Hỏi xin sự giúp đỡ
Là nhà giáo dục, chúng ta đã bao giờ tự hỏi tại sao sinh viên cần giúp đỡ không hay hỏi xin sự giúp đỡ không? Tại sao họ không tới gặp chúng ta khi có thời gian mà đợi cho tới khi quá trễ?
Tôi đã từng dạy kĩ nghệ phần mềm ở nhiều nước. Nếu tôi phải đi tới những nơi không nói tiếng Anh thì tôi phải nhờ vào bạn bè địa phương giúp đỡ. Năm ngoái, tôi dạy một xê mi na ở Nhật Bản, tôi đã ở Nhật Bản vài lần trong quá khứ cho nên tôi nghĩ rằng tôi có thể tìm được đường đi mà không cần giúp đỡ. Tôi đã phạm sai lầm và lạc đường ở trạm xe điện ngầm. Tôi đoán tôi đã lấy nhầm thang máy sang mức khác và không thể tìm được đường quay lại. Tôi cần đi tới cuộc họp vào lúc 9 giờ sáng và chỉ còn nửa giờ để đi tới đó. Tôi cảm thấy rất bất tiện và lẫn lộn. Trạm xe điện đông người và tất cả các biển báo đều bằng tiếng Nhật. Tôi đi từ tầng nọ sang tầng kia với hi vọng tìm ra đường mà không được. Tôi tự hỏi mình “Sao mình không nhờ một người bạn đi cùng mình?" Tôi đi quanh trong mười lăm phút trước khi ngần ngại nhờ sự giúp đỡ nhưng phần lớn mọi người nhìn tôi và nói cái gì đó bằng tiếng Nhật Bản mà làm cho tôi còn lẫn lộn hơn. Cuối cùng một sinh viên trẻ dường như hiểu và đưa tôi tới đúng thang máy và tôi có khả năng lấy taxi chạy về đại học Tokyo.
Kinh nghiệm này dạy cho tôi một bài học về hỏi xin giúp đỡ. Không dễ hỏi xin giúp đỡ và điều đó cần dũng cảm để làm như vậy. Bạn càng lẫn lộn càng khó cho bạn hỏi. Trong tình huống của tôi, tôi đã không hỏi xin giúp đỡ mãi tới những phút cuối cùng vì bằng cách nào đó tôi nghĩ tôi có thể tìm được lối ra. Bây giờ tôi biết tại sao sinh viên cần giúp đỡ thường không hỏi xin giúp đỡ. Có lẽ họ nghĩ rằng họ có thể tìm được câu trả lời đúng mà không có sự giúp đỡ. Thỉnh thoảng, bản chất của lớp học ảnh hưởng tới quyết định để hỏi xin giúp đỡ nữa. Nếu lớp học nhấn mạnh vào làm việc tổ, cộng tác với thảo luận mở, sinh viên có nhiều khả năng hỏi xin giúp đỡ hơn. Mặt khác, nếu đó là kiểu truyền thống nơi sinh viên bị đánh giá như cá nhân và thường bị so sánh với người khác, thế thì sinh viên ít có khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ bởi vì họ không muốn bị bạn bè đánh giá. Trong trường hợp đó, các giáo sư phải can thiệp vào. Sinh viên đang chật vật không nên ngượng ngùng trước bạn bè họ.
Nếu ngượng ngùng, sinh viên sẽ không học được gì và có lẽ chẳng bao giờ muốn hỏi xin giúp đỡ lần nữa. Cách tốt nhất là giải quyết tình huống này ở chỗ riêng tư. Tôi thường bảo sinh viên không học tốt trong lớp tới gặp tôi ở văn phòng tôi để cho tôi có thể nói chuyện với họ một cách cá nhân mà không có người khác hiện diện. Tôi biết rằng nhiều sinh viên tự họ học tốt trong lớp nhưng một số người quả có cần bài học phụ đạo thêm. Bằng việc dành thời gian phụ để giúp đỡ, nhiều người có thể học tốt hay thậm chí xuất sắc.
Giáo sư có trách nhiệm để cho sinh viên biết rằng họ đang không học tốt trong lớp. Nhưng thông điệp đó có thể được trao theo cách làm tăng cơ hội mà sinh viên sẽ dừng né tránh vấn đề và bắt đầu nhận sự giúp đỡ họ cần. Cũng như thuốc thường đắng, thêm một chút đường làm cho nó dễ uống hơn. Sinh viên cần chút ít khuyến khích và hỗ trợ để đạt tới mục đích học tập của họ. Thái độ tiêu cực từ giáo sư về năng lực của họ sẽ làm hại cho tự tin của họ. Với thanh niên, tự tin là điều có thể giúp cho họ đạt tới điều nổi bật. Bằng cởi mở và làm cho bản thân bạn thành sẵn có cho sinh viên; bằng việc cho khuyến khích; và bằng việc có thái độ tích cực về tiến bộ của họ, giáo sư có thể trao lại cho sinh viên sự tự tin mà họ cần. Nhiều sinh viên bảo tôi rằng mười phút hỗ trợ thêm ở cuối bài có thể tạo ra khác biệt khổng lồ cho họ.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com