng nhà ở và tài chính đã làm rung chuyển toàn bộ thế hệ trẻ với nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp xem như nạn nhân của tham lam mức công ty và hành vi vô đạo đức của vài quan chức điều hành cấp cao nhất. Khi nền kinh tế đi vào trong suy thoái, nhiều thanh niên bắt đầu đặt câu hỏi về cuộc sống của họ, nghề nghiệp của họ cũng như mục đích của giáo dục tốt. Đột nhiên con số sinh viên ghi danh vào kinh doanh, tài chính, buôn bán chứng khoán, vay nợ và ngân hàng sụt giảm vì nhiều sinh viên bắt đầu đặt mục đích giáo dục và nghề nghiệp của họ hướng tới dài hạn hơn là hội tụ và giầu có và nổi tiếng nhưng có cuộc sống cá nhân khổ sở, đầy những tranh cãi, li dị, ma tuý và rượu chè, họ đang tìm cái gì đó có nghĩa hơn và có tâm trí cởi mở hơn.”

Trong cuộc hội thoại của chúng tôi trong văn phòng của ông ấy, một sinh viên tới cho nên ông ấy giới thiệu tôi với sinh viên của ông ấy: “James đã học môn này năm ngoái, anh ta thực sự thích nó vì nó làm thay đỏi cảnh quan về cuộc sống của anh ta.” Thế là tôi bảo James kể lại cho tôi điều anh ta đã học được. Sau một lúc ngần ngại sinh viên này nói: “Trong một thời gian dài em đã đặt mục tiêu nghề nghiệp và kế hoạch cho đời em theo cách em tin tưởng, cũng giống như bất kì sinh viên đại học nào – học chăm chỉ, kiếm việc làm tốt, làm ra tiền, thành giầu có rồi hạnh phúc. Bây giờ sau môn này, em nghĩ rằng em đặt nó quá ngắn hạn và quá hẹp về điều em có thể làm. Em ngưỡng mộ quan niệm cổ về "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.” Trong quá khứ chúng ta hội tụ quá nhiều vào làm cho bản thân chúng ta thành giầu có và bỏ qua cái ta riêng của chúng ta và đó là lí do tại sao chúng ta bị nhiều bệnh như đau tim, cao huyết áp. Chúng ta bỏ qua gia đình riêng của mình để làm giầu và đó là lí do tại sao chúng ta có nhiều li dị ở nước này. Chúng ta không nghĩ về trị quốc mà chỉ nghĩ về cải tiến túi tiền của mình và làm cho chúng ta có danh vọng. Quan niệm đạo đức cổ điển này cho em bản lộ trình rõ ràng để phát triển thái độ mới về điều em có thể làm. Là thế hệ trẻ chúng em có năng lực và khả năng khổng lồ để thay đổi mọi thứ và làm cho nó tốt hơn cho bản thân chúng em, gia đình chúng em, đất nước và toàn thế giới.”

Bạn tôi nói James không phải là người duy nhất vì tác động của lớp này còn lớn hơn nhiều. Có nhiều sinh viên trong Khoa học máy tính cũng học lớp này và họ nói với ông ấy rằng lớp này đã giúp cho họ đánh giá lại suy nghĩ của họ về cuộc sống, về mối quan hệ, về thách thức nền tảng nhất của cấu trúc xã hội. Ông ấy bảo tôi: “Mỗi năm, trên 500 sinh viên ở Harvard đã học về đạo đức cổ điển. Có thể một số người trong họ sẽ có chức vụ đúng và làm những thay đổi cần thiết. Tôi có hi vọng lớn rằng trong tương lai Harvard vẫn sẽ là người lãnh đạo giáo dục trên thế giới. Tôi cũng thích ông tổ hợp những khái niệm này vào trong đào tạo của ông vì ông cũng hiểu biết về triết học châu Á nữa.”

Cả hai chúng tôi đều đồng ý rằng khi sinh viên phương tây bắt đầu hiểu và chấp nhận lí học phương đông cho cuộc sống của họ, sinh viên phương đông cũng bắt đầu chấp nhận quan niệm phương tây về làm giầu và danh tiếng, tham lam, vô đạo đức, chủ nghĩa tiêu thụ và ích kỉ v.v điều người phương tây bắt đầu hoài nghi và loại bỏ. Bạn tôi nói: “Điều đó là điều không may bởi vì họ có thể học được nhiều từ điều đã xảy ra ở đây. Cái giá của hạnh phúc mà họ sẽ phải trả là cao hơn vì họ hi sinh mọi thứ để đạt tới những vật chất này mà không biết rằng chúng đơn thuần là ảo tưởng. Sự kiện đáng buồn là ở chỗ họ đã có điều họ cần nhưng bằng cách nào đó bỏ qua nó và đi tìm cái gì đó khác. Nếu họ duy trì văn hoá đạo đức của họ, có trách nhiệm với bản thân họ, có đạo làm con với bố mẹ họ, trung thành với đất nước họ, và học về công nghệ để cải tiến đất nước họ thì họ có thể đạt tới mọi thứ và rất hạnh phúc.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com