Hỏi câu hỏi

Hỏi câu hỏi

Sau khi đăng bài: “Học tích cực với câu hỏi”, tôi nhận được một email từ một thầy giáo, thầy đó viết: “Dễ yêu cầu học sinh nói cho thầy điều họ đã học nếu thầy dạy lịch sử, văn học hay kinh doanh vì có một số sự kiện để nói nhưng tôi đang dạy toán và những câu hỏi đó không nhận được mấy đáp ứng từ học sinh. Có câu hỏi khác nào không?”

Đáp: Lí do bạn hỏi câu hỏi này là để bắt đầu thảo luận trên lớp và để học sinh nói cho bạn hiểu biết của họ về điều bạn đã dạy. Điều bạn KHÔNG muốn là sinh viên lặp lại điều bạn đã nói mà họ phải trả lời dựa trên lời riêng của họ với logic riêng của họ. Tất nhiên, có những câu hỏi khác mà thầy giáo có thể hỏi, không nhất thiết là cùng một câu hỏi “Các em đã học được gì hôm nay.”

Tôi cũng hỏi các câu hỏi “Tại sao và làm sao” để khuyến khích học sinh thảo luận hiểu biết của họ ở các mức sâu hơn. Lí do là khi học sinh nghe được câu trả lời đúng họ có xu hướng ghi nhớ nó và nghĩ rằng đó là tất cả mọi điều họ cần biết. Cho nên tôi hỏi “Sao các em nghĩ đó là câu trả lời đúng?” để thách thức họ. Tôi muốn học biết rằng việc biết câu trả lời đúng là KHÔNG đủ mà họ phải có khả năng giải thích TẠI SAO nó là đúng. Đôi khi tôi hỏi “Tại sao thuật toán này có tác dụng trong trường hợp này mà không trong trường hợp khác?” để buộc học sinh phải nghĩ sâu hơn chỉ là biết thuật toán đúng để thực hiện giải pháp. Hay để hiểu tư duy của họ, tôi sẽ hỏi “Làm sao em đi tới câu trả lời đó?” “Giải thích cho thầy từng bước về cách em đi tới câu trả lời này?”

Tôi tin rằng từng sinh viên cũng phải học cách hỏi lẫn nhau về các câu hỏi “tại sao” và “làm sao” trong tổ của họ hay thảo luận trên lớp để làm cho việc học của họ có nghĩa hơn. Họ càng đi sâu hơn, họ càng hiểu rõ hơn và đó là cách “việc học thực” xảy ra.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com