Hỗ trợ cho sinh viên đại học của bạn
Không phải mọi sinh viên đại học đều được khuyến khích học tập. Nhiều người vẫn không chắc về giáo dục của họ hay điều họ định làm trong tương lai. Những sinh viên này mong đợi trường giúp họ và cung cấp cho họ hướng dẫn nào đó thay vì tự mình khám phá ra nó. Điều họ học ở lớp học tuỳ thuộc vào khả năng của thầy giáo để khuyến khích và hướng dẫn họ. Để động viên sinh viên trở thành người học năng nổ, các giáo sư cần dành thời gian giải thích cho họ về nghề nghiệp và thị trường việc làm để cho họ có thể đặt mục đích và chiều hướng cho việc học của họ. Phần lớn các sinh viên đều đáp ứng tích cực với môn học được tổ chức tốt do giáo sư có nhiệt tình giảng dạy, người có mối quan tâm chân thật tới sinh viên và điều họ học.
Nhiều sinh viên đại học không quan tâm tới chủ đề môn học nào đó, họ không hiểu tính hữu dụng của nó, họ thiếu ham muốn học tập. Nhiều người không đủ tự tin để tự mình học tập. Họ không có kiên nhẫn và bền bỉ để tuân theo hướng dẫn. Tất nhiên, là thanh niên, họ vẫn trong quá trình trưởng thành và còn chưa có kỉ luật tự giác để hiểu tầm quan trọng của giáo dục. Để khuyến khích sinh viên quan tâm tới chủ đề, các giáo sư cần dành thời gian giải thích cho họ về ích lợi và ứng dụng của nó trong công nghiệp. Nếu họ biết lí do và điều họ cần để áp dụng điều họ học vào cuộc sống, họ có thể quan tâm hơn chỉ là ý tưởng mông lung. Phần lớn sinh viên đáp ứng một cách tích cực với các trường hợp nghiên cứu hay kịch bản cuộc sống thực được dạy bởi các giáo sư nhiệt tình người có nhiều kinh nghiệm làm việc.
Phần lớn các sinh viên đại học không biết điều họ muốn. Họ chỉ có một “ý tưởng mông lung” về việc có giáo dục để cho họ có thể tìm được việc làm. Nhiều người coi giáo dục tương đương với bằng cấp cho nên theo đuổi bằng cấp trở thành mục đích tối hậu thay vì được giáo dục. Họ không muốn biết khác biệt giữa nghề nghiệp và việc làm do đó họ không biết cách phát triển kế hoạch nghề nghiệp hay đặt mục đích cho học tập của họ. Nhiều người lựa chọn lĩnh vực học tập dưới ảnh hưởng của gia đình, bạn bè bất kể liệu họ có đam mê về nó hay không. Để khuyến khích sinh viên học nhiều hơn về nghề nghiệp của họ, trường có thể tổ chức việc thăm viếng công ti địa phương, tới xưởng máy, hay mời ai đó từ công nghiệp tới và giải thích cho họ về các yêu cầu và nghề nghiệp trong khu vực nào đó. Phần lớn sinh viên đáp ứng tích cực với ý kiến của diễn giả công nghiệp bên ngoài hay các chuyến đi thực địa cho nên họ thấy được bên ngoài bốn bức tường của lớp học.
Ở châu Á, nhiều sinh viên đại học sống cùng bố mẹ họ. Họ không học việc sống độc lập vì mọi thứ họ cần đều được bố mẹ họ chăm nom cho, kể cả giáo dục của họ. Nhiều người vào đại học vì điều đó là được gia đình mong đợi và là sự tiếp tục từ trường tiểu học lên trung học và vào đại học. Họ không thấy giá trị của giáo dục đại học. Ngay cả khi họ tốt nghiệp, nhiều người vẫn tiếp tục ở cùng bố mẹ cho tới khi họ có gia đình riêng. Để khuyến khích sinh viên sống độc lập hơn, trường cần mời các cựu sinh viên trở lại trường chia sẻ kinh nghiệm của họ cho sinh viên. Cựu sinh viên là lực mạnh nhất có thể khuyến khích rất lớn tới sinh viên. Phần lớn sinh viên đáp ứng tích cực với việc nói chuyện với ai đó lớn hơn họ vài tuổi, người học ra từ cùng trường và học cùng môn học. Thỉnh thoảng, một email chia sẻ kinh nghiệm sống từ các sinh viên khoá trước với sinh viên hiện thời cũng có ích. Nhiều sinh viên thích học từ bạn bè, từ ai đó giống như họ thay vì từ những nhân vật có thẩm quyền như thầy giáo.
Nhiều sinh viên đại học không hiểu cách tổ chức và sắp ưu tiên các nhiệm vụ. Thỉnh thoảng họ để các nhiệm vụ tầm thường làm sao lãng họ khỏi những nhiệm vụ quan trọng hơn. Nhưng việc nhỏ hơn thường dễ hơn và nhang chóng đưa ra cảm giác hoàn thành. Điều thành vấn đề nhất vẫn không được làm cho nên nhiều người không làm những nhiệm vụ quan trọng. Họ không biết cách tái thu xếp thời gian của họ để đưa nhiều nỗ lực hơn hướng tới các nhiệm vụ quan trọng. Nếu họ không học cách làm ưu tiên hoá này nhanh chóng, họ sẽ không thành công. Để hỗ trợ cho sinh viên quản lí thời gian, điều có ích là trường dạy một môn học ngắn về kĩ năng mềm như “quản lí thời gian” và “làm ưu tiên hoá” cho mọi sinh viên và điều đó phải được lặp lại vài năm.
Nhiều sinh viên đại học thường cảm thấy chán và không biết phải làm gì với thời gian của họ. Đây là chỗ nhiều người học thói quen xấu và phần lớn các thói quen xấu là khó thay đổi. Nếu bỏ lớp, hay ngủ muộn là điều thông thường, họ sẽ không bao giờ đi xa trong học tập của họ. Ngày nay, có nhiều điều làm sao lãng, sinh viên hiếm khi đọc sách thêm nữa. Họ không biết cách đánh giá lịch sử, triết học, thơ ca, nghệ thuật và những thứ có thể làm giầu cho cuộc sống của họ. Họ hiếm khi đặt các mục đích thách thức cho bản thân mình mà chỉ trôi nổi từ hoạt động này sang hoạt động khác. Để khuyến khích sinh viên duy trì tập trung vào việc học tập của họ, các giáo sư cần duy trì chính sách nghiêm ngặt trong lớp về việc bỏ lớp. Thỉnh thoảng, điều quan trọng là có hội nghị với phụ huynh sớm trước khi vấn đề này trở nên tồi hơn. Phần lớn sinh viên đáp ứng tích cực với sách tốt hay bài báo hay được các giáo sư nhiệt tình giới thiệu, người sẽ thảo luận về các mối quan tâm khác bên ngoài lớp học.
Nhiều sinh viên có mơ ước lớn, nhưng phần lớn gặp khó khăn khi chuyển chúng vào thực tại. Họ không biết cách đặt mục đích và chiều hướng hay học cách vượt qua chướng ngại. Khi họ đối diện với bất kì cái gì khó khăn, họ có xu hướng né tránh nó thay vì đương đầu với nó. Thỉnh thoảng họ sẽ đổ lỗi cho nhà trường, giáo sư, chương trình nhưng không bao giờ đổ lỗi cho bản thân họ. Tôi đã thấy nhiều sinh viên phàn nàn rằng họ không thể tìm được việc làm bởi vì công ti thuê người yêu cầu cái gì đó mà họ không biết hay chưa bao giờ được dạy trong trường. Sinh viên cần biết rằng trong hầu hết mọi trường, có những cá nhân mạnh mẽ hơn, người có thể cho họ hướng dẫn và giúp họ phát triển kĩ năng mới. Có những sinh viên khác có thể khuyến khích họ bằng việc lắng nghe và trao đổi ý kiến. Cả thầy kèm, người tư vấn và bạn bè đều là các yếu tố quan trọng của môi trường đại học. Điều quan trọng là sinh viên tìm kiếm những yếu tố hỗ trợ này và tận dụng ưu thế của họ.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com